Những ký ức chất chứa sự vô nghĩa trong truyện ngắn Heinrich Böll

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tâm thức thời hậu chiến trong truyện ngắn của bảo ninh và heinrich böll dưới góc nhìn so sánh (Trang 46 - 51)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Những ký ức chất chứa sự vô nghĩa trong truyện ngắn Heinrich Böll

Heinrich Böll là nhà văn chịu ảnh hưởng của Chủ nghĩa biểu hiện (Expressionismus) với tư cách là một trào lưu văn học xuất hiện trước tiên ở

Đức vào những năm đầu thế kỷ XX. Nó là thái độ phản ứng trước sự khủng hoảng xã hội trầm trọng ở châu Âu do chiến tranh thế giới cùng với những chấn động dữ dội của các cuộc cách mạng làm cho con người trở nên lạnh lùng, dửng dưng, vô cảm hơn bao giờ hết. Cùng với nhà thơ Georg Trakl, tiểu thuyết gia Robert Musil, kịch gia Frank Wedekind... Heinrich Böll mạnh mẽ phản đối chiến tranh, chống lại sự vật chất hoá cuộc sống và tình trạng vô hồn hoá cuộc sống bằng những hình tượng nhân vật hành động vô thức, hành động đến quên cả ý niệm về ngôn ngữ. Đứng trước cảnh tàn phá của chiến tranh đế quốc, họ thấy cuộc đời hết sức phi lý, chỉ còn lại "cái tôi" là có ý nghĩa. Nhà văn không hề bình luận gì nhiều mà thông qua chuỗi hành động của nhân vật, người đọc có quyền tự phán xét.

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn của Heinrich Böll biểu hiện trước hết ở sự đối lập giữa khung cảnh tươi đẹp trong quá khứ và hiện tại là những cảnh vật, đồ vật đổ nát và tàn lụi. Trong truyện ngắn Thiên đàng đã mất, người đọc sửng sốt trước một thiên đàng tươi đẹp ngày nào giờ chỉ còn trong quá vãng: “các băng ghế mục nát phủ đầy lá cây, cái giếng phun ở đoạn lối đi uốn cong nhất đã xanh rêu, ngập rác rưởi và vỏ hộp thiếc, và tuy đang tiết xuân ướt át nhưng không thấy có một vết ẩm nào trong giếng, vòi nước bằng thép bị bẻ cong... dãy hàng rào xác xơ từ những mảnh thiếc hẹp gỉ sét cong veo trông như sắp đổ ụp” [35; tr.7-8]. Đặc biệt là hình ảnh “một đoạn mảng xối treo lủng lẳng suốt bảy năm dài” vừa có ý nghĩa biểu tượng cho sự kiên cường của dân tộc Đức, vừa có ý nghĩa tố cáo sự hủy diệt của chiến tranh lên đời sống con người bởi chính tác giả đã nhận định: “thật đáng sợ khi nghĩ đến cái máng nước hỏng khiến nước mưa đổ chéo suốt mặt tiền nhà suốt bảy năm trời vẫn còn treo lơ lửng. Mảng thiếc đó được giữ khá lỏng lẻo trên mái nhà suốt bảy năm, trong khi tòa nhà bị tốc mái, cây bị đốn, vôi vữa rơi rụng từng mảng và bom rơi khắp nơi, nhưng chưa bao giờ

cái mảnh thiếc nhỏ bé ấy bị bom đạn hay sức ép làm mất cái thế nghiêng nghiêng và rơi xuống đất” [35; tr.12].

Bên cạnh sự hoang tàn của cảnh vật là sự vô nghĩa của những kiếp người trước cái đói và quyền lực. Gọi là vô nghĩa bởi nhân vật của Böll dường như mất hết ý thức về đời sống tinh thần, chỉ mong thỏa mãn được cái đói đang hành hạ mà chàng thanh niên với sự hồn nhiên, thèm thuồng trong

Mùi vị bánh mì là một ví dụ. Vì cái đói anh ta trở nên mạnh bạo hơn bao giờ hết và sau lời chào lịch sự, anh ta hướng mắt về phía trái, nơi có cái tủ với đầy ắp bánh mì rất hấp dẫn: “Chúng nằm chồng chéo lên nhau, cả thảy hơn một chục ổ nứt nẻ” [35; tr.60]. Mặc dù vậy, anh ta cũng là người tự trọng, thái độ ấy thể hiện ở chỗ: “Thèm chảy nước miếng, anh nuốt xuống ừng ực và nghĩ thầm: tôi sẽ ăn bánh mì, dù sao đi nữa, tôi cũng sẽ ăn bánh mì” [35; tr.60]. Người ta nói không sai, đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, sự thánh thiện của vị nữ tu đã soi thấu lòng anh ta, sự thành khẩn vì đói của anh thanh niên đã phản chiếu sâu sắc trong đôi mắt của chị, biến nó thành một đôi mắt “ngây thơ” và “lộ vẻ thương hại lẫn sợ sệt”. Bấy giờ, sau chiến tranh, nước Đức mang tâm lý thất bại nặng nề, sự hoang mang về tư tưởng, sự đói kém về đời sống vật chất khiến người ta nghĩ đến những cỗ xe tăng rỉ sét và ì ạch. Người ta đói đến mức phải đi xin ăn và ăn trong sự sợ hãi, sợ sệt: “Anh ta vội vàng bẻ một miếng bánh: cằm run rẩy, anh cảm thấy cơ miệng và đôi hàm run giần giật. Rồi anh cắn sâu vào chỗ bẻ lồi lõm và nhai... Anh cắn sâu hơn, lấy cả cái vỏ nâu nâu, dai như da, hai tay anh nắm thân bánh bẻ thêm miếng nữa; tay phải cho bánh vào miệng, tay trái giữ chặt thân bánh; anh tiếp tục ăn; ngồi xuống cạnh một cái rương, và khi bẻ bánh, anh luôn luôn cắn vào chỗ mềm trước tiên, rồi giữa lúc cứ cắn sâu mãi vào, anh cảm thấy bánh chạm quanh miệng mình như niềm âu yếm khô khan” [35; tr.61]. Không phải ngẫu nhiên mà gần cuối truyện Heinrich Böll chú ý miêu tả tỉ mỉ cách ăn của nhân vật, sự vồ vập

có phần hơi trần trụi ấy chính là hình ảnh quen thuộc của xã hội Đức thời hậu chiến. Và bằng cách nhấn mạnh cái đói, nhà văn người Đức cũng đồng thời chỉ ra tình cảnh khốn cùng của nhân dân Đức, họ là những con người đáng thương, đáng trọng, cần được giúp đỡ và yêu thương.

Như chúng tôi đã trình bày, Heinrich Böll không miêu tả trực tiếp chiến tranh mà chậm rãi quét ống kính của mình qua các mảng hiện thực rạn vỡ của nước Đức thời hậu chiến. Lối viết này tạo nên một sự ám ảnh đặc biệt. Và một trong những mảng màu đậm nét đó là chân dung những con người bị bóc lột sức lao động. Lao động là một trong những cách để chúng ta tồn tại, lao động để kiếm miếng cơm manh áo, vất vả thế mà vẫn có những người sống bằng mồ hôi, nước mắt của người khác. Thấp thoáng trong tác phẩm là chân dung của những người lao động cần mẫn, mặc dù họ bị thiệt thòi trong khi bán sản phẩm của mình nhưng lúc nào cũng vui vẻ và chẳng dám kêu ca nửa lời: “Từ năm thế hệ nay, họ hít bụi tỏa ra từ những thân gai vỡ nát, phải chết dần chết mòn, những dòng họ nhẫn nại, vui tươi, tới bữa thì ăn pho mát dê, khoai tây, thỉnh thoảng mới làm thịt một con thỏ; tối đến, họ kéo sợi, đan len trong phòng, uống trà bạc hà và như thế là họ đã sung sướng” [35; tr.105].

Đối lập với họ là dòng họ nhà Balek với cái cân “huyền thoại”. Trong cuộc đấu tranh để sinh tồn, kẻ nào mạnh, kẻ ấy sẽ thắng, và trong cuộc chơi của nhà Balek, sự mánh khóe của họ đã thắng. Với cái cân mà “mỗi nửa cân thiếu năm decagram rưỡi”, tự bao đời này, họ đã chiếm không không biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt của dân chúng. Và chúng tôi đang muốn nhắc đến tác phẩm Cái cân nhà họ Balek. Có thể nói, thông qua truyện ngắn này, Heinrich Böll đã xây dựng thành công hai mảng màu đối nghịch, đây cũng là hai hạng người phổ biến trong xã hội Đức bấy giờ. Sức tố cáo sự hủy diệt của chiến tranh lên tâm hồn con người là ở sự chịu đựng, một sự chịu đựng vô điều kiện, chấp nhận cả những điều luật vô lý: “Không ai được

phép giữ cân ở nhà. Luật ấy xưa đến nỗi chẳng ai nghĩ nó xuất hiện lúc nào và vì lí do gì, nhưng nó phải được tuân theo và quyền lực của họ Balek lớn đến nỗi ở những làng lân cận cũng không ai dám mướn người phạm luật hay mua dược thảo người ấy hái được trong rừng” [35; tr.107]. Đây là một biểu hiện của tâm thế hoang mang trước sự suy đồi của con người trong cuộc sống mưu sinh.

Còn trong truyện ngắn Người vứt bỏ, chúng ta gặp ở đó một cái tôi bất hòa với xã hội, trốn tránh tất cả và làm những công việc thừa thãi, vô nghĩa. Anh ta cảm thấy vui vẻ với cái “vỏ an toàn” của mình. Với anh, ngụy trang cũng là cả một công trình với hàng ngàn ý tưởng che đậy: “tôi mặc áo vét xám, sơ mi xanh, thắt cà vạt xanh nhạt. Tôi có dáng vẻ của một công dân đã thoát khỏi nỗi trầm tư”; “tôi chắc được xem như người mà phẩm chất quần áo chứng tỏ là phong lưu nhưng có quan điểm sống bám rễ sâu vào các nguyên tắc dân chủ” và thậm chí “khi một chiếc xe tải vượt qua làm nền cho cửa kính xe điện, tôi lợi dụng cơ hội ngắn ngủi để kiểm tra lại nét mặt. Nó không quá trầm tư, gần như đau đớn hay sao? Tôi vội xóa bỏ nét trầm tư, cố tạo cho mình vẻ mặt nên có” [35; tr.213]. Cái gì cũng hời hợt, nửa vời, giả tạo. Đó là về sinh hoạt thường ngày của nhân vật tôi.

Tiếp nữa, về công việc. Nhân vật tôi làm một nghề lạ - “tôi làm việc vứt bỏ”. Chính công việc này buộc anh phải suy nghĩ về những giá trị của chúng trước khi bị vứt đi. Cứ thế, anh chìm đắm trong cả núi giấy tờ và những bộ phiếu một cách chua xót. Rồi ngay cả cái cách anh ta chọn công việc cũng cho thấy sự “vô danh” của mình. Việc thú nhận “tôi là người vứt bỏ” là một suy nghĩ thốt ra tận trái tim khi anh ta cảm thấy sự vô vị, vô nghĩa của mình và cả khi mình muốn làm một cái gì có ích hơn lại bị cho là “mắc bệnh tâm thần” . Ta đặc biệt chú ý đến âm thanh mà tác giả đặt cuối truyện. Giấc ngủ là khoảng thời gian bình yên nhất, là lúc chúng ta được nghỉ ngơi, thế nhưng

một lần nữa, công việc choáng ngợp cả giấc ngủ của nhân vật tôi: “thường tới khuya tôi mới đi ngủ, nhưng vừa chợp mắt, các công thức liền đuổi bắt tôi, cả núi giấy vô dụng đè lên người tôi; một số công thức nổ tung như thuốc nổ đinamít, tiếng nổ vang như tiếng cười giòn” [35; tr.224]. Đây chính là dấu ấn của chiến tranh chìm sâu trong vô thức nhân vật tôi, anh cũng là nạn nhân của chiến tranh với những ký ức luôn chực chờ sống dậy.

2.2. Con người mang tâm thức thời hậu chiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tâm thức thời hậu chiến trong truyện ngắn của bảo ninh và heinrich böll dưới góc nhìn so sánh (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)