KSNB hoạt động thu chi bảo hiểm xe cơ giới trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo việt bình định (Trang 34 - 38)

7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

1.3.2. KSNB hoạt động thu chi bảo hiểm xe cơ giới trong doanh nghiệp

DNBH, trong phạm vi đề tài tác giả chỉ đề cập đến hoạt động chi chiếm tỷ trọng lớn trong tất cả các khoản chi nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới đó là hoạt động chi bồi thường.

1.3.2. KSNB hoạt động thu - chi bảo hiểm xe cơ giới trong doanh nghiệp bảo hiểm bảo hiểm

1.3.2.1. Mục tiêu của kiểm soát nội bộ hoạt động thu - chi bảo hiểm xe cơ giới

Việc thiết lập KSNB đối với hoạt động thu - chi bảo hiểm xe cơ giới trong doanh nghiệp bảo hiểm nhằm đạt được các mục tiêu sau:

- Tính hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động thu - chi: Mục tiêu này liên quan đến việc thực hiện theo quy định thu chi của doanh nghiệp bảo hiểm, làm sao mang lại hiệu quả, toàn vẹn và không vượt quá chi phí cho phép, bảo vệ doanh nghiệp khỏi các tổn thất.

- Độ tin cậy, đầy đủ và kịp thời của thông tin liên quan đến hoạt động thu - chi: Các báo cáo liên quan đến hoạt động thu - chi bảo hiểm xe cơ giới được lập và trình bày đầy đủ, kịp thời và đáng tin cậy nhằm giúp nhà quản lý, cổ đông, cơ quan quản lý nhà nước đưa ra những quyết định đúng đắn.

- Tuân thủ pháp luật và các quy định: Cần phải đảm bảo rằng hoạt động thu - chi bảo hiểm xe cơ giới của doanh nghiệp bảo hiểm phải phù hợp với pháp luật và các quy định, chính sách của tổ chức. Điều này giúp doanh nghiệp bảo hiểm hạn chế thất thoát, bảo vệ quyền lợi của khách hàng, bảo vệ thương hiệu và uy tín của mình đồng thời giúp những chính sách điều tiết nền kinh tế của Nhà nước được thực hiện.

1.3.2.2. Đặc điểm của DNBH đã tạo ra những rủi ro cần kiểm soát nội bộ trong hoạt động thu - chi bảo hiểm xe cơ giới

hình thức thu phí khách hàng bằng tiền mặt. Chính điều này có thể là nguyên nhân xảy ra việc các cán bộ, đại lý bảo hiểm không trung thực có thể lừa gạt người tham gia bảo hiểm, họ thu tiền của khách hàng mà không nộp tiền về doanh nghiệp bảo hiểm, họ biển thủ tiền bảo hiểm bỏ túi cá nhân. Rủi ro này rất dễ xảy ra khi thu phí nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới với lượng lớn khách hàng bán lẻ và khách hàng xe đoàn. Vì vậy, nhà quản lý cần đưa quy trình kiểm soát yêu cầu cán bộ, đại lý thực hiện quyết toán phí bảo hiểm xe cơ giới kịp thời nếu không cán bộ, đại lý phải chịu trách nhiệm bồi thường về những tổn thất cho khách hàng.

Phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm được tính có thời hạn một năm và phí đóng năm sau có sự thay đổi vì phụ thuộc vào mức độ rủi ro. Nếu trong năm xảy ra rủi ro nhiều, tổn thất lớn thì phí bảo hiểm tái tục sẽ cao hơn còn nếu khách hàng không có xảy ra tổn thất sẽ được DNBH xét giảm phí. Vì đặc điểm này của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới nên lãnh đạo yêu cầu cần thống kê dữ liệu bồi thường để có cơ sở tính phí và kiểm soát được phí thu vào hàng năm.

Doanh nghiệp bảo hiểm có hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ chỉ bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm khi có rủi ro được bảo hiểm xảy ra trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực. Vì điểm này nên đối với khách hàng tham gia bảo hiểm xe cơ giới thường trục lợi bảo hiểm trước hoặc sau khi tái tục bảo hiểm. Điều này có nghĩa là khách hàng bắt tay với giám định viên làm hồ sơ giả để được nhận tiền bồi thường bảo hiểm, họ dùng số tiền này để tiếp tục mua bảo hiểm. Vì vậy cần có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ đối với hồ sơ đề xuất bồi thường gần ngày hiệu lực bảo hiểm.

Doanh nghiệp bảo hiểm có đặc điểm thể hiện tính nhân văn trong xã hội, việc chi bồi thường giúp khách hàng khắc phục hậu quả do tổn thất từ vụ tai nạn gây ra, giúp khách hàng giảm được gánh nặng về tài chính. Tuy nhiên

không phải vì có tính nhân đạo cho người dân mà doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện chi không kiểm soát. Ở khâu giám định thiệt hại đòi hỏi phải chính xác và khâu bồi thường cần tính toán số tiền chi trả phải thuộc phạm vi bảo hiểm mà khách hàng đã tham gia và đúng đối tượng.

Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện chi cho nhiều đại lý. Hoạt động chi nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới như chi hoa hồng, hỗ trợ đại lý khai thác bảo hiểm nên cũng dễ sai sót về các thủ tục tài chính như: sai thông tin trên phiếu trích hoa hồng và thông tin hợp đồng đại lý đã ký. Do đó cần có sự kiểm tra chặt chẽ của cán bộ kế toán thanh toán trước khi chi tiền cho đại lý.

1.3.2.3. Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thu - chi bảo hiểm xe cơ giới trong doanh nghiệp bảo hiểm

Hoạt động thu - chi bảo hiểm xe cơ giới được xem là hoạt động quan trọng và đồng thời cũng chứa nhiều rủi ro nhất. Để quản lý rủi ro đối với loại hình bảo hiểm này, thì việc xây dựng KSNB hữu hiệu và hiệu quả đối với hoạt động thu - chi bảo hiểm xe cơ giới sẽ có tác dụng rất lớn trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu các nguyên nhân chủ quan gây ra rủi ro. Khi thiết lập KSNB đối với hoạt động thu - chi bảo hiểm xe cơ giới cần phải đạt những yêu cầu sau:

- KSNB phải chỉ ra được những sai phạm trong hoạt động thu - chi bảo hiểm xe cơ giới như: cán bộ, đại lý khai thác không thực hiện quy trình khai thác, quy trình thanh quyết toán phí bảo hiểm, cán bộ giám định và cán bộ bồi thường không thực hiện đúng quy trình giám định, bồi thường, quy trình thanh toán tiền bảo hiểm cho khách hàng; cán bộ, đại lý chiếm dụng phí hay người tư vấn bảo hiểm thông đồng với người được bảo hiểm để trục lợi tiền bảo hiểm... và ngăn chặn kịp thời các sai phạm này.

- KSNB phải được thiết kế thông qua quy trình khai thác, quy trình thanh quyết toán phí, quy trình giám định và bồi thường, quy trình thanh toán tiền bảo hiểm và các thủ tục kiểm soát chặt chẽ sao cho đảm bảo sự an toàn về pháp lý cho DNBH đảm bảo tính đúng đắn nhằm giảm thiểu các sai sót đồng thời có

thể ngăn chặn những hành vi gian lận của cán bộ, đại lý và của khách hàng. - KSNB phải đặt ra những quy định chặt chẽ, có hiệu quả về các hoạt động giám sát đối với hoạt động thu - chi bảo hiểm xe cơ giới và tạo lập hệ thống thông tin và truyền thông hiệu quả trong trong DNBH. Đây là biện pháp để hạn chế các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động thu - chi bảo hiểm xe cơ giới của các doanh nghiệp bảo hiểm.

- KSNB cũng bao gồm việc tái đánh giá định kỳ về các rủi ro trong hoạt động thu - chi bảo hiểm xe cơ giới của các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm có biện pháp khắc phục, giảm thiểu rủi ro.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội trong giai đoan hiện nay, ngành kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ cũng phát triển mạnh mẽ nhưng trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt đã tạo không ít rủi ro và thách thức cho các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Những rủi ro, thách thức có thể ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nên nhu cầu cấp thiết cần có hoạt động kiểm soát nội bộ để kiểm soát rủi ro, phân tích nguyên nhân và có giải pháp thực hiện nhằm hạn chế rủi ro xảy ra.

Nội dung chương 1 đã đưa ra cơ sở lý luận về KSNB theo báo cáo COSO 2013, KSNB đối với hoạt động thu - chi bảo hiểm xe cơ giới trong doanh nghiệp bảo hiểm. Đồng thời, chương 1 cũng đã nêu được những rủi ro đối với hoạt động thu - chi bảo hiểm xe cơ giới trong doanh nghiệp bảo hiểm để từ đó thấy được tầm quan trọng của KSNB. Trên cơ sở lý luận nêu trên, chương kế tiếp sẽ đi vào chi tiết thực trạng về KSNB hoạt động thu - chi bảo hiểm xe cơ giới, từ đó đánh giá ưu điểm và hạn chế của KSNB đối với hoạt động này tại Công ty Bảo Việt Bình Định.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG THU - CHI BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY

BẢO VIỆT BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo việt bình định (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)