Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 51 - 107)

7. Cấu trúc của đề tài

1.5.2. Yếu tố khách quan

1.5.2.1. Cơ sở vật chất, phương tiện, tài liệu dạy học

Cơ sở vật chất, phương tiện, tài liệu dạy học phục vụ đổi mới phương pháp, kiểm tra, đánh giá sẽ giúp nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn Toán và quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Các thiết bị dạy học hiện đại, bảng tương tác, các phần mềm hỗ trợ HĐDH môn Toán như Ketch pad, Cabri 3D, E-learning…các phần mềm hỗ trợ làm đề thi, kiểm tra như McMix, Quest, Moodle… rất cần thiết và hữu hiệu đối với hoạt động đổi mới phương pháp, kiểm tra-đánh giá. Nó giúp giáo viên dễ dàng thực hiện các phương pháp dạy học tích cực, đánh giá quá trình

39

học tập của HS. Bên cạnh đó, các thiết bị, phần mềm quản lí nền nếp học sinh, quản lí kết quả học tập HS, website của nhà trường, trang mạng “Trường học kết nối”… là những công cụ không thể thiếu, góp phần nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS.

1.5.2.2. Sự quan tâm của gia đình và xã hội

Sự quan tâm của gia đình và xã hội có tác động rất lớn đối với hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS. Để nâng cao chất lượng HĐDH môn Toán chúng ta cần có đầy đủ CSVC, trang thiết bị hiện đại được đầu tư từ ngân sách Nhà nước và hoạt động tài trợ các công trình giáo dục từ PHHS. Bên cạnh đó, gia đình và XH cũng góp phần nâng cao ý thức học tập của HS.

1.5.2.3. Cơ chế chính sách về dạy học

Nếu có cơ chế chính sách tốt, chúng ta sẽ khuyến khích GV Toán tích cực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, ánh giá; từ đó, nâng cao chất lượng HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL HS. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích các nhà khoa học đầu tư nghiên cứu, triển khai các lí luận dạy học môn Toán vào thực tiễn tại các trường THPT; khuyến khích các trường mạnh dạn đẩy mạnh HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL HS.

Tiểu kết chương 1

Quản lí là nghề có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của các tổ chức, cơ sở và là một hiện tượng xã hội, trong bất kỳ một tổ chức nào thì hoạt động quản lí là tất yếu và cần thiết. Bản chất của quản lí là cách thức tổ chức, điều khiển của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí, nó bao hàm cả yếu tố khoa học, đồng thời mang tính nghệ thuật cao có tác động vào hệ thống, tổ chức vào từng thành tố của hệ thống bằng các phương pháp thích hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

40

động dạy học, quản lý hoạt động dạy học, năng lực học sinh, dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh... có thể nhận thấy: HĐDH là hoạt động đặc trưng, cơ bản nhất trong nhà trường. Hoạt động dạy học có vai trò đặc biệt quan trọng trong giáo dục nói chung và giáo dục THPT nói riêng, chất lượng hoạt động dạy học quyết định chất lượng hoạt động giáo dục trong nhà trường.

QL HĐDH là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của HT để đạt được mục tiêu GD. HT phải có biện pháp QL HĐDH khoa học và hiệu quả. QL HĐDH theo hướng phát triển năng lực HS bao gồm QL hoạt động dạy của GV, hoạt động học của HS, huy động sự tham gia của các lực lượng hỗ trợ khác. Tất cả đều hướng đến phát triển ở HS những năng lực cần thiết để sau khi học xong có thể đáp ứng được yêu cầu của xã hội trở thành lao động phổ thông hoặc học tiếp bậc cao hơn.

