7. Cấu trúc luận văn
3.1.1. Bảo Ninh Tình huống bi kịch và bất ngờ
Bảo Ninh là cây bút có nhiều sáng tạo độc đáo trong việc xây dựng tình huống truyện. Trong truyện ngắn của ông, cốt truyện tâm lý được sử dụng nhiều hơn cốt truyện chỉ đơn thuần sự kiện. Điều này có nguồn gốc từ lối tư duy duy cảm của phương Đông thâm trầm và sâu sắc.
Thứ nhất là tình huống bi kịch.
Kiểu tình huống này thường dựng lại những sự kiện đặc biệt của đời sống mà trong đó nhân vật bị đẩy tới một tình huống éo le do biến động trong thế giới tình cảm. Đây được xem là kiểu tình huống làm nổi bật giá trị nghệ thuật của truyện ngắn Bảo Ninh và theo Nguyễn Chí Hoan thì “những tình
huống bi kịch ấy dù trực tiếp hay gián tiếp đều do chiến tranh gây ra” [32; tr.119]. Cho nên, hầu hết những truyện ngắn của Bảo Ninh được xây dựng theo kiểu tình huống này đều thể hiện những nỗi đau, những mất mát của con người sau chiến tranh và ngay cả trong cuộc sống đời thường. Tiêu biểu cho kiểu tình huống này là những truyện ngắn: Bí ẩn của làn nước, Đêm cuối cùng ngày đầu tiên, Gọi con, Gió dại, Hữu khuynh, Khắc dấu mạn thuyền, Lá thư từ Quí Sửu, Mắc cạn, Ngàn năm mây trắng, Ngôi sao vô danh, Người Thăng Long quê Đàng Trong, Rửa tay gác kiếm, Tòa dinh thự, Trại “bảy chú lùn”... (Xem Phụ lục 1: Bảng thống kê các kiểu tình huống truyện nổi bật trong truyện ngắn Bảo Ninh)
Truyện ngắn Ngàn năm mây trắng xoay quanh tình huống: nhân vật “tôi” có mặt trên một chuyến bay tình cờ bắt gặp một khung cảnh éo le. Đó là cảnh tượng một bà mẹ liệt sĩ đang làm đám giỗ cho con khi máy bay đang bay qua vùng trời mà đứa con yêu quý của bà hy sinh. Những nén hương nhen nhóm, tỏa ra không gian một mùi hương hoài niệm không kém phần thành kính, thiêng liêng làm những người xung quanh và bạn đọc vô cùng xúc động. Việc làm của bà gây nên những phản ứng khác nhau của hành khách trên chuyến bay hôm ấy. Trước sự phản ứng cộc cằn của một hành khách, bà van xin hết lời. Thái độ khẩn thiết ấy làm phần đông hành khách còn lại và nhân viên phục vụ trên chuyến bay cảm thấy xót xa, thương cảm. Những nguyên tắc an toàn bay lạnh lùng, nghiêm ngặt trở nên bất lực trước tình mẫu tử thiêng liêng của người mẹ. Nhà văn đặt các nhân vật đối diện với tình huống éo le là có lý do của mình. Một mặt nhà văn muốn đặt ra vấn đề về sự thật chiến tranh gắn với những đau thương, mất mát. Mặt khác, nhà văn còn khẳng định: chiến tranh đã qua đi nhưng những hậu quả mà chiến tranh để lại vẫn mãi ám ảnh, không thể xóa nhòa trong ký ức của những người ở lại. Chiến tranh khiến người mẹ mất con mãi mãi mang trong lòng một vết thương khó lòng liền sẹo.
Còn trong truyện ngắn Bí ẩn của làn nước, chúng ta cũng bắt gặp một tình huống éo le, bi kịch không kém gì nghịch cảnh của bà mẹ trong Ngàn năm mây trắng. Bi kịch của truyện bắt nguồn từ tình huống người cha đã không cứu được vợ và đứa con trai mới sinh của mình mà cứu con của người đàn bà xa lạ khi cơn lũ bất ngờ ập đến. Nhân vật “tôi” đã nuôi dưỡng đứa con gái không phải ruột thịt với mình gần 20 năm qua và yêu thương nó hết mực. Nhưng ngặt nỗi anh chưa một lần nói ra sự thật éo le ấy. Điều bí mật đó chỉ có mình “tôi” biết và dòng sông nơi anh sống mà thôi. Ở đây, tình huống bi kịch gắn với nỗi mất mát người thân, gắn với sự hy sinh thầm lặng của nhân vật “tôi” và hơn hết là tấm lòng bao dung, che chở cho những số phận bơ vơ, dẫu biết không hề máu mủ ruột rà.
