9. Cấu trúc luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Mỗi biện pháp đều có ý nghĩa riêng của nó và các biện pháp trên đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau. Biện pháp này là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia. Mỗi biện pháp là một thành tố không thể thiếu được, có quan hệ biện chứng với nhau, bổ sung tương tác với nhau trong hệ thống biện pháp quản lý, nhằm nâng cao trình độ, năng lực của người GVMN, nâng cao ý thức của gia đình, các tổ chức xã hội, hình thành các kỹ năng cần thiết cho trẻ trong giai đoạn đổi mới GD hiện nay, để tạo nên sự biến đổi về chất trong quá trình giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng GD MN nói chung, GD mẫu giáo ở thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông nói riêng.
Trong 7 biện pháp đó, thì biện pháp 1 “ Nâng cao nhận thức CBQL, ĐNGV và các lực lượng xã hội thamvề tầm quan trọng của hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo.”; và biện pháp thứ 3 “Chỉ đạo thực hiện nội dung, chương trình GD KNS một cách phù hợp với đặc điểm trẻ mẫu giáo và địa phương” là hai biện pháp cơ bản và có tính quyết định trong quản lý hoạt động GD KNS của GVMN cho trẻ mẫu giáo. Biện pháp 2, 4, 7 là các biện pháp đóng vai trò tiền đề cho các biện pháp còn lại. Biện pháp thứ 5 “Đầu tư các phương tiện, điều kiện hỗ trợhoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo”, biện pháp thứ 6 “ Phối hợp với phụ huynh, các lực lượng xã hội trong công tác quản lý hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo”đóng vai trò điều kiện trong các biện pháp và là động lực kích thích để thực hiện các biện pháp còn lại.
Khi triển khai thực hiện các biện pháp này CBQL, GVMN, đặc biệt là Hiệu trưởngnhà trường cần phải vận dụng, khai thác triệt để thế mạnh của các biện pháp quản lý nêu trên phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Các biện pháp đều có mối quan hệ gắn bó với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau nên trong quá trình quản lý hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo cần phải thực hiện một cách đồng bộ, có sự phối hợp và vận dụng linh hoạt giữa các biện pháp để đạt hiệu quả cao.