7. Cấu trúc của đề tài
1.3.3. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Toán theo
1.3.3.1. Phương pháp dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT
Ngoài những phương pháp dạy học truyền thống sử dụng trong dạy học môn Toán như phương pháp giảng giải – minh họa, phương pháp vấn đáp, PP nhiên cứu tài liệu trong dạy học toán, phương pháp trực quan trong dạy học môn Toán, một số phương pháp dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT gồm:
a. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là kiểu dạy học mà người thầy tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động
21
tự giác, tích cực để giải quyết vấn đề và thông qua đó HS lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng và đạt được những mục đích học tập khác nhau.
Dạy học giải quyết vấn đề là một trong những phương pháp được áp dụng nhiều trong dạy học toán ở THPT. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là một trong những phương pháp giảm lối học thụ động và sách vở của HS, khuyến khích HS tham gia hoạt động xây dựng kiến thức bài học mới, tăng cường tính chủ động, sáng tạo trong học tập. Phương pháp này thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp học nhóm, thảo luận, vấn đáp…trong dạy học toán ở THPT.
b. Phương pháp dạy học thảo luận nhóm
Dạy học dựa trên làm việc nhóm là một phương pháp sư phạm mà theo đó lớp được chia thành nhiều hơn một nhóm, mỗi nhóm được phân công giải quyết một công việccụ thể hướng tới một nội dung công việc chung lớn hơn, kết quả của từng nhóm sẽ được trình bày trước lớp để thảo luận chung trước khi GV đi đến kết luận cuối cùng.
c. Phương pháp thực hành luyện tập, trải nghiệm
Trong dạy học toán ở cấp phổ thông, số lượng các tiết thực hành luyện tập chiếm trên 50% tổng số tiết dạy học toán của năm học. Thậm chí, ngay trong các tiết dạy lí thuyết (tiết hình thành kiến thức mới) học sinh vẫn rất cần đến những hoạt động thực hành luyện tập để vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các bài toán hoặc tình huống trong cuộc sống. Việc cho HS hoạt động thực hành là một phương pháp dạy học liên quan đến hoạt động độc lập tích cực của bản thân mỗi HS nhằm luyện tập các kiến thức, kỹ năng của môn học cũng là khắc sâu củng cố các kiến thức đã được học đồng thời đánh giá khả năng vận dụng và sáng tạo của HS.
Phương pháp thực hành luyện tập thường được sử dụng ngay sau khi hình thành kiến thức mới hoặc trong các tiết luyện tập, ôn tập. Điểm nổi bật của phương pháp này là HS phải được hoạt động. Và trước khi hoạt động thực
22
hành, HS đã được thông báo kiến thức mới nhưng các em chưa nắm kiến thức một cách sâu sắc. Việc HS được hoạt động thực hành luyện tập là một hoạt động làm cho các em nắm kiến thức một cách chắc chắn, sâu sắc hơn.
d. Phương pháp trò chơi trong dạy học toán
Dạy học toán bằng phương pháp trò chơi là hoạt động GV tổ chức các trò chơi toán học chứa đựng trong nó một phần hoặc toàn bộ nội dung dạy toán để HS tham gia hoạt động chơi, qua đó học sinh lĩnh hội được các kiến thức của bài học.
Dạy học bằng phương pháp trò chơi giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức bài học và nhớ lâu; huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, phát triển năng lực chú ý, quan sát gây chú ý và sự tò mò khoa học; tạo điều kiện để HS liên hệ học tập với đời sống. Tuy nhiên, Phương pháp này cũng có những hạn chế như: Tốn thời gian, nếu không khéo điều khiển thì sẽ không thu được kết quả; GV dễ rơi vào bị động.
e. Vận dung phối hợp các phương pháp dạy học môn Toán theo hướng tích hợp liên môn
Môn Toán là môn khoa học cơ bản, là môn công cụ của rất nhiều môn học trong chương trình giáo dục phổ thông, nhất là các môn khoa học tự nhiên. Vì vậy, môn Toán có thể dễ dàng tích hợp với các môn học khác. Khi trong bài dạy môn Toán có tích hợp nội dung của các môn khác thì môn Toán sẽ sử dụng phối hợp các PPDH nâng cao tính thực tiễn và vận dụng các kiến thức Toán học vào đời sống.