Còn trong truyện ngắn Khắc dấu mạn thuyền, Bảo Ninh cũng xây dựng một tình huống hết sức éo le nhằm thể hiện tình yêu thầm lặng của một người lính trong chiến tranh. Tình huống éo le, bi kịch đó là cuộc gặp gỡ rồi chia tay của hai con người trong mưa bom, bão đạn chiến tranh để rồi họ chưa một lần gặp lại. Nhân vật “tôi” là người lính năm xưa nhớ về quá khứ hơn hai chục năm về trước. Sau khi trao thư tận tay cho người nhà của anh em đồng đội, nhân vật “tôi” vội đi để kịp xe đơn vị trước mười hai giờ đêm. Cơn mưa thấm vào cả người khiến anh lạnh và lên cơn sốt. Trong cơn mê, anh tình cờ được một cô gái tận tình giúp đỡ. Người con gái ấy đã không quản ngại gió mưa, bom đạn để chăm sóc anh giữa lúc thành phố đang trong mưa bom bão đạn, chiến tranh đang tàn phá khủng khiếp con người và cảnh sắc Hà Nội. Tình yêu của người lính nảy nở ngay trong khoảng khắc dữ dội ấy. Nhưng số phận không cho họ cơ hội để gặp nhau lâu. Gặp gỡ rồi chia ly, gặp gỡ là duyên phận, chia ly là số phận. Cả hai con người sống giữa khoảng khắc của chiến tranh, những tưởng sẽ đến với nhau nhưng... Như vậy, bằng cách đặt các nhân vật vào tình thế giữa sự
tình yêu trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt. Chiến tranh mang họ đến với nhau nhưng cũng chính nó là nguyên nhân của những cuộc ly xa mãi mãi. Dẫu rằng số phận có chia cách mỗi người mỗi ngả nhưng dư vị của những lần gặp gỡ ấy đã theo nhân vật “tôi” suốt cuộc đời. Tình yêu thầm lặng bao hàm cả sự biết ơn người con gái Hà thành xinh đẹp khiến cho anh mỗi lần ghé qua Hà Nội lại xao xuyến nao lòng, mong sao kỉ niệm có thể ùa về.
Các truyện ngắn như Gọi con, Gió dại, Hữu khuynh, Lá thư từ Quí Sửu, Mắc cạn, Ngôi sao vô danh, Người Thăng Long quê Đàng Trong, Rửa tay gác kiếm, Tòa dinh thự, Trại “bảy chú lùn”... đều có điểm chung là những tình huống éo le, bi kịch mà nguyên nhân sâu xa là do chiến tranh gây nên.
Bên cạnh việc xây dựng tình huống éo le, bi kịch, nhà văn cũng rất chú ý đến khai thác những tình huống ngẫu nhiên, bất ngờ. Nếu như tác nhân của những bi kịch thường là chiến tranh hoặc từ chính chủ quan nhân vật và mang đến nhiều đau thương, mất mát thì những tình huống ngẫu nhiên, bất ngờ lại hoàn toàn xảy ra khách quan, nó như những ánh sáng của niềm vui, hy vọng, dù le lói nhưng cũng đủ sưởi ấm tâm hồn họ, cho họ thêm nhiều động lực để sống tiếp và bước tiếp. Mạch truyện theo kiểu tình huống này thường diễn ra nhanh do sự tác động của yếu tố thời gian hoặc do ý nghĩ tự phát của nhân vật. Sự kiện diễn ra trong truyện xoáy sâu vào những khoảnh khắc ngẫu nhiên, những sự tình cờ không biết trước đưa đẩy nhân vật đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Theo khảo sát của chúng tôi, có tới 16/42 truyện ngắn được xây dựng theo kiểu tình huống này: Ba lẻ một, Cái búng, Đêm trừ tịch, Hà Nội lúc không giờ, Hỏa điểm cuối cùng, Không đâu vào đâu, Kỳ ngộ, La Mác – xây – e, Lan man trong lúc kẹt xe, Lối mòn dọc phố, Quay lưng, Sách cấm, Tình thư, Tiếng vọng, Thời của xe máy... (Xem Phụ lục 1: Bảng thống kê các kiểu tình huống truyện nổi bật trong truyện ngắn Bảo Ninh)
Ở truyện Kỳ ngộ, nhà văn dựng lên một tình huống khá bất ngờ. Đầu tiên là cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên của người kể chuyện xưng “Tôi” và nhân vật Lâm. Sự bất ngờ thứ hai là Lâm không ngờ người con gái tên Liễu mà Lâm mải mê đi tìm bấy lâu nay lại là em vợ của người hàng xóm anh vẫn thường qua lại. Liễu là người con gái diệu hiền, cô đã chăm sóc anh trong suốt hai tuần khi anh bị thương. Lâm nhiều lần trở nên vô vọng khi không được gặp Liễu để rồi sự trùng hợp ngẫu nhiên ấy như một trò đùa của số phận. Hạnh phúc đến với Lâm ngay trong giây phút ngẫu nhiên trò chuyện với mọi người. Anh đã tìm thấy Liễu sau bao năm xa cách. Qua đó, Bảo Ninh cho chúng ta thấy rằng tình yêu lứa đôi trong chiến tranh tuy ngắn ngủi, gặp gỡ rồi chia ly nhưng là những kỉ niệm đẹp không bao giờ quên. Triết lý về hạnh phúc vốn khó định nghĩa nhưng với họ giờ đây, hạnh phúc đơn giản chỉ là được thấy nhau. Trong truyện ngắn La Mác – xây – e cũng vậy. Đó là cuộc gặp gỡ tình cờ, ngẫu nhiên của nhân vật “Tôi” và ông già. Từ tình huống bất ngờ này, câu chuyện về số phận của từng nhân vật dần được hé lộ.
Có thể nói, với việc tạo ra các tình huống ngẫu nhiên, bất ngờ, nhà văn muốn thể hiện những quy luật của cuộc sống. Đôi khi sự ngẫu nhiên, bất ngờ con người gặp trong cuộc sống làm thay đổi cả con người họ. Ví như cuộc gặp gỡ tình cờ giữa nhân vật “Tôi” và người con gái tên Giang trong truyện ngắn
Giang đã làm thay đổi tâm hồn cô gái mới lớn. Sự ngẫu nhiên giúp cho nhân vật “Tôi” trên đường trở về đơn vị gặp được Giang ở giếng nước. Để rồi sau này, lần gặp đó trở thành lần cuối cùng họ thấy nhau. Tấm lòng của cô dành trọng cho nhân vật “Tôi”. Sự gặp gỡ ngẫu nhiên rồi chia tay bất ngờ đã khiến hai con người xa lạ trong chiến tranh xích lại gần nhau rồi xa nhau mãi mãi.
Với truyện ngắn Quay lưng, tình huống nhà văn xây dựng nên cũng ngẫu nhiên, bất ngờ không kém. Câu chuyện kể lại cuộc gặp gỡ sau hơn hai mươi năm của Vinh và Hạnh ở cổng Ủy ban phường. Họ từng có những kỷ
niệm đẹp trong chiến tranh và tình yêu cũng nảy nở trong những ngày tháng dữ dội ấy. Nhưng sau chiến tranh họ mãi đi tìm nhau nhưng chưa một lần gặp lại. Cuộc gặp gỡ của họ thật ngẫu nhiên và càng bất ngờ khi họ biết rằng họ đã sống gần nhau trong một khu nhà, chỉ khác dãy. Sử dụng tình huống ngẫu nhiên, bất ngờ, nhà văn càng xoáy sâu vào sự éo le, trớ trêu của số phận. Phải chăng cuộc đời mỗi con người là do số phận quyết định? Đôi khi hạnh phúc mà số phận mang đến cho con người cũng thật đơn giản nhưng cũng thật bất ngờ đến ngỡ ngàng.
Tóm lại, tình huống ngẫu nhiên, bất ngờ trong truyện ngắn Bảo Ninh ít khi gay cấn hay xung đột dữ dội. Nhà văn để cho nhân vật của mình được trải nghiệm, được chứng kiến và kể lại với cái nhìn sâu sắc, tinh tế, lôi cuốn người đọc