Heinrich Böll Thời gian đan xen giữa quá khứ, hiện tại và ý niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tâm thức thời hậu chiến trong truyện ngắn của bảo ninh và heinrich böll dưới góc nhìn so sánh (Trang 103 - 126)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Heinrich Böll Thời gian đan xen giữa quá khứ, hiện tại và ý niệm

về tương lai

Qua khảo sát 17 truyện ngắn của Heinrich Böll trong cuốn Nàng Anna xanh xao, chúng tôi nhận thấy có thể tìm hiểu thời gian nghệ thuật trong truyện của ông trên cơ sở sự phân định giữa thời gian sự kiện - thời gian trần thuật thời gian tâm trạng và điểm gặp gỡ giữa chúng là có sự đan xen giữa quá khứ, hiện tại và ý niệm về tương lai.

Gắn với hoạt động trần thuật, ta thường nói đến mối quan hệ giữa thời gian sự kiện với thời gian trần thuật.

Đặng Anh Đào cho rằng: “Không riêng gì các nhà lí luận, mà các tiểu thuyết gia cũng ý thức được nhu cầu đổi mới cách thể hiện thời gian” [17; tr.87]. Chuyên ngành Tự sự học rất quan tâm đến thời gian của việc kể, tức là thời gian trần thuật, gắn liền với hoạt động của người kể chuyện. Theo Trần Đình Sử: “Mối quan tâm giữa thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật đã được các nhà Hình thức Nga, Vưtôxtki phát hiện từ lâu. G.Genette có công lập ra công thức để phân tích như là phép tu từ của trần thuật” [66; tr.94].

Thời gian trần thuật (thời gian tự sự - narrative time) “chính là thời gian của người kể, của sự kể. Nó có mở đầu và kết thúc, nó có tốc độ và nhịp điệu riêng do người kể có thể kể nhanh hay chậm. Nó có thể đem cái sau kể trước và ngược lại đem cái trước kể sau” [64; tr.81]. Đó là thời gian của trật tự các sự kiện đã được phân bố lại trong truyện do sắp xếp chủ quan của người kể chuyện. Thời gian trần thuật không tuân theo qui luật của thời gian

vật lí mà được tái tạo lại bởi người kể chuyện. Vì vậy, trình tự trần thuật thường bị đảo lộn bằng cách thuật lại những chuyện đã qua (đảo thuật - analepse) hay thậm chí những việc chưa đến (dự thuật - prolepse), còn được gọi là “dự tự” (Trần Đình Sử). Các thủ pháp rút gọn, tỉnh lược, ngưng nghỉ, lặp lại... cũng thường được người kể chuyện sử dụng để tổ chức thời gian của trật tự các sự kiện sao cho đạt hiệu quả nghệ thuật cao nhất.

Khảo sát thời gian trần thuật trong truyện ngắn của Heinrich Böll, chúng tôi nhận thấy điểm đáng chú ý là sự đảo lộn trình tự trần thuật của người kể chuyện hay nói cách khác đây chính là “kiểu thời gian đảo tuyến, các thời điểm trong truyện ngược hướng với thời điểm của truyện” (Nguyễn Thái Hòa). Kiểu trần thuật này trở thành một trong những đặc điểm cho thấy sự đổi mới tư duy truyện ngắn khi gắn với cảm thức hiện đại, khát vọng làm chủ thời gian trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Với lối trần thuật này, thời gian bị đảo lộn không còn theo trật tự tuyến tính của thời gian đời sống. Nhiều câu chuyện diễn ra sau được kể trước và ngược lại nhiều câu chuyện diễn ra từ trước nhưng rất lâu sau người kể chuyện mới nhắc lại. Một trong những hình thức tổ chức lại thời gian trần thuật thường thấy trong truyện ngắn của Heinrich Böll là từ hiện tại quay về quá khứ. Lối kể này được đánh dấu bởi những dấu hiệu ngôn từ như: “hồi đó”, “từ bao giờ”, “trong kí ức tôi”, “tôi còn nhớ”... Trong Đêm thánh vô cùng, Heinrich Böll viết: “Ai cũng biết hồi đó khó kiếm bơ và mỡ như thế nào. Vào năm 1945, chính cậu Franz là người có những quan hệ tốt nhất cũng không tìm đâu ra bánh hạnh nhân, kẹo vòng, sô cô la và nến” [35; tr.77]. Cũng bởi lời trần thuật xuất phát từ điểm nhìn trong quá khứ nên tạo ra sự hồi tưởng trong câu chuyện. Nó làm sống dậy mạnh mẽ những chuỗi sự kiện diễn ra trong quá khứ, tạo nên sự ám ảnh không thôi của nhân vật.