Dạy học là nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà trường phổ thông. Kết quả của HĐDH không chỉ phản ánh hiệu quả của quá trình dạy học của GV và HS mà còn phản ánh hiệu quả của công tác quản lí của hiệu trưởng NT đối với quá trình dạy học. Hiện nay, DH nói chung và DH môn Toán nói riêng theo định hướng PTNL là yêu cầu tất yếu của các trường THPT. Nó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Trong quá trình DH theo hướng phát triển năng lực, HS phải phát huy vai trò chủ thể kép trong các HĐDH. HT phải QL được tất cả các khâu của quá trình DH, QL được những tác động của môi trường đến HĐDH. Chất lượng hoạt động dạy học của trường trung học cơ sở được xác định thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá của cơ quan quản lí cấp trên, từ đó giúp nhà trường xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn, để xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng dạy học, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục.

Trong chương 1 luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận về dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực khác biệt với dạy học môn

41

Toán theo cách dạy học truyền thống. Trong chương này luận văn cũng đã trình bày nội dung quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ,đồng thời cũng chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Đây chính là những nội dung sẽ được tiến hành nghiên cứu khảo sát đánh giá thực trạng ở chương 2 của luận văn.

42

Chương 2

THỰC TRẠNG DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THPT THỊ XÃ

AN NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.1. Giới thiệu khảo sát:

- Mục đích khảo sát :

Xác định cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý HĐDH môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh THPT thị xã An Nhơn, tỉnh Bình định.

- Nội dung khảo sát:

+ Thực trạng hoạt động dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực HS ở các trường THPT thị xã An Nhơn.

+ Thực trạng quản lý HĐ DH môn Toán theo hướng phát triển năng lực HS của các trường THPT thị xã An Nhơn.

- Phương pháp khảo sát: + Dùng phiếu hỏi;

Để tìm hiểu thực trạng HĐDH và quản lí HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL HS ở các trường THPT tại thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, tác giả đã tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi.

Số lượng phiếu hỏi: phiếu hỏi dành cho CBQL (phụ lục 1), phiếu hỏi dành cho GV Toán (phụ lục 2), phiếu hỏi dành cho CBQL và GV Toán; phiếu hỏi dành cho học sinh.

Dùng phần mềm xử lý số liệu SPSS 20, Microsoft Excel Quy ước cho điểm và định khoảng các mức độ thực hiện

Thang 4 mức độ:

- Rất tốt /Rất nhiều: 4 điểm - Tốt/ Nhiều: 3 điểm - Bình thường/ Ít: 2 điểm - Chưa tốt/ Không: 1 điểm

43 Thang điểm trung bình

- Từ 3.25 đến cận 4: Rất tốt /Rất nhiều - Từ 2.5 đến cận 3.25: Tốt/ Nhiều - Từ 1.75 đến cận 2.5: Bình thường/ Ít - Từ 1 đến cận 1.75: Chưa tốt/ Không.

Thang 5 mức độ:

- Hoàn toàn đồng ý: 5 điểm - Đồng ý: 4 điểm - Phân vân: 3 điểm - Không đồng ý: 2 điểm - Hoàn toàn không đồng ý: 1 điểm Thang điểm trung bình

- Từ 4.2 đến 5,0: Hoàn toàn đồng ý - Từ 3.4 đến cận 4.2: Đồng ý

- Từ 2.6 đến cận 3.4: Phân vân - Từ 1.8 đến cận 2.6: Không đồng ý

- Từ 1 đến cận 1.8: Hoàn toàn không đồng ý

+ phỏng vấn;

Tác giả đã phỏng vấn CBQL, TTCM tổ Toán, học sinh trường THPT AN1 để tìm hiểu về thực trạng HĐDH môn Toán, thực trạng QL HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.

+ quan sát.

Tác giả đã dự giờ, quan sát tiết dạy của GV tổ Toán Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu để tìm hiểu về thực trạng HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.

- Đối tượng khảo sát : cán bộ quản lý, giáo viên bộ môn Toán, học sinh.

Để khảo sát thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS ở các trường THPT thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định tác giả tiến hành khảo sát ý kiến của 57 CBQL, GV Toán, trong đó có 14 CBQL, 4 TTCM tổ Toán, 2 TPCM tổ Toán, 37 GV Toán và 120 học sinh ở 6 trường

44

THPT gồm: THPT số 1 An Nhơn , THPT số 2 An Nhơn, THPT số 3 An Nhơn, THPT Hòa Bình, THPT Nguyễn Trường Tộ và THPT Nguyễn Đình Chiểu.

