9. Cấu trúc luận văn
3.2.7. Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sốngcho trẻmẫu
3.2.7.1.Mục tiêu của biện pháp
Kiểm tra, đánh giá là một chức năng cơ bản trong quá trình quản lí, đây là công việc mà Hiệu trưởng phải làm thường xuyên. Hoạt động giáo dục KNS cho trẻ mẫu giáo trong các trường mầm non hiện nay chưa có trong chương trình bắt buộc. Các hoạt động giáo dục này được thực hiện còn tuỳ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí nhà trường, năng lực, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên và tuỳ thuộc vào tâm lý lứa tuổi của trẻ mầm non. Vì thế việc theo dõi, tổ chức kiểm tra đánh giá các hoạt động giáo dục KNS cho trẻ để từ đó có những điều chỉnh trong các hoạt động, đưa ra những tư vấn thúc đẩy để các hoạt động giáo dục KNS cho trẻ đạt được hiệu quả và mục tiêu đề ra.
Khen thưởng, động viên kịp thời tạo động lực tích cực cho các lực lượng tham gia giáo dục KNS. Ghi nhận, nêu gương và nhân rộng các lực lượng, bộ phận thực hiện tốt công tác giáo dục KNS.
3.2.7.2.Nội dung và cách thức thực hiện
Kiểm tra là một chức năng cơ bản và quan trọng của quản lí. Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo. Theo lý thuyết hệ thống kiểm tra chính là thiết lập mối quan hệ ngược trong quản lí. Kiểm tra trong quản lí là một nổ lực có hệ thống nhằm thực hiện ba chức năng: phát hiện, điều chỉnh và khuyến khích. Nhờ có kiểm tra mà người CBQL có được thông tin để đánh giá được thành tựu công việc và uốn nắn, điều chỉnh hoạt động một cách đúng hướng nhằm đạt mục tiêu.
71
Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc trên cơ sở những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.
Do đó, đòi hỏi người CBQL phải thực hiện tốt các nội dung như: -Xây dựng chuẩn và nội dung của quá trình kiểm tra đánh giá.
-Xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm tra, đánh giá theo tiến trình thời gian trong năm học.
-Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm. -Xây dựng kế hoạch thi đua khen thưởng.
Công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục KNS cho trẻ trong nhà trường có thể được thực hiện qua các nội dung sau:
Kiểm tra, đánh giá nhận thức, vai trò và sự tác động của đội ngũ giáo viên đối với hành vi, thái độ của trẻ.
Kiểm tra, đánh giá công tác chuẩn bị cho các hoạt động giáo dục KNS cho trẻ như: lập kế hoạch, thời gian , địa điểm, nội dung của các hoạt động giáo dục. Thành phần phối hợp để thực hiện, kinh phí thực hiện….
Kiểm tra đánh giá chất lượng các hoạt động giáo dục KNS cho trẻ. Tác động của các hoạt động lên giáo dục KNS cho trẻ. Qua các hoạt động đó trẻ được rèn luyện các kỹ năng nào để phục vụ cho việc phòng tránh các tai nạn thương tích cho mình, biết phối hợp với bạn trong công việc, .. thông qua giáo dục KNS cho trẻ. Nội dung có phù hợp với lứa tuổi, tâm lý của trẻ không?
Cụ thể các công việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện qua các nội dung sau:
Xây dựng chuẩn và nội dung của quá trình kiểm tra đánh giá: Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá và tiêu chuẩn thi đua. Mỗi hoạt động có những tiêu chí chung và tiêu chí đặc thù (Qua kiểm tra, có sự điều chỉnh, bổ sung kịp thời, hợp lí). Các tiêu chí kiểm tra, đánh giá phải công bằng, khách quan và dựa trên chương trình, nội dung, kế hoạch đã qui định, ý thức trách nhiệm của giáo viên và học sinh trong từng hoạt động, hiệu quả của công việc...Các tiêu chí đánh giá kết quả của công tác giáo dục KNS cho
72
trẻ phải được thông qua ý kiến của hội đồng sư phạm và phổ biến đến giáo viên để mọi người có thể tự kiểm tra, đánh giá bản thân. Cuối cùng, nhà trường kiểm tra, đánh giá hiệu quả của hoạt động. Thực tế công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác giáo dục KNS về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường hiện nay vẫn chưa có tiêu chí đánh giá cụ thể. Vì thế công tác đánh giá còn gặp nhiều khó khăn. Vậy thì việc xây dựng tiêu chí đánh giá là rất cần thiết. Tiêu chí đánh giá sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người đánh giá mà còn giúp cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động giáo dục KNS cho trẻ luôn biết được họ sẽ làm gì và được đánh giá theo tiêu chí nào, từ đó các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động giáo dục cho trẻ đạt hiệu quả cao hơn.
Các tiêu chí đánh giá giáo dục KNS cho trẻ trong nhà trường phải đảm bảo các yêu cầu: Phù hợp với Luật, có tính định hướng, có tính khả thi, có tính đại chúng, tạo điều kiện và kích thích được tinh thần hợp tác.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá: Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục KNS cho trẻ cần phải tuân theo một số nguyên tắc: đảm bảo tính kế hoạch; đảm bảo tính khách quan; đảm bảo tính hiệu quả. Kiểm tra cần phải được thực hiện thường xuyên, định kì hoặc kiểm tra đột xuất. Có thể kiểm tra bằng nhiều hình thức như: Tham gia dự giờ chuyên môn, hoạt động mọi lúc mọi nơi… nhằm kiểm tra phương pháp, nội dung các kiến thức liên quan đến giáo dục KNS cho trẻ; Phỏng vấn, khảo sát lấy ý kiến GV, phụ huynh…để đánh giá chất lượng giáo dục KNS cho trẻ; Tạo tình huống, quan sát kiểm tra thực tế việc các trẻ ứng dụng KNS cho trẻ vào trong cuộc sống.
-Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm:Đánh giá công tác giáo dục KNS sau mỗi tuần, mỗi học kì, nghiêm túc rút kinh nghiệm những mặt làm được, những mặt chưa làm được, lắng nghe những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện công tác giáo dục KNS cho trẻ. Tổ chức tuyên dương các gương điển hình, các bộ phận thực hiện tốt công tác giáo dục KNS trong các cuộc họp qua đó học hỏi trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Động viên khích lệ kịp thời; ghi nhận và đề nghị xét thi đua ở cuối mỗi học kì.
73