Trong truyện ngắn Hồi tưởng của một vị vua trẻ, có dung lượng văn bản là 09 trang. Chúng tôi tạm chia thành 6 đoạn. Mỗi lớp được kí hiệu là chữ cái in hoa (A, B, C, D, E, F) và thời gian quá khứ xa nhất được kí hiệu là số 1 đến hiện tại gần nhất là chữ số 6 (1, 2, 3, 4, 5, 6) để nhằm biểu hiện thời gian cốt truyện.

Đoạn A: Từ đầu đến: “Về sau, tôi được biết mấy người sưu tầm kỉ vật

đã thu nhặt chúng lại và bán cho nước ngoài, nơi cái bằng chứng về sự yếu kém chính tả ấy của tôi được lưu trữ trong tủ kính”.

Đoạn B: Từ “Sau đó là những tháng vất vả” đến “mẹ quá cố của tôi”. Đoạn C: Từ “Nhưng ba tháng sau” đến “Tôi vẫn còn thích làm vua

nhưng một sự cố nghiêm trọng đã chấm dứt vĩnh viễn sự nghiệp của tôi”.

Đoạn D: Từ “Số là lúc tôi lên mười bốn” đến “có lần làm vua nữa”. Đoạn E: Từ “Nhưng mới đây” đến “một tiếng trước đó”. Kể về việc đi

xem bảo tàng của nhân vật tôi với Jadwiga.

Đoạn F: Phần còn lại, nhân vật tôi và Jadwiga rời bảo tàng đi làm việc.

Dưới đây là là trật tự các đoạn của truyện, nếu sắp xếp theo thời gian từ quá khứ xa nhất đến hiện tại gần nhất.

E1: Nguyên nhân vì sao có giấc mơ làm vua. Đây là quá khứ xa nhất. A2: Nhân vật tôi lúc mười ba tuổi và cuộc sống của bậc vương giả. B3: Nhân vật tôi đăng vị và khoảng thời gian tuyệt vời làm vua. C4: Nhân vật tôi buộc phải cưới con gái thủ tướng.

D5: Đất nước Capota xảy ra chiến tranh.

F6: Hiện tại gần nhất, nhân vật tôi và Jadwiga rời bảo tàng đi làm việc.

Qua theo dõi kết cấu tác phẩm, chúng ta thấy có thể chia tác phẩm thành hai truyện. Truyện kể thứ nhất (ứng với đoạn E1) kể về giấc mơ làm vua, đây là câu chuyện phụ, là cái “nguyên cớ” để tác giả có cơ hội trình bày câu chuyện chính, truyện kể thứ hai (ứng với đoạn A2  D5).

