7. Cấu trúc của đề tài
3.2.6. Chỉ đạo sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng CNTT trong
3.2.6.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Thiết bị dạy học và UDCNTT là một nhân tố quan trọng của HĐDH môn Toán, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục PTNL HS. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán theo định hướng PTNL thì bên cạnh việc đổi mới nội dung, phương pháp, KT-ĐG thì nhất thiết phải tăng cường sử dụng các thiết bị dạy học và ứng dụng CNTT trong DH Toán. Việc sử dụng thường xuyên các thiết bị DH một cách hợp lí sẽ làm cho học sinh hưng thú vói bài học, dễ dàng tiếp thu nội dung bài học, từ đó giúp HS PTNL.
UDCNTT là một trong những yêu cầu bắt buộc để nâng cao hiệu quả quản lí HĐDH môn Toán. CNTT giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của từng bộ phận trong nhà trường; giúp sự trao đổi thông tin qua lại giữa các bộ phận và các lực lượng giáo dục được nhanh chóng, thuận tiện hơn; làm giảm các giấy tờ không cần thiết, giúp CBQL nhanh chóng nắm bắt toàn bộ hoạt động của nhà trường, từ đó đưa ra các quyết định quản lí phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả HĐDH.
3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL HS
Chỉ đạo việc tăng cường sử dụng các PTDH và UD CNTT phục vụ HĐDH và QL HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL HS.
Để thực hiện tốt biện pháp này, HT nhà trường cần thực hiện tốt các công việc sau đây:
117
Tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ HĐDH. HT chỉ đạo tổ Văn phòng phối hợp với tổ chuyên môn tổ Toán sắp xếp, sửa chữa các thiết bị DH có sẵn, đồng thời lập danh sách các thiết bị dạy học, các phần mềm phục vụ HĐDH môn Toán, QL HĐ DH môn Toán cần đầu tư. HT căn cứ vào đề nghị này, tình hình thực tế của đơn vị và các quy định của Pháp luật sẽ tiến hành mua sắm. Để hoạt động mua sắm không gây ảnh hưởng đến ngân sách của nhà trường, HT cần có kế hoạch đầu tư dần dần theo từng năm học nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu đổi mới HĐDH môn Toán và mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác QL HĐ DH của nhà trường.
Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại, bảng tương tác, các phần mềm hỗ trợ HĐDH môn Toán như Ketch pad, Cabri 3D, E-learning…các phần mềm hỗ trợ làm đề thi, kiểm tra như McMix, Quest, Moodle…; kỹ năng tìm tài liệu trên mạng một cách nhanh chóng và chinh xác, kỹ năng tổ chức các lớp học trên mạng, học online, kỹ năng sử dụng các phần mềm trình chiếu…
Chỉ đạo việc tăng cường sử dụng PTDH hiện đại và UDCNTT trong DH cũng như trong QL. Đầu năm học, HT quy định số tiết bắt buộc GV Toán phải sử dụng các PTDH hiện đại và UD CNTT trong DH, lập sổ theo dõi. Hàng tháng, HT sơ kết số tiết và đánh giá mức độ GV sử dụng PTDH hiện đại và UDCNTT trong DH. Từ đó, HT kịp thời động viên, khen thưởng những GV thực hiện tốt, thực hiện trên chuẩn và phê bình, nhắc nhở những GV chưa thực hiện tốt. Bên cạnh đó, HT cần quy định các tiết dạy tốt, dạy thao giảng bắt buộc phải sử dụng các PTDH hiện đại và UDCNTT.
Nhằm nâng cao năng lực tự học của HS, giúp HS tăng cường sử dụng CNTT trong hoạt động học tập, HT cần thường xuyên chỉ đạo GV bộ môn Toán hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học trên internet, trang web trường học trực tuyến, thư viện điện tử…. Để học sinh nhanh chóng nắm được các nội dung trên, GV Toán cần hướng dẫn HS ngay trên lớp, minh họa
118
cụ thể. GV Toán cũng cần hướng dẫn cho HS các trang web uy tín. Đồng thời, GV Toán cần hướng dẫn HS các kỹ năng tìm kiếm và tải các tài liệu, video clip bài học, cách thức trao đổi bài tập-bài giải giữa GV-HS, HS-HS trên môi trường internet. Định kỳ, GV Toán cần tổ chức cho HS kinh nghiệm học tập trên môi trường internet với nhau; kiểm tra mức độ tiến bộ năng lực của HS, kịp thời đánh giá và có những biện pháp khuyên khích, điều chỉnh thích hợp.
Xây dựng và sử dụng có hiệu quả trang web của nhà trường; quản lí kết quả học tập và nề nếp học sinh trên máy tính. HT cần tăng cường đầu tư CSVC, nâng cao năng lực sử dụng CNTT của các bộ phận trong nhà trường, xây dựng quy chế phối hợp giữa các bộ phận trong việc đưa dữ liệu vào hệ thống, phân quyền tiếp cận hệ thống cho từng thành viên; đưa việc UDCNTT trong nhà trường đạt mức độ 2. Ở mức độ này, tất cả các dữ liệu của nhà trường đều được thống nhất quản lí trên một máy chủ. Từ đó, HT dễ dàng QL các HĐ của NT, trong đó có QL kết quả học tập của HS, chia sẻ các thông tin liên quan đến NT, kết quả học tập của HS, thời khóa biểu…lên trang web của nhà trường để PHHS và HS tiện theo dõi. Bên cạnh đó, HT cũng cần xây dựng cửa sổ góp ý trên trang web của nhà trường để kịp thời thu nhận thông tin từ PHHS và XH nhằm nâng cao hiệu quả QL HĐ DH của nhà trường.
Ban hành các quy định, tiêu chí đánh giá việc sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng CNTT trong DH; sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm việc sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng CNTT trong DH; đồng thời, có chế độ ưu tiên, khuyến khích, động viên, khen thưởng đối với cá nhân tập thể có sáng kiến, đóng góp vào việc làm đồ dùng DH và UDCNTT trong nhà trường.
3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
CBQL phải có kế hoạch dài hạn, đánh giá các công việc ưu tiên, cấp thiết để đầu tư trước. Hằng năm, cân đối ngân sách để đầu tư CSVC, thiết bị DH phù hợp, tổ chức bồi dưỡng năng lực sử dụng CNTT cho GV, nhân viên.
119
Nhà trường phải có nhân viên phụ trách thiết bị, thí nghiệm, vi tính có trình độ chuyên môn. Tăng cường bảo quản tốt CSVC, trang thiết bị hiện có để có thể sử dụng hiệu quả, lâu dài.