Sau đây là một số thông tin về đối tượng khảo sát:

100% CBQL và GV Toán đạt và trên chuẩn. Hầu hết CBQL đều được học tập lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục cho cán bộ quản lý giáo dục trong trường phổ thông do Sở GDĐT Bình Định tổ chức, phần lớn CB QLGD có trình độ thạc sĩ, trong đó có nhiều CBQL có bằng thạc sỹ QLGD.

Đội ngũ GV Toán là những người trực tiếp đứng lớp giảng dạy học sinh, có vai trò quyết định đến chất lượng dạy học môn Toán. Những năm gần đây, các trường THPT trên địa bàn đã tích cực động viên và tạo điều kiện cho GV tham gia học tập nâng cao trình độ, tham gia thi GVG các cấp, điều đó có tác động tích cực với việc triển khai thực hiện các hoạt động dạy học.

Biểu đồ 2.1. Thâm niên công tác của GV Toán ở các trường THPT tại thị xã An Nhơn

Đa số GV Toán ở các trường THPT tại thị xã An Nhơn có thời gian giảng dạy trên 10 năm, 72.1%. Đây là điều thuận lợi trong việc truyền thụ kiến thức đến học sinh do thầy cô đã rất hiểu học sinh, có kinh nghiệm giảng dạy, xử lý tốt các tình huống sư phạm và quản lí tốt việc thực hiện nền nếp học tập của HS. Tuy nhiên, đây cũng là “rào cản” đối với việc đổi mới HĐ DH theo hướng PTNL HS do GV lớn tuổi thường có tâm lí ngại đổi mới, ngại tìm hiểu UD CNTT vào giảng dạy, mà chủ yếu dạy học theo kinh nghiệm.

45

2.2. Khát quát về thị xã An nhơn và tình hình phát triển giáo dục THPT thị xã An Nhơn.

Ngày 28 tháng 11 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 101/NQ-CP thành lập thị xã An Nhơn và thành lập 5 phường thuộc thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. An Nhơn là một thị xã đồng bằng, phát triển theo hướng công nghiệp và đô thị hóa. Thị xã nằm dọc theo trục đường quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 17 km về hướng tây bắc. Có các tuyến đường chính là quốc lộ 1A, quốc lộ 19, Quốc lộ 19B và đường sắt Bắc Nam, cách sân bay Phù Cát 8 km.

Thị xã An Nhơn có 24.264,36 ha diện tích tự nhiên, 178.817 nhân khẩu với 15 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 5 phường: Bình Định, Đập Đá, Nhơn Hòa, Nhơn Hưng, Nhơn Thành và 10 xã: Nhơn An, Nhơn Phong, Nhơn Hạnh, Nhơn Hậu, Nhơn Mỹ, Nhơn Khánh, Nhơn Phúc, Nhơn Lộc, Nhơn Tân, Nhơn Thọ.

Là đô thị vệ tinh của thành phố Quy Nhơn và là trung tâm giao lưu kinh tế - văn hóa xã hội trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Định.

Thị xã An Nhơn gồm 6 trường THPT bao gồm: 2 trường là hệ công lập (tuyển sinh theo hình thức thi tuyển) THPT số 1 An Nhơn, THPT số 2 An Nhơn; 2 trường là hệ công lập tự chủ (tuyển bằng hình thức xét học bạ những em không trúng tuyển vào các trường công lập) THPT Nguyễn Trường Tộ, THPT Nguyễn Đình Chiểu; 2 trường có 50% hệ công lập và 50% hệ công lập tự chủ là THPT số 3 An Nhơn, THPT Hòa Bình.

