8. Cấu trúc của luận văn
1.2.3. Bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THPT
Cán bộ quản lý là khái niệm dùng để chỉ những người mà hoạt động nghề nghiệp của họ hoàn toàn hay chủ yếu gắn với việc thực hiện chức năng quản lý trong một tổ chức; nhằm điều hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện những quyết định của cán bộ lãnh đạo tổ chức đó. Người đứng đầu, phụ trách một tổ chức, đơn vị, phong trào nào đó thì đương nhiên là cán bộ lãnh đạo của tổ chức, đơn vị đó; nhưng xét trong hệ thống lớn hơn (chứa đựng các tổ chức, đơn vị đang xem xét) thì họ chỉ là người quản lý.
Trong thực tiễn, một số người đứng đầu một tổ chức vừa đóng vai trò là cán bộ lãnh đạo của tổ chức và vừa đóng vai trò là cán bộ quản lý của tổ chức đó.
Như vậy, cán bộ quản lý là những người đứng đầu hay là cán bộ của một cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao chức trách quản lý, tổ chức điều hành hoạt
17 động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Từ khái niệm CBQL, có thể hiểu cán bộ QLGD là cán bộ quản lý làm việc trong một cơ quan quản lý giáo dục hoặc trong một cơ sở giáo dục, nhằm điều hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện những quyết định của cán bộ lãnh đạo giáo dục của cơ quan hoặc cơ sở đó.
Theo quy định của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Điều lệ Trường Trung học): CBQL trường THPT là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng. Đó là các giáo viên đạt tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định, được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm theo nhiệm kỳ [19].
Kết hợp khái niệm cán bộ quản lý với quy định về Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng của Điều lệ Trường Trung học, có thể hiểu: CBQL trường THPT là cán bộ quản lý giáo dục, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của một nhà trường trung học phổ thông, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận.
CBQL trường THPT là lực lượng những người có vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục ở các trường THPT nhằm giúp cho hoạt động giáo dục diễn ra đúng pháp luật, có tổ chức, bảo đảm chất lượng giáo dục và đạt được những mục tiêu giáo dục.
CBQL trường THPT bao gồm: Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng. Theo quy định tại Điều 54, Luật Giáo dục: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm, công nhận. CBQL các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trường học.
Theo Điều lệ Trường Trung học: Trường trung học có 01 hiệu trưởng và từ 0l đến 03 phó hiệu trưởng theo nhiệm kỳ 5 năm. Thời gian đảm nhiệm những chức vụ này là không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường trung học.
18
nhân cách và những phẩm chất riêng biệt của nhân cách theo định hướng mục đích đã chọn.
Bồi dưỡng (nghĩa hẹp) là trang bị những kiến thức, kỹ năng nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể.
Bồi dưỡng được hiểu là “làm tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất” để đáp ứng yêu cầu ngành nghề mà nhà nước quy định.
Bồi dưỡng CBQL trường THPT được hiểu là làm tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất cho CBQL để làm việc tốt hơn trong môi trường làm việc THPT chứ không nhằm mục đích chuyển đổi nghề nghiệp (Bồi dưỡng ở đây không phải là đào tạo lại nghề nghiệp).
Công tác bồi dưỡng là việc làm thường xuyên liên tục góp phần làm cho đội ngũ CBQL đủ sức đáp ứng yêu cầu đồi hỏi của nền kinh tế - xã hội. Hiện nay công tác bồi dưỡng CBQL là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQLGD về chính trị, chuyên môn và năng lực quản lý giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và chiến lược phát triển giáo dục.