9. Cấu trúc luận văn
1.5.2. Các yếu tố khách quan
- Điều kiện kinh tế của địa phương, gia đình ảnh hưởng đến việc trang bị điều kiện cơ sở vật chất, tài chính cho cô và trẻ hoạt động. Tài chính của địa phương thì có hạn, việc đầu tư cho GD trên địa bàn của một địa phương không chỉ có bậc học MN mà còn các bậc học khác, nên việc đầu tư dàn trải, không được nhiều, không đảm bảo đủ điều kiện để tổ chức hiệu quả hoạt động GD KNS.
- Nhận thức của nhiều phụ huynh còn hạn chế, kinh tế của nhiều gia đình khó khăn cho nên phụ huynh mải mê kiếm sống, thời gian dành cho con càng ít lại, làm cho công tác phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường trong hoạt động GD KNS khó đạt hiệu quả cao.
- Điều kiện văn hóa, xã hội, truyền thống, tập tục của từng địa phương cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động GD KNS. Nếu địa phương tổ chức nhiều chương trình, hoạt động, mang ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa GD sâu sắc thì sẽ góp phần làm phong phú KNS của trẻ hơn, hiệu quả GD sẽ cao hơn.
- Văn bản, chỉ thị của ngành liên quan rất nhiều đến hoạt động GD KNS cho trẻ. Bởi vì, việc xây dựng kế hoạch GD KNS của các nhà trường hoàn toàn bám sát vào các văn bản, chỉ thị, chương trình của ngành ban hành. Nếu các văn bản đầy đủ, đảm bảo tính thời sự, cấp thiết, gần với thực tiễn ở các cơ sở, thì việc lập kế hoạch của nhà trường sẽ cụ thể, chi tiết, đảm bảo đầy đủ và đúng yêu cầu đặt ra. Nếu văn bản, chỉ thị, chương trình không đầy đủ, không sát với thực tiễn thì quá trình tổ chức thực hiện
30
sẽ không thống nhất với nhau, các nhà trường và GV sẽ mò mẫm tìm hiểu mà không theo mục đích yêu cầu nào. Điều đó ảnh hưởng lớn đến quá trình quản lý và GD KNS cho trẻ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Hoạt động GD KNS và Quản lý hoạt động GD KNS cho trẻ mẫu giáo là hoạt động trọng tâm, quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ mẫu giáo, đồng thời giúp trẻ có những kỹ năng cần thiết để tự tin tham gia vào các hoạt động trong đời sống, dễ thích nghi với những thách thức trong cuộc sống. Quản lý có hiệu quả hoạt động này để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả vào công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cho tre mẫu giáo.
Trong chương 1, tác giả đã xác lập được khung lí luận của đề tài, phát họa tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước và xác định các khái niệm cơ bản của đề tài, đặc biệt là khái niệm quản lí giáo dục KNS cho trẻ mẫu giáo.Theo đó, luận văn xác định những lý luận về hoạt động giáo dục KNS cho trẻ mẫu giáo, bao gồm: Tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo;Mục tiêu;Nội dung giáo dục kỹ năng sống; Phương pháp và hình thức tổ chức;Phương tiện và điều kiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo; Đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo và xem xét các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo. Từ đó, luận văn xây dựng cơ sở lý luận cho quản lý hoạt động giáo dục KNS cho trẻ mẫu giáo, đó là: Quản lí nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo; Quản lí mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo; Quản lý việc thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo; Quản lý các phương tiện, điều kiện phục vụ giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo; và kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non.
Kết quả nghiên cứu ở chương 1 là cơ sở lý luận để tác giả luận văn tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo và thực trạng quản lí hoạt động giáo dục KNS cho trẻ mẫu giáo ở chương 2.
31
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở THỊ XÃ GIA
NGHĨA, TỈNH ĐẮK NÔNG