Phối hợpvới phụ huynh, các lực lượng xã hội trong công tác quản lý và hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 79 - 81)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.6. Phối hợpvới phụ huynh, các lực lượng xã hội trong công tác quản lý và hoạt

3.3.6.1 Mục tiêu của biện pháp

KNS cho trẻ mẫu giáo muốn có kết quả, không thể chỉ tác động đơn lẻ mà cần có sự phối hợp. Phối hợp với phụ huynh và các tổ chức xã hội trong công tác quản lý GD KNS là một việc làm hết sức quan trọng. Trong đặc điểm tâm sinh lý trẻ KNS cho trẻ mẫu giáo, trẻ rất dễ nhớ lại cũng nhanh chóng quên, hơn nữa trẻ còn nhỏ, mọi thông tin của người lớn đối với trẻ đều có thể trở thành những bài học, những điều đáng ghi

69

theo và ngay cả khi thấy một ai đó ngoài đường làm thế nào trẻ cũng có thể bắt chước học theo như thế ấy. Biện pháp quản lý này nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ về nội dung cho trẻ trong hoạt động GD KNS, để trẻ hình thành những hành vi, thói quen, kỹ năng tích cực tham gia vào cuộc sống xã hội.

3.3.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Đầu năm học thông qua các buổi họp phụ huynh, các buổi gặp gỡ trong các hoạt động đón, trả trẻ để tuyên truyền tới các bậc phụ huynh và nội dung chương trình học của bé, thống nhất một số biện pháp chăm sóc, GD KNS cho trẻ. Phối kết hợp các bậc cha mẹ không chỉ giúp cha mẹ và GV có kiến thức chăm sóc trẻ một cách khoa học, mà còn giúp cha mẹ hiểu được thêm công việc của GV ở lớp cũng như GV hiểu được hoàn cảnh và điều kiện sống của trẻ ở gia đình để có biện pháp GD phù hợp, tạo nên mối quan hệ thân thiết, cởi mở, thân thiện giữa phụ huynh và GV. Phối kết hợp với các cha mẹ trong việc thực hiện chương trình chăm sóc, GD các hoạt động nói chung và hoạt động GD KNS nói riêng. Phối kết hợp với các bậc cha mẹ trong việc thực hiện chương trình GD trẻ, GV cùng kết hợp với cha mẹ trẻ giúp trẻ thực hiện tốt chương trình GD KNS cho trẻ theo từng chủ đề.

- Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của phụ huynh và các tổ chức xã hội biết được vai trò đặc biệt quan trọng của hoạt động GD KNS trong xã hội hiện nay; vai trò, trách nhiệm của gia đình, các tổ chức xã hội trong hoạt động GD của trẻ có vị trí như thế nào và làm thế nào để quá trình chung tay GD trẻ được tốt.

- Xây dựng kế hoạch cụ thể việc phối kết hợp giữa phụ huynh, nhà trường, trong đó, chỉ rõ trách nhiệm, công việc của mỗi bên để cùng nhau góp phần vào sự hình thành KNS , sự phát triển toàn diện của trẻ.

- Tổ chức các cuộc họp hội phụ huynh, các hội nghị để bàn bạc, thảo luận để thống nhất cách GD trẻ đảm bảo tính thống nhất, liên tục, phù hợp với tâm sinh lý, phù hợp với địa phương, gia đình của đứa trẻ. Mỗi đứa trẻ khác nhau, có một tính cách, một gia đình, một cách tiếp nhận khác nhau, cho nên việc phối kết hợp này, làm cho việc trao đổi thông tin qua lại giữa trẻ ở trường, trẻ ở nhà; từ đó, có nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp để GD.

70

Chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch phối kết hợp với phụ huynh của từng lớp mà GV đó chủ nhiệm bằng các hình thức trực tiếp, gián tiếp khác nhau. Chọn thời điểm phù hợp để trao đổi về những nội dung mà GV đang tổ chức thực hiện, để phụ huynh biết và hỗ trợ GD, rèn luyện thêm cho trẻ, giúp trẻ hoàn thiện các kỹ năng.

- Chỉ đạo tổ chức việc thực hiện các kỹ năng có sự trao đổi giữa gia đình và nhà trường, có sự kiểm tra, đánh giá để có những biện pháp thích hợp làm cho sự phối kết hợp đạt hiệu quả cao nhất.

3.2.7. Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)