7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XE CƠ
GIỚI VÀ QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN
3.1.1. Định hướng phát triển nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới
Định hướng phát triển nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới doanh thu tăng trưởng phù hợp khơng vì theo đuổi mục tiêu tăng trưởng lớn mà tập trung quản trị bồi thường. Lãnh đạo chủ trương sẽ không nhận bảo hiểm xe cơ giới đối với nhóm xe có giá trị thấp mà bồi thường nhiều trong năm, có định hướng điều chỉnh biểu phí bảo hiểm tự nguyện đối với dịng xe có các điều khoản mở rộng để mức phí cơng ty đang áp dụng có tính cạnh tranh với đối thủ và đồng thời duy trì tăng phí đối với dịng xe có tần suất tai nạn cao như xe khách, xe ô tô con nhằm hạn chế việc thu nhận phí các dịng xe này. Công ty cần tăng cường mối quan hệ khai thác bảo hiểm xe cơ giới ở các ngân hàng trong địa bàn Tỉnh Bình Định từ mối quan hệ hợp tác khai thác Ban nghiệp vụ xe cơ giới của Tổng công ty với các hội sở Ngân hàng. Công tác giám định, bồi thường vẫn theo mơ hình tập trung, yêu cầu cần có sự phối hợp giữa phòng giám định bồi thường và các phịng khu vực tích cực hơn nữa để phục vụ khách hàng tốt nhất, động viên khách hàng sửa chữa tại cơ sở sửa chửa ngồi có uy tín để Bảo Việt có thể tiết kiệm chi phí bồi thường và có được hiệu quả kinh doanh bảo hiểm.
3.1.2. Quan điểm hoàn thiện
Để đảm bảo hoạt động lành mạnh và an tồn, Cơng ty Bảo Việt Bình Định cần hoàn thiện và nâng cao tính hiệu quả của KSNB. Dựa trên những
phân tích về các kết quả đạt được và mặt còn hạn chế, một số rủi ro đã nhận diện được trong chương 2, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện KSNB đối với hoạt động thu - chi bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty Bảo Việt Bình Định. Các giải pháp được đưa ra dựa trên các cơ sở sau:
Thứ nhất, phù hợp với các nguyên tắc của COSO: Vận dụng các nguyên tắc quản lý rủi ro và khuôn mẫu cho hệ thống KSNB phù hợp với các tiêu chuẩn của COSO nhằm có một cơ sở lý luận vững chắc để làm nền tảng cho việc thiết kế hệ thống KSNB.
Thứ hai, phù hợp với các điều kiện của Việt Nam và tỉnh Bình Định: Hệ thống KSNB cần được xây dựng phù hợp với mơi trường kinh tế, pháp lý của tỉnh Bình Định, phù hợp với các quy định nội bộ Tổng Cơng Ty Bảo hiểm Bảo Việt. Ngồi ra, việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB còn trên cơ sở xem xét tiềm lực về kinh tế, tài chính, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin của Công ty.
Thứ ba, đảm bảo sự cân đối giữa lợi ích đạt được và chi phí bỏ ra: Một trong những mục tiêu của doanh nghiệp là hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm nên dù hệ thống KSNB được thiết kế hồn hảo đến đâu nhưng lại khơng đạt được sự cân đối này thì sẽ khơng có tính khả thi.
Thứ tư, các giải pháp cần được tiến hành đồng bộ và hỗ trợ lẫn nhau trong từng bước thực hiện. Chẳng hạn, việc hiện đại công nghệ thông tin trong hoạt động của Công ty phải đi đôi với việc đào tạo nhân viên và nhân viên có tính thần hợp tác thực hiện.
Mục tiêu cuối cùng của các giải pháp là nâng cao tính hữu hiệu và hiệu quả trong việc kiểm soát hoạt động thu - chi bảo hiểm xe cơ giới, hạn chế các rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính cũng như báo cáo nội bộ trong đơn vị.