Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 114)

7. Cấu trúc của đề tài

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Kế thừa là sự tiếp nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Xây dựng các biện pháp đảm bảo tính kế thừa nghĩa là phải có sự tiếp nối giữa những biện pháp quản lý đang thực hiện và những biện pháp đang được xây dựng đề xuất với sự vận động, phát triển của vấn đề quản lý. Do đó, các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS ở các trường THPT tại thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định được đề xuất sẽ phải kế thừa mặt ưu điểm của các biện pháp đã và đang thực hiện, đồng thời bổ sung các nội dung mới mà các biện pháp cũ chưa có hoặc đã có nhưng thực hiện kém hiệu quả.

3.2. Các biện pháp đề xuất :

3.2.1. Nâng cao nhận thức của CBQL, GV và học sinh về dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS Toán theo định hướng phát triển năng lực HS

3.2.1.1 Mục đích , ý nghĩa của biện pháp

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông nói chung và dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS là một nhiệm vụ nặng nề, khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải nỗ lực, phấn đấu của tập thể CBQL, GV và HS. Cho nên yêu cầu đổi mới đòi hỏi đặt ra những thay đổi trong nhận thức và hành động của họ, buộc họ phải điều chỉnh hoạt động, đặc biệt là HĐDH. Điều này có thể gây trở ngại cho họ, vì vậy phải làm cho họ hiểu đúng, tạo niềm tin cho họ để dẫn đến thành công.

Biện pháp này giúp cho CBQL, GV Toán và HS thấy được vai trò, tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS trong đổi mới giáo dục hiện nay. Từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm và động cơ của họ trong HĐ DH theo định hướng PTNL HS.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Quán triệt cho CBQL và GV Toán quan điểm về đổi mới giáo dục quan điểm đổi mới giáo dục giai đoạn hiện nay;

102

Tổ chức cho CBQL và GV Toán học tập để hiểu rõ nội dung của DH môn Toán theo định hướng PTNL HS;

CBQL, GV Toán phải nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các chủ trương đổi mới giáo dục; nắm được mục tiêu, nội dung, phương pháp.

Để thực hiện tốt biện pháp này, HT nhà trường cần thực hiện tốt các công việc sau đây:

Quán triệt cho CBQL, GV Toán về yêu cầu, quan điểm đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. CBQL là “đầu tàu” định hướng, quyết định mọi hoạt động của nhà trường; do đó, để nâng cao nhận thức cho GV Toán và HS thì trước tiên CBQL cần nắm vững những Chủ trương, đường lối của Đảng, Chính sách, Pháp luật của Nhà nước về đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay; hiểu rõ các nội dung về yêu cầu của DH theo định hướng PTNL; không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý giáo dục theo các xu hướng giáo dục hiện đại của thế giới phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương; cập nhật các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các nội dung về đổi mới giáo dục.

Hiệu trưởng cần tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về tình hình trong nước và quốc tế và những tác động của nó đối với giáo dục Việt Nam; yêu cầu của chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng đòi hỏi của XH hiện đại, có khả năng thích ứng tốt với sự thay đổi nhanh chóng của XH hiện đại; vai trò của môn Toán đối với sự PTNL HS và phương pháp học tập môn Toán hiệu quả. Qua đó, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức và động cơ của GV Toán và HS trong HĐDH môn Toán.

HT nhà trường cần tổ chức học tập, tuyên truyền một cách kịp thời các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về phát triển KT-XH trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là các nội dung về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam, làm cho mọi người thấm nhuần quan điểm của Đảng, thấy được vị trí,

103

vai trò của GD đối với sự phát triển đất nước, quyết tâm đưa nước ta sớm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Tổ chức cho CBQL, GV Toán học tập những nội dung của hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT. HT cử CBQL, GV Toán tham gia các khóa học về nâng cao năng lực dạy học môn Toán do các trường ĐH có uy tín, Bộ GDĐT, Sở GDĐT TP. HCM tổ chức; phổ biến, cung cấp tài liệu, các văn bản về dạy học môn Toán theo đinh hướng PTNL HS như: Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, đổi mới TPPDH, đổi mới KT-ĐG …

Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho CBQL, GV. Các buổi sinh hoạt chuyên đề cần phải có nội dung cụ thể, phù hợp với đối tượng HS thị xã An Nhơn, có ví dụ cụ thể và tiến hành thảo luận rút kinh nghiệm.

Tổ chức nói chuyện chuyên đề về yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực mà xã hội cần. HT nhà trường cần mời các chuyên gia về nguồn nhân lực để cung cấp cho CBQL, GV và HS những thông tin về nhu cầu nguồn nhân lực của XH trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo, đặc biệt là của địa phương thị xã An Nhơn nói riêng và Bình Định nói chung, về những năng lực cần có để thực những công việc đó, những năng lực cần có nêu trên phải phù hợp với đặc điểm HS thị xã An Nhơn để học sinh có thể và có khả năng phấn đấu để đạt được, tránh đưa ra các năng lực cần có quá cao làm cho HS mất đi ý chí phấn đấu. Để giúp CBQL, GV Toán và HS hiểu rõ về yêu cầu của các nhà tuyển dụng, các phẩm chất, năng lực cần có của HS một cách cụ thể hơn, HT nhà trường cần mời các cá nhân thành đạt, tổ chức có uy tín, doanh nghiệp lớn của địa phương báo cáo về nhu cầu nguồn nhân lực và những kỹ năng, năng lực cần có đối với người lao động, cũng như phải phấn đấu như thế nào để đạt được những kỹ năng, năng lực đó.

