9. Cấu trúc luận văn
1.3.7. Các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng sốngcho trẻmẫu giáo
22
khối/ lớp tổ chức thực hiện. CBQL là những người quản lý, chỉ đạo để thống nhất đến GV từng nội dung, hoạt động, cách tổ chức về GD KNS trong nhà trường. Vì vậy, để GD KNS được đẩy mạnh trong nhà trường về nội dung, hình thức, phương pháp thì người CBQL cần có tư duy, tầm hiểu biết, mạnh dạn trong việc sử dụng các nội dung lồng ghép, tích hợp trong các lĩnh vực GD cho trẻ.
* Giáo viên: Trẻ mẫu giáo có khoảng 10 giờ/ ngày học tập và sinh hoạt ở trường, để được cô giáo dạy bảo mọi thứ từ kiến thức, kỹ năng, hoạt động, giúp trẻ khám phá, tìm hiểu mọi thứ xung quanh. Đối với trẻ mẫu giáo, GV chính là tấm gương sáng cho trẻ học theo mỗi ngày đến trường. Hành vi, cử chỉ, thái độ, KNS của cô giáo mỗi ngày sẽ được trẻ nhìn vào ghi nhớ, bắt chước, luyện tập. Những bài dạy của cô chính là hành trang lớn để trẻ ra đường, về nhà, ra xã hội biết cách ứng xử văn hóa, gần gũi, có những KNS cần thiết để bảo vệ bản thân và ứng phó với những tình huống có thật trong cuộc sống. GV còn đóng vai trò là cầu nối giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc thống nhất về nội dung, cách thức và chung tay GD KNS cho trẻ.
* Phụ huynh học sinh: Phụ huynh HS là một lực lượng GD cực kỳ quan trọng. Phụ huynh nói, làm, hành động trẻ đều nhìn thấy, mà trẻ thì bắt chước cực kì nhanh, cho nên việc làm của phụ huynh mỗi ngày lặp lại nhiều chừng nào thì ăn sâu vào nhận thức của trẻ nhiều chừng ấy.
Để GD KNS cho trẻ hiệu quả, phụ huynh cần là người gương mẫu trong việc thực hiện, xây dựng thói quen, lối sống trong gia đình lành mạnh hướng tới mục tiêu GD toàn diện cho trẻ học hỏi và noi theo.
* Các tổ chức xã hội: Bên cạnh gia đình, nhà trường thì các tổ chức xã hội cũng góp phần quan trọng trong việc GD KNS cho trẻ. Bởi vì, trẻ cần một môi trường thực tế để thực hành, trải nghiệm, luyện tập, một môi trường xã hội để học tập, giao tiếp, phát triển ngôn ngữ và góp phần hình thành nhân cách trẻ. Các tổ chức xã hội với các phong trào, hoạt động của mình sẽ là một kinh nghiệm cho trẻ thực hành trong cuộc sống, là cơ hội học tập, trải nghiệm của trẻ nhằm hình thành nên những KNS cần thiết.
23
1.4. Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo
1.4.1.Quản lí nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo
Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, thiếu kinh nghiệm sống nên dễ dẫn đến xảy ra tay nạn do thiếu hiểu biết về các vật nguy hiểm xung quanh mình. Nên người Hiệu trưởng cần giúp cho GV hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục KNS đối với trẻ mầm non hiện nay nhằm giúp trẻ hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1.
Với tầm quan trọng của công tác giáo dục KNS cho trẻ mầm non như đã nêu ở trên thì người Hiệu trưởng tại các trường mầm non phải xác định rõ vai trò quan trọng của giáo dục KNS cho trẻ mầm non. Đồng thời giúp cho GV hiểu rõ tầm quan trọng này, nếu hiểu rõ vấn đề này người GV sẽ xác định được vấn đề và tập trung có mục đích tâm huyết trong quá trình giảng dạy trẻ mầm non tại trường.
Trẻ em chính là mầm non của đất nước, là những người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong tương lai. Nếu Hiệu trưởng và GV xem nhẹ việc giáo dục KNS cho trẻ thì trẻ sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội.