Quản lý chương trình môn Toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 41)

7. Cấu trúc của đề tài

1.4.1. Quản lý chương trình môn Toán

Chương trình dạy học là pháp lệnh của Nhà nước do Bộ GD&ĐT ban hành, là căn cứ pháp lí để Bộ, Sở GD&ĐT tiến hành chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động giảng dạy trong nhà trường. Đồng thời nó cũng là căn cứ pháp lí

29

giúp Hiệu trưởng quản lí giáo viên theo yêu cầu mà Bộ GD&ĐT đã đề ra cho từng cấp học nói chung và giáo dục trung học phổ thông nói riêng.

Chương trình dạy học môn Toán phải thể hiện mục tiêu, quan điểm, chuẩn kiến thức, kỹ năng, gợi ý cần thiết về phương pháp, PTDH môn Toán và kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS. Quản lý chương trình dạy học môn Toán là nhiệm vụ của CBQL. HĐDH môn Toán phải thực hiện theo đúng yêu cầu tiến độ chương trình. CBQL phải điều khiển HĐDH môn Toán theo yêu cầu, nội dung và hướng dẫn của chương trình môn Toán.

Tập trung chỉ đạo dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Tăng cường sử dụng hiệu quả ứng dụng cộng nghệ thông tin trong quản lý và dạy học nhằm đổi mới, cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục.

Hiệu trưởng quản lý việc thực hiện mục tiêu, chương trình và kế hoạch dạy học là chỉ đạo, tổ chức để GV thực hiện đúng và đầy đủ yêu cầu, nội dung chương trình theo quy định của Bộ GD & ĐT. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này Hiệu trưởng cần nghiên cứu kỹ nhiệm vụ năm học, mục tiêu, chương trình và kế hoạch dạy học, phương pháp dạy học phù hợp với từng môn học, từng khối lớp học. Đó là căn cứ để thực hiện tốt chức năng kiểm tra đánh giá kết quả dạy học của Nhà trường.

Quản lí việc thực hiện chương trình là: Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn chỉ đạo tổ chuyên môn theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chương trình đủ và đúng tiến độ thời gian, không được cắt xén, thêm bớt hoặc làm sai lệch nội dung chương trình. Để quản lí việc thực hiện chương trình dạy học, người Hiệu trưởng cần:

- Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn bằng cách tự học, tham dự đầy đủ các lớp tập huấn, các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lí để hiểu nguyên tắc, cấu tạo chương trình của từng môn học, phạm vi kiến thức thức của chúng, những phương pháp và hình thức dạy học đặc trưng của bộ môn, những kiến thức đã được đổi mới trong chương trình, sách giáo khoa, phương

30

pháp giảng dạy bộ môn theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT để từ đó có kế hoạch chuẩn bị những phương tiện dạy học phù hợp, giúp cho việc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên chính xác hơn.

- Chỉ đạo tổ chuyên môn thảo luận, bàn bạc về những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giảng dạy trong năm học trước và những vấn đề đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy để thống nhất thực hiện trong năm học.

- Theo dõi nắm tình hình thực hiện chương trình dạy học thông qua: sổ ghi đầu bài, sổ báo giảng, sổ sinh hoạt chuyên môn, qua tổ trưởng hoặc nhóm trưởng chuyên môn.

1.4.2 Quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Toán của GV

Với triết lí giáo dục lấy học sinh làm trung tâm, dạy học PTNL HS hướng đến mỗi HS phải được phát triển toàn diện. Chính vì thể, GV phải bắt buộc phải thay đổi PPDH dạy học từ việc lấy thầy làm trung tâm sang lấy trò làm trung tâm. Để hoạt động đổi mới PPDH được thực hiện đầy đủ và mang lại hiệu quả cao nhất, HT nhà trường cần phải chú ý đến một số công việc sau đây:

Việc vận dụng, sử dụng phối hợp các PPDH tích cực khác nhau như: PPDH làm việc theo nhóm, phương pháp lấy học sinh làm trung tâm thông qua các tiết thao giảng, dự giờ GV…

Việc vận dụng phối hợp các PPDH tích cực với nhau hoặc phối hợp các PPDH tích cực với PPDH truyền thống rất quan trọng đối với sự thành công của tiết dạy. Chính vì vậy, HT cần tăng cường chỉ đạo GV vận dụng các PPDH tích cực trong các tiết dạy thao giảng, dạy tốt, thi GV dạy giỏi các cấp; quy định bắt buộc các tiết dạy không được xếp loại giỏi nếu không vận dụng các PPDH tích cực.

Sử dụng các phần mềm toán học, dạy giáo án điện tử thông qua: thao giảng, dự giờ GV, việc đăng ký các tiết dạy giáo án điện tử. Hiện nay có rất nhiều phần mềm Toán học hỗ trợ cho hoạt động dạy học môn Toán theo định

31

hướng PTNL như: Phần mềm Brad ’s Free Science Software 2.1 của website Scienceshareware, hỗ trợ dạy học các môn toán, phần mềm Hình học Không gian Cabri 3D, phần mềm ActivInspire, phần mềm Geometer’s Sketchpad mô phỏng hình học động…

Vì vậy, HT cần có những chính sách khuyến khích GV Toán vận dụng các phần mềm toán học vào HĐ DH môn Toán.

Sử dụng các mô hình học tập, làm đồ dùng dạy học thông qua: sổ theo dõi mượn mô hình toán học, đồ dùng dạy học, thao giảng, dự giờ GV… HT cần ban hành quy định nội dung “mượn, trả đồ dùng dạy học” trong quy chế làm việc ở cơ quan được ban hành sau Hội nghị CC-VC đầu năm học. HT cần bố trí nhân viên trực phòng thiết bị dạy học thường xuyên để tạo điều kiện thuân lợi cho GV mượn, trả thiết bị dạy học, ghi và ký tên vào sổ theo dõi đầy đủ. Hàng tháng, HT phải kiểm tra sổ theo dõi mượn mô hình toán học, đồ dùng dạy học. Đối với các tiết dự giờ, thao giảng của GV Toán, HT cần xem xét việc sử dụng theo dõi mượn mô hình toán học, đồ dùng dạy học như một yêu cầu bắt buộc để đánh giá tiết dạy đạt loại giỏi. HT cũng cần có cơ chế khuyến khích GV Toán sử dụng theo dõi mượn mô hình toán học, đồ dùng dạy học trong các tiết dạy.

1.4.3. Quản lý việc dạy của giáo viên

Việc thực hiện chương trình dạy môn Toán chủ yếu là qua giờ lên lớp của GV. “Giờ lên lớp là một khâu trong quá trình dạy học, được kết thúc trọn vẹn trong khuôn khổ nhất định về thời gian theo quy định của kế hoạch dạy học. Do đó, trong mỗi giờ lên lớp hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS đều thực hiện dưới sự tác động tương hỗ giữa các yếu tố cơ bản của quá trình dạy–học, đó là mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học.”[16]

Việc chuẩn bị bài soạn của GV có kết quả hay không được thể hiện qua giờ lên lớp. Giờ lên lớp đóng vai trò quyết định chất lượng dạy học, thậm chí

32

ảnh hưởng đến sự tồn tại của nhà trường. Qua giờ dạy của GV, sẽ bộc lộ những ưu khuyết điểm về năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn của mình. Trong mỗi giờ lên lớp, người giữ vai trò chính, quan trọng nhất là GV. Tuy nhiên, công tác quản lý cũng góp phần tác động gián tiếp đến hiệu quả giờ lên lớp của GV. Vì vậy, HT phải tạo điều kiện phát huy khả năng và nhiệt tình của GV, đồng thời phải có những biện pháp tác động đến giờ lên lớp của GV. Để quản lý việc thực hiện kế hoạch bài dạy môn Toán, CBQL phải chú ý đến một số công việc sau:

Quản lý việc chuẩn bị của GV như: kế hoạch bài học, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học… HT cần kiểm tra thường xuyên kế hoạch bài học của GV. Kế hoạch bài học cần thể hiện đầy đủ các nhân tố cấu trúc của hoạt động dạy học. Các nhân tố này phải có sự thống nhất để đạt được mục tiêu bài học. Mỗi lớp học phải có KH bài học riêng phù hợp với năng lực và mục tiêu cụ thể của lớp đó. HT nhà trường có thể kiểm tra kế hoạch bài học của GV định kỳ (2 lần/tháng), kiểm tra theo kế hoạch kiểm tra nội bộ được công bố từ đầu năm học và kiểm tra đột xuất khi cần. HT cần lập sổ theo dõi việc mượn trả đồ dùng dạy học của GV để quản lí việc sử dụng đồ dùng dạy của GV.

Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học, thực hiện phân phối chương trình thông qua: sổ báo giảng, sổ đầu bài, lịch thao giảng, dự giờ GV… HT kiểm tra hoặc ủy quyền cho TTCM kiểm tra việc thực hiện KH dạy học, sổ báo giảng (2 lần/tháng), HT kiểm tra theo từng tháng, học kỳ sổ báo giảng, sổ đầu bài, lịch thao giảng. Ngoài ra HT còn kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học, thực hiện phân phối chương trình thông qua: sổ báo giảng, sổ đầu bài, lịch thao giảng, dự giờ GV theo KH kiểm tra nội bộ của nhà trường. Việc dự giờ GV được thực hiện theo KH theo hai hình thức báo trước và không báo trước. Việc kiểm tra thường xuyên kế hoạch dạy học, thực hiện phân phối chương trình thông qua: sổ báo giảng, sổ đầu bài, lịch thao giảng, dự giờ GV nhằm mục đích quản lí tốt việc thực hiện tốt phân phối chương trình của GV, tránh tình trạng GV dạy dồn tiết,

33

ép tiết gây ảnh hưởng đến kết quả học tập của HS.

Kiểm tra việc sử dụng PTDH thông qua: sổ theo dõi mượn sách giáo khoa, PTDH, dự giờ GV…HT cần theo dõi thường xuyên sổ mượn SGK, PTDH để kiểm tra tần suất sử dụng đồ dùng dạy học của GV; song song đó, HT nhà trường cũng phải thường xuyên dự giờ GV để đánh giá mức độ và hiệu quả sử dụng PTDH của GV, tránh tình trạng sử dụng PTDH không hợp lí gây lãng phí.

Kiểm tra việc đổi mới PPDH thông qua: thao giảng, dự giờ GV…Việc đổi mới PPDH là yêu cầu bắt buộc của HĐ DH theo định hướng PTNL HS. Vì vậy, HT cần tăng cường dự giờ GV để nắm được việc đổi mới PPDH của GV. Việc đổi mới PPDH phải phù hợp với nội dung bài học, sử dụng PTDH hợp lí, hiệu quả, phù hợp với với năng lực nhận thức của HS, kích thích tư duy của HS, làm cho HS yêu thích môn học.

Chuẩn bị các điều kiện hỗ trợ cho việc dạy học môn Toán: CSVC, môi trường dạy học…Môn Toán là môn học khó đối với HS THPT. Do đó, GV Toán cần chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng dạy học như mô hình hình học, các loại thước kẻ chuyên dùng, các hình ảnh minh họa thực tế, clip … để HS dễ dàng tiếp thu nội dung bài học. Việc chuẩn bị phòng bộ môn Toán với các hình ảnh về các nhà toán học vĩ đại, các mô hình toán học cũng tạo nên môi trường học tập tốt môn Toán. Vì vậy, HT cần quan tâm đầu tư CSVC, môi trường dạy học và quản lí việc sử dụng một cách có hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS.

1.4.4. Quản lý hoạt động học của học sinh theo hướng phát triển năng lực

Chỉ đạo sắp xếp HS vào các lớp, kiện toàn ban cán sự lớp, xây dựng tập thể lớp tự quản: Xếp lớp theo mặt bằng nhận thức, nguyện vọng của HS để thuận lợi trong tổ chức DH; HT chỉ đạo GV chủ nhiệm chia thành các tổ, tư vấn cho các tổ bầu tổ trưởng, tổ phó; tập thể lớp bầu lớp trưởng, lớp phó, phân công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên trong ban cán sự lớp.

34

Chỉ đạo HS thực hiện tốt nhiệm vụ học tập trên lớp:

- Xây dựng, củng cố kỷ cương nề nếp trong nhà trường: HT tổ chức xây dựng hệ thống nội quy trong nhà trường; tổ chức cho HS học tập và ký cam kết thực hiện ngay từ đầu năm học. Thông qua đội ngũ cán sự lớp và Đoàn thanh niên để duy trì kỷ cương nề nếp trong HS, như yêu cầu đi học đúng giờ, làm đầy đủ bài tập và học bài trước khi đến lớp, trong lớp tôn trọng sự hướng dẫn của GV, tham gia tích cực vào các hoạt động học tập; tự giác, trung thực trong học tập...

