Điểm mạnh, điểm yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 107 - 109)

7. Cấu trúc của đề tài

2.6.1. Điểm mạnh, điểm yếu

2.6.1.1. Điểm mạnh

- Đội ngũ CBQL, GV có nhận thức đúng đắn về hoạt động dạy học theo định hướng PTNL HS, có tâm huyết trong việc nâng cao chất lượng HS đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay.

- Đội ngũ CBQL nắm được các chủ trương của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo của Sở GD&ĐT Bình Định về dạy học theo định hướng PTNL HS

- HS có ý thức học tập tốt

- Đội ngũ GV môn Toán đều đạt chuẩn và trên chuẩn.

- Các nội dung của hoạt động dạy học môn Toán được thực hiện thường xuyên.

- CBQL thường xuyên chỉ đạo hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS mà trọng tâm là việc đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG, đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học’

2.6.1.2. Điểm yếu

- HS chưa có động cơ học tập môn Toán đúng đắn. HS chỉ quan tâm đến điểm số mà không quan tâm đến việc rèn luyện tư duy, khả năng giải quyết các vấn đề thực tế hoặc dùng toán học để giải quyết các vấn đề của các môn khoa học khác.

- Năng lực tự học của HS còn yếu.

- Tổ chuyên môn tổ Toán chưa mạnh dạn lựa chọn các nội dung của chương trình và SGK hiện hành để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường đảm bảo yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và các năng

95

lực phẩm chất sẽ hình thành cho HS trong mỗi chuyên đề đã xây dựng.

- GV Toán chưa chú ý sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, kết hợp một cách hợp lí giữa PPDH hiện đại và PPDH truyền thống nhằm PTNL HS. GV Toán chưa chú ý đưa ra các câu hỏi mở để HS suy nghĩ mà chủ yếu đưa ra các câu hỏi để kiểm tra kiến thức cũ, kiểm tra trí nhớ của học sinh là chính, chưa chú ý đến các câu hỏi về tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hành động.

- Hình thức dạy học còn đơn giản, chủ yếu là học trên lớp. Các hình thức dạy học trực tuyến, ngoài lớp học…chưa được chú ý.

- Công tác chuẩn bị hoạt động dạy học của GV Toán chưa đáp ứng yêu cầu dạy học theo định hướng PTNL HS. GV chưa lựa chọn được nội dung bài học, phương pháp dạy học, hình thức dạy học, các phương tiện thiết bị phù hợp để tiến hành hoạt động dạy học phù hợp.

- GV Toán chưa vận dụng các định lí toán học vào việc giải quyết các bài toán thực tế, tạo cảm giác là môn Toán rất xa lạ, cao siêu đối với học sinh. - GV Toán chưa tạo được bầu không khí học tập vui vẻ trong các giờ dạy Toán.

- Khả năng UD CNTT của CBQL và GV Toán còn yếu làm cho hoạt động dạy học và QL HĐ DH môn Toán gặp nhiều khó khăn, chậm cải tiến, ảnh hưởng đến hiệu quả HĐ DH theo định hướng PTNL HS.

- GV toán chưa phối hợp tốt với GVCN và PHHS để tìm hiểu những khó khăn của HS trong việc học tập môn Toán để có những biện pháp giúp đỡ kịp thời.

- Hoạt động tổ chuyên môn còn hình thức, nặng về giải quyết các công việc hành chính, chưa tập trung đào sâu chuyên môn. Hoạt động đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo công văn 5555/BGDĐT-GDTrH chậm thực hiện.

- GV Toán chưa mạnh dạn vận dụng các PPDH tích cực, chậm đổi mới hoạt động KT-ĐG kết quả học tập của HS theo chuẩn đầu ra; ít khi sử dụng

96

các thiết bị, phương tiện dạy học để nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học. - Công tác quản lí HĐ DH môn Toán chưa đáp ứng yêu cầu DH theo định hướng PTNL HS. Mặc dù CBQL nhà trường đã triển khai đầy đủ các văn bản về đổi mới giáo dục, đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, đổi mới PPDH, KT-ĐG, trường học kết nối … đến các tổ chuyên môn và GV Toán, nhưng thiếu kiểm tra, đôn đốc nên các tổ chuyên môn và GV toán chậm thực hiện hoặc thực hiện một cách hình thức, chưa làm thay đổi căn bản hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu PTNL HS.

- Công tác bồi dưỡng thường xuyên GV Toán còn nặng về hình thức. - Công tác quản lí hoạt động tự học, tự bồi dưỡng GV chưa thực hiện tốt, chưa có chế độ đãi ngộ xứng đáng cho GV tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lục dạy học môn Toán.

- Các hoạt động hội thảo khoa học, ngoại khóa chưa được tổ chức thường xuyên. Nội dung các cuộc hội thảo, ngoại khóa còn chung chung, chưa cụ thể đối với từng đối tượng HS nên gây nhàm chán và khó vận dụng đối với CBQL và GV tham dự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)