Thời gian truyện kể là khoảng hơn 2 năm, được tác giả gói gọn trong vòng 9 trang viết. Nhưng cái quan trọng là ở đây có sự tổ chức thời gian nghệ thuật. Từ thực tại gần nhất quay trở về quá khứ xa nhất có ý nghĩa gì? Ở đây, theo chúng tôi Heinrich Böll nhằm mục đích tạo dựng nên một sự “hợp lý hóa” cho nội dung, những tình tiết trong truyện kể. Hẳn chúng ta còn nhớ cái mô hình, cấu trúc thời gian trong truyện cổ tích cùng với vai trò của nó. Bắt đầu một truyện cổ tích nào, chúng ta cũng thường thấy có một công thức về thời gian: “ngày xửa ngày xưa”, “đã lâu lắm rồi”... Nói một cách ngắn gọn, cái mô hình, cấu trúc thời gian ấy, có tác dụng đưa người nghe, người đọc vào thế giới của cổ tích, của những truyện thần kì, nơi mà bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra, thế giới cách xa về thời gian, không gian, do đó nó khác xa đối với hiện tại (thế giới hiện thực của người đọc hoặc người nghe truyện cổ tích). Nhờ vậy khiến cho người nghe (người đọc) không còn phải băn khoăn, thắc mắc về những điều kì bí, thần diệu trong truyện cổ tích nữa. Tương tự vậy, sự thay đổi thời gian trần thuật trong Hồi tưởng của một vị vua trẻ cũng có ý đồ như vậy. Vì nội dung truyện ngắn đề cập đến những nhân vật lịch sử mà không theo chính sử, mặt khác, truyện cũng mang nhiều chi tiết hoang đường như “trình độ học vấn của nhà vua”, “buổi mít tinh bộc phát”, “bằng chứng về sự yếu kém chính tả được những người sưu tầm cổ vật lưu trữ trong tủ kính”... Bởi vậy, sự sai trật niên biểu, độ lùi của thời gian đã giúp nhuốm màu huyền thoại, phủ lớp bụi mờ của thời gian lên câu chuyện. Từ đó, giúp cho nội dung câu chuyện mà tác giả kể có sự “khác thường”,“bất thường”, độc giả cũng đỡ “băn khoăn”, vì nó đã thuyết phục độc giả bằng thời gian của huyền thoại và quá khứ xa xôi ấy. Kiểu tổ chức thời gian như vậy giúp tác giả có thể tự do, thoải mái nêu những suy nghĩ của mình về quá khứ, về chiến tranh.

Nếu thời gian sự kiện – thời gian trần thuật gắn với hình tượng người kể chuyện thì thời gian tâm trạng gắn bó với hình tượng nhân vật.

Việc chú ý đến lịch sử tâm hồn hơn là lịch sử sự kiện đã giúp Heinrich Böll tạo ra bức tranh thời gian tâm trạng trong tác phẩm của mình. Thời gian tâm trạng là phương tiện để nhà văn có thể khám phá thế giới bí ẩn bên trong con người. Thời gian có khi lần về quá khứ qua cái nhìn hồi cố hay cái nhìn trải nghiệm của nhân vật, để nhân vật được sống với bản thể của mình, có khi chỉ để chiêm nghiệm thực tại, từ chối thực tại. Có thể nói nhà văn đã quan tâm đến cái chủ quan, cái bí ẩn sâu xa nhất trong tâm lí con người đến độ sắc nhạy. Ở đây, chúng tôi khảo sát thời gian tâm trạng trong truyện ngắn của Heinrich Böll trên đặc điểm xuyên suốt: cái nhìn mang tính chất hồi cố, trải nghiệm của các nhân vật.

Trong cái nhìn hồi cố, nhân vật nhìn về quá khứ qua tấm màn của hồi ức. Người vứt bỏ có thể xem là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của Heinrich Böll mang cái nhìn này. Ở truyện ngắn ấy, tác giả đã dành khá nhiều đoạn để miêu tả cái nặng nề của thời gian tâm trạng qua cái nhìn thế sự đời tư: “Khi một chiếc xe tải vượt qua làm nền cho cửa kính xe điện, tôi lợi dụng cơ hội ngắn ngủi để kiểm tra nét mặt. Nó không quá trầm tư, gần như đau đớn hay sao? Tôi vội xóa bỏ nét trầm tư, cố tạo cho mình vẻ mặt nên có” [35; tr.213]. Chính vì vậy, tác phẩm như một sự trốn chạy quá khứ của người luôn cảm thấy mình là “người vứt bỏ”. Người vứt bỏ có thời gian sự kiện không dài, theo văn bản ta có thể xác định cụ thể qua dòng trần thuật: “Mấy tuần nay, tôi tránh tiếp xúc với những ai có thể hỏi tôi làm nghề gì; nếu thực sự phải gọi tên nghề ấy, tôi buộc lòng phải nói ra một từ khiến người đồng thời phải hoảng sợ” [35; tr.211]. Trên trục thời gian đó, những sự việc liên tiếp xảy ra được tác giả ghi lại rất tỉ mỉ.