104

Toán học cho HS. GV Toán cần phân loại học sinh theo năng lực học sinh. Với mỗi nhóm đối tượng, GV hướng dẫn các phương pháp tự học, phương pháp học tập tích cực phù hợp, đảm bảo mỗi học sinh đều có khả năng thực hiện hiệu quả. Bên cạnh đó, GV Toán cần nâng cao nhận thức của HS về trách nhiệm của HS đối với bản thân, gia đình và xã hội, từ đó các em có ý thức vươn lên trong học tập, chủ động, tự giác học tập nâng cao năng lực của bản thân, hình thành nhu cầu, thói quen học tập suốt đời.

Song song với hoạt động trên, HT nhà trường cần xây dựng bầu không khí sư phạm thân thiện, đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong việc nghiên cứu các nội dung của HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL HS; quan tâm động viên, nhắc nhở, khơi gợi lòng nhiệt tình, tâm huyết với nghề, tình yêu thương HS đối với những GV có tư tưởng bảo thủ, ngại đổi mới để họ quyết tâm thực hiện tốt HĐDH theo định hướng PTNL HS.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

CBQL nhà trường phải tạo điều kiện về CSVC, tài lực,thời gian để tổ chức các hoạt động chuyên môn cho các cá nhân được đi học nâng cao trình độ và chuyên môn nghiệp vụ. Cung cấp các văn bản, tài liệu, hướng dẫn việc đổi mới giáo dục phổ thông cho GV để họ nghiên cứu. Có KH tốt trong việc thực hiện công tác bồi dưỡng chuyên môn.

3.2.2. Tổ chức, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS theo định hướng phát triển năng lực HS. kết quả học tập môn Toán của HS theo định hướng phát triển năng lực HS.

3.2.2.1 Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Để thực hiện tốt mục tiêu DH theo định hướng PTNL HS thì GV Toán cần thực hiện tốt hoạt động đổi mới PPDH, KT-ĐG HS. Hoạt động đổi mới PPDH phải khắc phục được lối truyền thụ một chiều sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, kích thích khả năng tư duy, sáng tạo của HS, hình thành NL HS; vận dụng được các phương pháp DH hiện đại vào quá trình dạy học, tạo điều kiện cho học sinh tự học, tự nghiên cứu. Đánh giá phải hướng tới sự

105

phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh thông qua mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và các biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh dựa trên mục tiêu giáo dục; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập. Chính vì vậy, mục tiêu cụ thể của biện pháp này là:

Giúp cho GV Toán nắm vững các PPDH môn Toán của HS theo định hướng phát triển năng lực; có khả năng vận dụng các PPDH tích cực vào từng bài học, tiết học cụ thể phù hợp với nội dung bài học để đạt được mục tiêu dạy học PTNL HS.

Giúp cho GV Toán nắm vững ý nghĩa và cách thức KT-ĐG kết quả học tập của học sinh theo định hướng PTNL; có khả năng xây dựng hệ thống câu hỏi cho từng bài học, tiết học cụ thể phù hợp với nội dung bài học để đạt được mục tiêu dạy học PTNL HS.

Khuyến khích GV đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá HS.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực biện pháp

Nâng cao nhận thức của GV Toán về tầm quan trọng và yêu cầu tất yếu của việc đổi mới PPDH và KT-ĐG đối với sự PTNL HS; cung cấp kỹ năng vận dụng các PPDH tích cực, các phương pháp đánh giá HS theo định hướng PTNL HS.

Chỉ đạo HĐ đổi mới PPDH, KT-ĐG theo định hướng phát triển năng lực HS; tổ chức các hoạt động nâng cao kỹ năng vận dụng các PPDH tích cực, các phương pháp đánh giá HS theo định hướng PTNL HS.

Để thực hiện tốt biện pháp này, HT nhà trường cần thực hiện tốt các công việc sau đây:

Nâng cao nhận thức của CBQL, GV Toán về tầm quan trọng và yêu cầu tất yếu của việc đổi mới phương pháp dạy học và KT-ĐG kết quả học tập môn Toán của HS theo định hướng phát triển năng lực thông qua các nội dung: Quán triệt cho mỗi CBQL và GV Toán nắm được những yêu cầu về đổi mới giáo dục hiện nay; phân tích ưu điểm, hạn chế của từng PPDH, cách thức

106

phối hợp các biện pháp để đạt hiệu quả cao nhất; các kỹ năng đánh giá HS, các kỹ năng động viên, khuyến khích HS tích cực học tập, hướng dẫn HS điều chỉnh phương pháp học tập sau mỗi kỳ đánh giá; xây dựng niềm tin, quyết tâm thực hiện tốt HĐ đổi mới PPDH, KT-ĐG trong từng CBQL, GV Toán; tạo đông lực cho GV Toán bằng các hình thức như: Động viên, khen thưởng, đánh thức nhu cầu được tôn trọng, được khẳng định bản thân GV trong tập thể HĐSP, tình yêu thương HS.