Các trường có đầy đủ CSVC để tổ chức HĐDH cho con em tại thị xã An Nhơn. Cơ sở trường lớp được đầu tư khá tốt, hiện đại. Thiết bị dạy học được trang bị khá đầy đủ, bên cạnh các trang thiết bị dạy học thông thường theo quy định của Bộ GDĐT, nhiều trường còn trang bị thêm hệ thống âm thanh trong từng lớp học, máy chiếu, bảng tương tác, tivi…Hằng năm, các

46

nhà trường đều tiến hành mua sắm các trang thiết bị dạy học theo yêu cầu của tổ chuyên môn và tổ văn phòng.

Mọi hoạt động giáo dục ở các trường THPT tại thị xã An Nhơn đều thực hiện theo đúng chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định. Các trường đều tăng cường kiểm tra việc giảng dạy môn Toán theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ theo quyết định 16/2006/BGDĐT nhưng phù hợp với đặc điểm học sinh của các trường. Điểm tuyển sinh lớp 10 vào các trường công lập tại thị xã An Nhơn tuy có khác nhau ở các trường THPT nhưng nhìn chung là tương đối thấp so với trung bình của thành phố. Mức dao động từ 17/50 điểm đến 24/50 điểm của ba môn Văn, Toán, Anh. (Số liệu cập nhật ngày 10/7/2018).

Việc biên soạn đề kiểm tra môn Toán được giao cho các trường tự chủ động thực hiện phù hợp với đặc điểm học sinh của trường. Từ năm học 2015- 2016, các trường đều chú ý đổi mới KT-ĐG HS theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT Bình Định. Việc đổi mới KTĐG học sinh đã góp phần đổi mới PPDH và sinh hoạt tổ chuyên môn. Hoạt động giáo dục NGLL, hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo, đi thực tế, hoạt động của các câu lạc bộ trong trường học ngày càng được chú ý. Chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao. Tỷ lệ HS khá, giỏi tăng, tỷ lệ HS yếu giảm. Học sinh được giáo dục toàn diện, phát huy năng khiếu, sở trường.

2.3. Thực trạng dạy học môn Toán các trường THPT trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định

2.3.1. Thực trạng nhận thức về dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực HS

Tổng hợp ĐG của CBQL và GV về dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực của HS ở các trường, tác giả tống hợp phiếu hỏi ý kiến CBQL và GV (57 người, phụ lục 3), kết quả thu được thể hiện trong Bảng 2.1:

47

Bảng 2.1. Kết quả thực trạng nhận thức của CBQL, GV về dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS

S T T Nội dung Mức độ đánh giá Đ T B Đ L C Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý SL % SL % SL % SL % SL % 1

Dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh là mục tiêu cấp thiết hiện nay

22 38.6 33 57.9 2 3.5 0.0 0.0 4.35 0.55

2

Mục tiêu dạy học dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh THPT cần phải rõ ràng, cụ thể, phù hợp với đặc điểm HS THPT.

20 35.1 34 59.6 3 5.3 0.0 0.0 4.30 0.57

3

Chương trình dạy học môn Toán cần tập trung vào việc truyền thụ kiến thức khoa học của môn Toán đã được quy định trong chương trình dạy học môn Toán.

15 26.3 28 49.1 8 14.0 6 10.5 0.0 3.91 0.91

4

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là yếu tố rất quan trọng để phát triển năng lực HS. 19 33.3 34 59.6 3 5.3 1 1.8 0.0 3.91 0.91 5 Để phát triển năng lực học sinh GV cần phải đổi mới kiểm tra, đánh giá theo “kết quả đầu ra”; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối kì.

25 43.9 19 33.3 8 14.0 5 8.8 0.0 4.12 0.96

6

GV cần phải phối hợp đồng bộ giữa nội dung dạy học, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học và đổi mới kiểm tra-đánh giá môn Toán để hình thành và phát triển năng lục Toán học cho HS.

23 40.4 32 56.1 0 0.0 2 3.5 0.0 4.33 0.66

48

Bảng 2.1 cho thấy CBQL và GV Toán đã nhận thức đúng về hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 51 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)