Bảng thống kê chỉ dẫn thời gian trong Người vứt bỏ:

TT Trang Nội dung hoặc câu trích

I 211 Mấy tuần nay, tôi tránh tiếp xúc với những ai có thể hỏi tôi làm nghề gì II 211 Trước đây vài tuần thì khác, lúc nào tôi cũng sẵn sàng...

III 211 Nhưng từ mấy tuần nay, cứ vào lúc bảy giờ rưỡi sáng... IV 214 Tôi phải mất hàng năm trời để sáng tạo nghề của mình...

V 214 Năm này qua năm khác, tôi đi dọc trục hoành, leo lên trục tung.

VI 214 Nhưng từ khi hành nghề và thấy các lý thuyết của mình được áp dụng...

VII 214 Tôi mở những bao to tướng mà ông gác cổng mang từ bưu điện về từ hồi sáng sớm...

VIII 215 Nhờ tập luyện qua những cuộc thử nghiệm kéo dài hàng năm trời nên tôi quen việc, làm xong tất cả trong vòng nửa tiếng; lúc ấy đã tám giờ rưỡi...

IX 215 Lúc chín giờ rưỡi, tôi bấm chuông gọi ông gác cổng... X 216 Lúc mười một giờ, trước khi rời chỗ làm, ...

XI 216 Hồi nhỏ, tôi cũng sưu tầm những tờ quảng cáo du lịch...

XII 217 Mười một tuổi, tôi đã tập thói quen hễ ba tôi vừa đi làm ở cơ quan thì lấy ngay những thứ trong sọt rác ra xem xét, phân loại...

XIII 217 Vì vậy, khi lên mười hai, tôi đã làm chủ một bộ sưu tập lớn gồm những tờ khuyến mãi rượu Riesling, nhiều ca tô lô mật ong giả và lịch sử nghệ thuật.

XIV 217 Tốt nghiệp trung cấp xong, tôi nối gót cha trên con đường dẫn tới sự nghiệp hành chính.

XV 218 Quá trình ấy đòi hỏi ít nhất năm giây, nhiều nhất hai mươi lăm giây...

XVI 219 Từ 8 giờ đến 8 giờ rưỡi, tôi phá hủy một cách tàn nhẫn sản phẩm của những nhà máy, nhà in đáng trọng, những thiên tài vẽ đồ hình...

XVII 220 Trong vòng một tiếng đông hồ, tôi tiêu hủy kết quả của hai trăm giờ lao động, tiết kiệm cho hãng Ubia một trăm giờ nữa

XVIII 220 Đã từ lâu, tôi bận việc tính toán về giấy gói và bao bì...

XIX 221 Lúc dạo phố giữa mười một giờ và một giờ trưa, tôi được biết thêm nhiều điều mới...

XX 222 Lúc ba giờ, tôi lại vào cổng sau hãng Ubia để giải quyết thư từ phát buổi chiều mà hầu hết là ấn phẩm.

XXI 222 Chưa đầy mười lăm phút, tôi đã tìm ra mười hay mười hai cái thư... XXII 223 Tờ chỉ dẫn cách buộc dây cao su: ba mươi bảy giây.

XXIII 223 Thường tới khuya tôi mới đi ngủ, nhưng vừa chợp mắt, các công thức liền đuổi bắt tôi, cả núi giấy vô dụng đè lên người tôi...

Nhận xét tổng thể: Người vứt bỏ được xây dựng dựa trên 23 mốc thời gian theo cách trình bày của tác giả. Nhà văn tổng hợp các sự kiện, bắt đầu mỗi phần bao giờ cũng có sự chỉ dẫn về thời gian để lược thảo các biến cố. Tuy vậy, có thể nhận thấy tất cả đều là dãy hồi ức của người trần thuật xưng tôi hiện về. Quá khứ xa nhất nằm ở phần đầu của tác phẩm, cũng có thể coi đó là quá khứ sâu kín nhất trong tâm thức của người kể chuyện giữa muôn vàn câu chuyện cũ – mới. Lúc này, ý thức thực tại của anh ta là sự trốn chạy, trốn chạy để tránh tiếp xúc với những ai có thể hỏi anh ta làm nghề gì.

Theo Trần Văn Toàn: “Việc hướng đến miêu tả nội tâm, những mối éo le trong lòng người và vì thế những miêu tả chi tiết về thời gian gắn liền với việc đi sâu nắm bắt những suy nghĩ của nhân vật” [80; tr.88]. Bằng cách kể chuyện thiên về kể mà nhẹ tâm trạng, truyện ngắn Heinrich Böll là những dòng chảy của số phận, phiêu bạt của kiếp người. Người vứt bỏ được kể lại bằng lối trần thuật theo kiểu hồi ức, thời gian tâm trạng tức nhân vật nhớ lại những sự việc đã xảy ra. Phương thức tự sự này đã tạo nên hai mặt song song trong truyện kể: một, hướng đến những sự việc đang diễn ra và mặt khác hướng đến những tâm trạng dằn vặt với ẩn ức nội tâm: “Rõ ràng tôi đã thành công trong việc mang chiếc mặt nạ để tránh những câu hỏi về nghề nghiệp của mình” [35; tr.121]. Như vậy, nếu mạch trần thuật sự kiện được đẩy lùi về thời quá khứ càng xa, thì mạch biểu hiện cảm xúc càng trôi dạt về thì hiện tại, tạo hiệu ứng lan tỏa. Những chuyện của hôm qua như không hề khép lại mà vẫn tiếp tục sống trong dòng trôi của hiện tại. Chuyện “sưu tầm những tờ quảng cáo”, chuyện “tính toán thời gian nhanh nhất để mở và lướt nhìn một ấn phẩm”... đều là những chuyện nhỏ nhặt nhưng đó lại là những tín hiệu thời gian quá khứ lần về, chú ý sự thức tỉnh của người đọc.

Khi nghiên cứu thời gian tâm trạng qua cái nhìn hồi cố của Heinrich Böll, chúng tôi nhận thấy: thời gian ở đây hoàn toàn hiện hữu từ dòng chảy ký

ức của con người. Nó có thể nhanh hay chậm, dài hay ngắn là phụ thuộc vào cảm giác của nhân vật chứ không phụ thuộc vào cốt truyện hay thời gian sự kiện mà nhà văn hư cấu. Sự mơ hồ về mặt thời gian lần nữa cho thấy nhân vật dường như mất đi ý thức về thời gian, họ sống trong hiện tại hôm nay nhưng tâm hồn vẫn bị ám ảnh khôn nguôi bởi quá khứ. Tâm thức thời hậu chiến làm họ thường xuyên rơi vào trạng thái bơ vơ, lạc lõng trong cuộc sống hiện tại.

Sự trải nghiệm của con người có được sau khi anh ta đã bỏ ra phần lớn thời gian của đời mình, mà ngồi chiêm nghiệm, đánh giá lại những sự việc đã qua, giữa cái được và cái mất. Trong truyện ngắn của Heinrich Böll, ta thấy rất nhiều nhân vật có được sự trải nghiệm trong bước chân trở về hòa nhập với cuộc sống hiện tại. Đó có thể là sự chạy theo thành tích của những vị thống kê trong Bên cầu hay đó là cảm nhận của cái tách trước khoảng khắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tâm thức thời hậu chiến trong truyện ngắn của bảo ninh và heinrich böll dưới góc nhìn so sánh (Trang 103 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)