- Xây dựng động cơ và kích thích HS học tập: HT chỉ đạo GV định hướng cho HS hiểu rõ mục đích của việc học, xây dựng động cơ học tập đúng đắn; theo sát sự tiến bộ của HS trong học tập. Thường xuyên nêu gương tốt trong học tập như tuyên dương HS giỏi vào các dịp như: Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, sơ kết tuần, tháng, học kỳ, tổng kết năm học, khai giảng năm học, họp phụ huynh HS, các đợt thi đua, khen ngợi kịp thời các HS có cố gắng trong học tập, có bước tiến trong học tập (từ yếu vươn lên TB, khá, giỏi)…

- QL hoạt động học tập của HS ở trong giờ học: HT chỉ đạo các GV bộ môn thực hiện nhiệm vụ DH, giao nhiệm vụ cho HS rõ ràng. GV giám sát việc tham gia học tập của HS, khuyến khích HS tích cực chủ động trong học tập; nỗ lực cá nhân, đồng thời biết hợp tác với bạn trong giải quyết các nhiệm vụ học tập nhằm đạt được các mục tiêu DH.

Quản lý HS học tập ở nhà

HT yêu cầu GV bộ môn thường xuyên giao bài tập về nhà với lượng hợp lý, vừa sức và hướng dẫn HS tự học ở nhà; KT việc tự học ở nhà của HS thông qua vở bài tập và vở tự học. Chỉ đạo GV tăng cường KT bài cũ trong các giờ học trên lớp để thúc đẩy viêc học ở nhà của HS.

Phát huy vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh(BĐDCMHS) xây dựng phong trào học tập, tạo điều kiện cho HS học tập ở nhà.

35

HT chỉ đạo GVCN, GV bộ môn kết hợp với Đoàn thanh niên xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động ngoại khóa để HS mở rộng kiến thức, phát triển năng lực hoạt động tập thể, tăng cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn để hình thành và phát triển năng lực. Kết thúc chương trình ngoại khóa yêu cầu HS viết bài thu hoạch để đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức.

HT cần tổ chức cho HS tham gia lao động với thời lượng và công việc hợp lý để HS thực hành, thực hiện nguyên lý “Học đi đôi với hành”.

Kiểm tra hoạt động học của học sinh

- KT ý thức, thái độ HS học tập trong lớp: HT quan sát lớp học, dự giờ học, qua sổ ghi đầu bài, qua sổ gọi tên ghi điểm, trao đổi với GV bộ môn và GV chủ nhiệm. HT chỉ đạo GV quan tâm, động viên HS có tiến bộ trong học tập và xử lý nghiêm những HS có ý thức học tập không tốt, trốn tiết, nghỉ học tùy tiện...

- KT việc học ở nhà của HS: Giao cho GVCN và GV bộ môn thực hiện thông qua KT việc học bài cũ hàng ngày của HS; hoặc tổ chức KT tận nhà HS vào thời điểm phù hợp.

- Tổ chức các kỳ thi, khảo sát chất lượng, thi HS giỏi, thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật; thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết vấn đề thực tiễn... cần vận dụng đúng qui chế để tổ chức đảm bảo nghiêm túc, rút kinh nghiệm những sai sót của HS, thông báo kết quả cho gia đình, khen thưởng những HS đạt điểm cao.

1.4.5. Quản lý môi trường, cơ sở vật chất, thiết bị dạy - học theo hướng phát triển năng lực triển năng lực

Điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn Toán là một nhân tố của HĐ DH đóng vai trò “chất xúc tác” của HĐ DH môn Toán. Điều kiện hỗ trợ tốt thì HĐ DH sẽ diễn ra thuận lợi và dễ dàng đạt được mục tiêu giáo dục. Trong HĐ DH theo định hướng PTNL thì điều kiện hố trợ lại càng quan trọng hơn. Xét theo mối quan hệ thì gia đình, GVCN, Đoàn Thanh niên cùng có tác động

36

đến hoạt động dạy học theo định hướng PTNL HS. Xét theo nguồn lực thì CSVC, tài chính, phương tiện, thiết bị dạy học môn Toán có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả HĐ DH theo định hướng PTNL HS. Nếu cả hai nhóm đối tượng trên cùng tác động tích cực đến HĐ DH theo định hướng PTNL HS thì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)