1.3.3.2. Hình thức tổ chức dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT
a. Tổ chức dạy học môn toán theo lớp
GV giảng dạy môn Toán cho học sinh theo đơn vị lớp hay còn gọi là hình thức lớp - bài. Đây là hình thức dạy học cơ bản, có nhiều khía cạnh tích cực như: Số lượng học sinh đông, ổn định theo biên chế lớp học, có thời gian
23
học được chia thành từng tiết cụ thể theo thời khóa biểu. Hình thức này đảm bảo cho HĐDH được thực hiện đúng mục tiêu, nội dung chương trình, đào tạo một số lượng lớn HS trong một thời gian ngắn.
b. Tổ chức dạy học theo nhóm ngoài lớp
Đây là hình thức tổ chức dạy học hợp tác, cụ thể là dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV Toán, HS chia sẻ những hiểu biết của mình và đối chiếu hiểu biết của mình với bạn học, từ đó HS được ôn tập, củng cố kiến thức hoặc bổ sung những kiến thức còn thiếu. Hình thức này khai thác trí tuệ tập thể HS, đồng thời HS được rèn luyện thông qua hoạt động tập thể. Tổ chức dạy học theo nhóm ngoài lớp dễ gây hứng thú và thái độ học tập tích cực cho HS, giúp học sinh phát triển năng lực tự học và năng lực giao tiếp toán học.
Trong quá trình dạy học trên lớp, GV hướng dẫn HS các phương pháp nghiên cứu Toán học như: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp tư duy Toán học… Song song đó, GV giao một số nội dung dễ của chương trình môn Toán cho HS tìm hiểu, nghiên cứu. Sau đó, GV sẽ kiểm tra, đánh giá mức độ nhận thức và thái độ học tập của HS để có những biện pháp khuyến khích, điều chỉnh phù hợp. Đây là hình thức phát huy cao nhất tư duy sáng tạo, kích thích niềm đam mê Toán học, phát triển năng lực tự học của HS.
c. Dạy học thông qua cổng trực tuyến “Trường học kết nối”; sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học
Đây là hình thức dạy học hiện đại, là ứng dụng của công nghệ điện toán đám mây. Trên môi trường internet, GV và HS có thể tổ chức các hoạt động dạy học bằng các đoạn video clip, các file văn bản... Ưu điểm của phương pháp này là HS có thể nghe giảng nhiều lần trên một đơn vị bài học; quá trình dạy học có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi, GV và HS không cần tập trung tại cùng một địa điểm.
Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong
24
dạy học. Việc sử dụng các phương tiện dạy học cần phù hợp với mối quan hệ giữa phương tiện dạy học và phương pháp dạy học. Hiện nay, việc trang bị các phương tiện dạy học mới cho các trường phổ thông từng bước được tăng cường. Tuy nhiên các phương tiện dạy học tự làm của giáo viên luôn có ý nghĩa quan trọng, cần được phát huy.
Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là phương tiện dạy học trong dạy học hiện đại. Đa phương tiện và công nghệ thông tin có nhiều khả năng ứng dụng trong dạy học. Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như một phương tiện trình diễn, cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũng như các phương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử (E-Learning). Phương tiện dạy học mới cũng hỗ trợ việc tìm ra và sử dụng các phương pháp dạy học mới. Webquest là một ví dụ về phương pháp dạy học mới với phương tiện mới là dạy học sử dụng mạng điện tử, trong đó học sinh khám phá tri thức trên mạng một cách có định hướng.
Tuy nhiên, hiện nay hình thức dạy học này chưa được áp dụng rộng rãi ở các trường THPT.
1.3.4. Kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh