Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục KNScho trẻmẫu giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 29 - 32)

9. Cấu trúc luận văn

1.3.4. Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục KNScho trẻmẫu giáo

1.3.4.1.Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo

Nói đến phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáođược hiểu là cách thức hoạt động tương tác giữa GV và trẻ mẫu giáo trong những điều kiện xác định, nhằm đạt tới mục đích của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo.

KNS của trẻ mẫu giáo được hình thành tốt nhất thông qua các hoạt động tích cực của trẻ. Trong các phương pháp lấy người học làm trung tâm, việc giáo dục KNS phụ thuộc vào quá trình học tập của trẻ cùng với người khác thông qua hoạt động nhóm như: quan sát, luyện tập, động não, sắm vai, tranh luận hoặc thảo luận.

Để giáo dục KNS cho trẻ một cách hiệu quả, GV có thể sử dụng các phương pháp cơ bản đã được xác định trong chương trình giáo dục của Bộ GD & ĐT.6;74].

(1). Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm:Phương pháp thực hành thao tác với đồ vật, đồ chơi: Trẻ mẫu giáo sử dụng và phối hợp các giác quan, làm theo sự chỉ dẫn của giáo viên, hành động đối với các đồ vật, đồ chơi để phát triển giác quan và rèn luyện thao tác tư duy; Phương pháp dùng trò chơi: sử dụng các loại trò chơi với các yếu tố chơi phù hợp để kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú hoạt động tích cực giải quyết nhiệm vụ nhận thức, nhiệm vụ giáo dục đặt ra; Phương pháp nêu tình huống có vấn đề: đưa các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ tìm tòi, suy nghĩ dực trên vốn kinh nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra; Phương pháp luyện tập: trẻ thực hành lập đi lập lại các động tác, lời nói, cử chỉ, điệu bộ theo yêu cầu của GV nhằm cũng cố kiến thức và kỹ năng đã được thu nhận.

(2). Nhóm phương pháp trực quan- minh họa:Phương pháp này cho trẻ mẫu giáo quan sát, tiếp xúc, giao tiếp với các đối tượng, phương tiện (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh); hành động mẫu; hình ảnh tự nhiên, mô hình, sơ đồ và phương tiện nghe nhìn (phim vô tuyến, đài, máy ghi âm, điện thoại, vi tính) thông qua sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm tăng cường vốn hiểu biết, phát triển tư duy và ngôn ngữ của trẻ.

19

(3). Nhóm phương pháp dùng lời nói:Phương pháp này sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (đàm thoại, trò chuyện, kể chuyện, giải thích) nhằm truyền đạt và giúp trẻ mẫu giáo thu nhận thông tin, kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng, bộc lộ những cảm xúc, gợi nhớ những hình ảnh và sự kiện bằng lời nói. Lời nói, câu hỏi của giáo viên cần ngắn gọn, cụ thể, gần với kinh nghiệm sống của trẻ.

(4). Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ:Đó là phương pháp dùng cử chỉ điệu bộ kết hợp với lời nói thích hợp để khuyến khích và ủng hộ trẻ hoạt động nhằm khơi gợi niềm vui, tạo niềm tin, cổ vũ sự cố gằng của trẻ trong quá trình hoạt động.

(5).Nhóm phương pháp nêu gương- đánh giá:Đó là phương pháp nêu gương, sử dụng các hình thức khen thưởng, chê trách phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ. Biểu dương trẻ là chính, nhưng không lạm dụng.Khi đáng giá cần thể hiện thái độ đồng tình hoặc chưa đồng tình của người lớn, của bạn bè trước việc làm, hành vi, cử chỉ của trẻ. Từ đó đưa ra nhận xét, tự nhận xét trong từng tình huống hoặc hoàn cảnh cụ thể. Không sử dụng các hình phạt làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm – sinh lí của trẻ.

Những phương pháp này giúp trẻ huy động tối đa những kinh nghiệm đã có, giải thích và khích lệ trẻ vui vẻ, hào hứng thực hiện KNS về đảm bảo an toàn cho trẻ và giúp trẻ phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, biết chia sẻ kinh nghiệm của cá nhân. Thông qua việc tích lũy các ấn tượng cảm xúc, các hình ảnhsẽ hỗ trợ trong việc giáo dục KNS về đảm bảo an toàn cho trẻ.

1.3.4.2. Hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo * Hình thức học và chơi trên lớp

Lớp học là một trong những nơi có nhiều cơ hội, điều kiện để trẻ có thể hình thành các KNS. Hình thức học và chơi trên lớp được giáo viên chuẩn bị kỹ về chương trình, nội dung, đồ dùng, đồ chơi, các tình huống có vấn đề để trẻ được vui chơi, học tập một cách vô tư, thoải mái nhất mà vẫn đạt được mục tiêu của người dạy đề ra. Trong mỗi hoạt động chơi, mục đích là để trẻ mô phỏng được thế giới bên ngoài và có những lời nói để giao tiếp, hành vi để ứng xử phù hợp, tạo ra kỹ năng và hoàn thiện

20

kỹ năng cho trẻ.

* Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao

Có thể nói đây là một trong những hoạt động sôi nổi, hào hứng tạo niềm vui, sự hứng khởi cho trẻ, tạo được tinh thần đoàn kết, cơ hội để giao lưu, học hỏi với mọi người. Hình thức tổ chức này không những đòi hỏi vui mà còn có tính GD một cách sâu sắc. Mỗi hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao đều mang một ý nghĩa chào mừng nào đó, cho nên thông qua hình thức này sẽ hình thành cho trẻ những KNS cơ bản, cần thiết về cách làm việc, hoạt động nhóm, hoạt động xã hội hiệu quả và một số KNS cần thiết khác.

* Hoạt động tham quan, du lịch

Trong đôi mắt ngây thơ của trẻ, mọi thứ bên ngoài đều rất lạ lẫm, nhưng đầy thú vị, khiến trẻ muốn tìm hiểu, khám phá chúng. Đây là hoạt động mà trẻ có cơ hội nghe tận tai, nhìn tận mắt mọi thứ, mọi hoạt động diễn ra xung quanh; có điều kiện để học hỏi những KNS cơ bản và sử dụng chúng vào thực tế cuộc sống. Để hình thức GD KNS này hiệu quả, người dạy cần có nội dung, mục tiêu rõ ràng; lựa chọn địa điểm, hoàn cảnh tham quan, du lịch phù hợp; hướng sự chứ ý, quan sát, tri giác của trẻ đến nội dung chính nhằm hình thành và ôn luyện những kỹ năng đã học.

* Tham gia các ngày lễ, ngày hội

Một năm học gắn liền với nhiều ngày lễ khác nhau như: Tháng 9 có ngày hội đến trường của bé; tháng 10 ngày hội của bà của mẹ 20/10; tháng 11 có ngày hội của thầy cô giáo 20/11... Mỗi ngày lễ, ngày hội đều mang một ý nghĩa GD sâu sắc, được tích hợp trong một nội dung GD nhất định. Việc tham gia ngày hội, ngày lễ giúp cho trẻ hiểu thêm những truyền thống lịch sử của dân tộc, những phong tục tập quán của địa phương, thói quen của gia đình ; từ đó có những hành vi, thái độ, cách ứng xử phù hợp để thể hiện tâm tư, tình cảm của mình vào những ngày lễ, ngày hội đó và hình thành nên những thói quen, KNS phù hợp.

* Tổ chức các hội thi, các phong trào thi đua

Đây là hình thức tạo không khí hồ hởi, thi đua giữa cá nhân trẻ - trẻ, tổ - tổ, lớp – lớp, trường này với trường kia; kích thích ở trẻ tinh thần phấn đấu, nỗ lực hết mình.

21

Người dạy cần lựa chọn nội dung thích hợp để trẻ phát huy tinh thần đồng đội, sự đoàn kết, sự phối hợp chặt chẽ, đồng sức đồng lòng với nhau. Qua hình thức này, trẻ học thêm được nhiều kỹ năng để phối hợp, thay đổi, chấp nhận và sự tích cực của cá nhân để giành được chiến thắng và là sự hình thành các KNS khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)