Thành lập Ban Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học và KT-ĐG kết quả học tập môn Toán của HS theo định hướng phát triển năng lực. Ban Chỉ đạo bao gồm: HT, P.HT phụ trách chuyên môn, TTCM tổ Toán, một số GV có kinh nghiệm trong HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL HS. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ:

- Lập KH đổi mới PPDH, KT-ĐG từng năm học, từng tháng; phối hợp, huy động các nguồn lực trong NT để thực hiện tốt HĐ đổi mới PPDH, KT- ĐG; tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên đề; cử GV tham gia các lớp bồi dưỡng; tổ chức cho GV Toán báo cáo thu hoạch kết quả học tập bồi dưỡng; tiến hành dạy minh họa việc phối hợp vận dụng các PPDH tích cực, thử vận dụng các phương pháp đánh giá HS; tổ chức sơ kết, tổng kết từng học kỳ để rút kinh nghiệm. Qua đó, Ban Chỉ đạo có những điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL của NT.

– Tổ chức, hướng dẫn, bồi dưỡng GV nắm vững phương pháp dạy học tích cực môn Toán, thiết kế bài học theo định hướng phát triển năng lực học sinh; vận dụng một cách hợp lí các PPDH sao cho phù hợp với mục tiêu, nội dung kiến thức, năng lực nhận thức của HS, phương tiện DH; dự kiến được các tình huống phát sinh và cách xử lý những tình huống đó trong quá trình DH theo định hướng PTNL HS; tổ chức thao giảng rút kinh nghiệm phương pháp dạy học tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Toán.

107

pháp dạy học. Thông qua các PPDH tích cực được sử dụng trong cuộc thi, GV phải phát huy được tính tích cực của HS.

– Khảo sát năng lực học sinh vào đầu năm học; phân công GV phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; xây dựng kế hoạch dạy học thích hợp nhằm phát triển năng lực học sinh; khuyến khích GV dạy học tích hợp đơn môn, liên môn, tổ chức dạy học theo chuyên đề, chủ đề; khuyến khích, động viên GV Toán viết SKKN về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS theo định hướng phát triển năng lực.

– Tập huấn GV kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học môn Toán và các phần mềm hỗ trợ dạy học môn Toán; cung cấp tài liệu, sách báo khoa học về phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Toán.

– Phổ biến cho GV về quy định và quy chế kiểm tra-đánh giá HS theo định hướng phát triển năng lực, tức là theo kết quả đầu ra. Chỉ đạo GV đổi mới hình thức, phương pháp KT-ĐG theo hướng coi trọng đánh giá sự tiến bộ của HS, đánh giá nhằm mục đích động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của HS; kết hợp đánh giá theo hình thức tự luận và trắc nghiệm, giữa đánh giá thường xuyên và kiểm tra định kỳ. Tiếp tục chỉ đạo GV thực hiện đúng quy trình kiểm tra theo Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30/12/2010 về việc hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra, đánh giá HS theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 về quy chế, đánh giá, xếp loại HS. Quy định về việc chấm, trả bài của GV theo hướng tôn trọng cách giải của HS và đưa ra những nhận xét và lời khuyên nhằm cải tiến cách giải của HS.

– Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí kết quả học tập của HS. Kết quả học tập của HS phải được cập nhật thường xuyên lên website của nhà trường và trang www.vnedu.vn . Học sinh và PHHS có thể xem kết quả học tập của HS mọi lúc, mọi nơi.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

108

bồi dưỡng nâng cao trình độ; tạo điều kiện về CSVC, phương tiện DH, các văn bản quy định của Bộ GDĐT và Sở GDĐT, các tài liệu về đổi mới PPDH, KT-ĐG học sinh theo định hướng PTNL.

Có chế độ khen thưởng, động viên kịp thời những GV tích cực đổi mới PPDH, KTĐG học sinh theo định hướng PTNL.

3.2.3. Đổi mới quản lí hoạt động chuyên môn tổ Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh phát triển năng lực học sinh

3.2.3.1 Mục điích, ý nghĩa của biện pháp

Tổ chuyên môn bộ môn Toán là một bộ phận quan trọng của nhà trường, là nơi thực hiện tất cả các yêu cầu chuyên môn của nhà trường về môn Toán, chịu trách nhiệm với nhà trường về chất lượng dạy học môn Toán. Môn Toán cũng giúp học sinh có những kiến thức kỹ năng cơ bản để học tập những môn học khác, đóng góp rất lớn vào sự phát triển năng lực của HS. Vì vậy, quản lí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)