Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông tỉnh đăk nông (Trang 47 - 48)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam vùng Tây Nguyên, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp Campuchia với 130 km đường biên giới. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.515 km2. Dân số năm 2017 là 628.067 người. Toàn tỉnh có 8 huyện, thị là Cư Jút, Đắk Mil, Krông Nô, Đắk Song, Đắk R'Lấp, Đắk G’long, Tuy Đức và thị xã Gia Nghĩa. Trung tâm tỉnh lỵ là thị xã Gia Nghĩa.

Là tỉnh phía Tây Nam của Tây Nguyên, có quốc lộ 14 nối Đắk Nông với các tỉnh vùng Đông Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh về phía Nam, nối với Đăk Lắc và các tỉnh Bắc Tây Nguyên về phía Bắc; có quốc lộ 28 nối Đắk Nông với tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận. Trong tương lai, khi dự án khai thác và chế biến bôxit được triển khai thì tuyến đường sắt Đắk Nông - Lâm Đồng - Bình Thuận nối ra cảng Kê Gà sẽ được xây dựng, mở ra cơ hội lớn cho Đắk Nông đẩy mạnh khai thác các thế mạnh của tỉnh. Mặt khác, Đắk Nông nằm trong vùng tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam, đang được Chính phủ 3 nước quan tâm tích cực đầu tư xây dựng nhằm tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là phát triển giao thông đường bộ, tạo sự kết nối giữa các trung tâm, phát triển mạnh mối quan hệ kinh tế liên vùng thông qua các chương trình hợp tác. Cùng với các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước thông qua các chương trình và các quyết định phát triển kinh tế, xã hội trong vùng. Yếu tố này mở ra cho Đắk Nông có nhiều điều kiện khai thác và vận dụng các chính sách cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Vị trí địa lý như trên tạo điều kiện cho Đắk Nông có thể mở rộng giao lưu với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Duyên hải miền Trung, tăng cường liên kết giữa Đắk Nông với các tỉnh thuộc Đông bắc

38

Campuchia về mở rộng thị trường, phát triển hợp tác liên vùng và quốc tế. Địa hình của tỉnh Đắk Nông đa dạng và phong phú, có sự xen kẽ giữa các địa hình thung lũng, cao nguyên và núi cao. Địa hình có hướng cao dần từ Đông sang Tây.

Địa hình thung lũng là vùng đất thấp phân bố dọc sông Krông Nô, Sêrêpôk, thuộc khu vực các huyện Cư Jút, Krông Nô. Địa hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc từ 0-30, thích hợp với phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Địa hình cao nguyên chủ yếu ở Đắk G’long, Đắk Mil, Đắk Song, độ cao trung bình trên 800 m, độ dốc trên 150. Đây là khu vực có đất bazan là chủ yếu, rất thích hợp với phát triển cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.

Địa hình núi phân bố trên địa bàn huyện Đắk R'Lấp. Đây là khu vực địa hình chia cắt mạnh và có độ dốc lớn. Đất bazan chiếm phần lớn diện tích, thích hợp với phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, điều, tiêu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông tỉnh đăk nông (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)