7. Cấu trúc luận văn
1.2.1. Bảo Ninh – Chiến tranh là nỗi buồn nguyên khối
Quan niệm về chiến tranh của Bảo Ninh nói riêng và cả thế hệ nhà văn quân đội bấy giờ nói chung có những điểm khác biệt so với quan niệm truyền thống. Sự đổi mới quan niệm về đề tài chiến tranh của Bảo Ninh sau 1975 vừa được phát biểu trực tiếp vừa được thể hiện qua thực tiễn sáng tác một cách nhất quán ở tiểu thuyết và truyện ngắn. Trong phạm vi khảo sát của luận văn, tuy chúng tôi chỉ nghiên cứu vấn đề tâm thức thời hậu chiến trên lĩnh vực truyện ngắn nhưng để có cái nhìn toàn diện và khách quan cũng xin được đề cập cả hai thể loại trên.
Chúng ta biết rằng, rời quân ngũ với bộ quân phục nhuộm màu theo năm tháng, Bảo Ninh kiếm sống bằng những công việc chẳng lấy gì vui vẻ.
Trong hành trang tâm hồn ông, chiến tranh là “nỗi buồn nguyên khối”, là miền kí ức không thể phai nhòa. Do vậy, chiến tranh trong sáng tác của ông dù mang gương mặt của một trận đánh ác liệt hay một cuộc tình say mê thì vẫn chỉ là hai mặt của một thực tại duy nhất. Thực tại của cái cõi “thảm sầu, vô cảm, là tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người”. Trong cuốn tiểu thuyết đầu tay, ông đã để cho nhân vật Kiên trải lòng mình một cách thành thực và chua xót về chiến tranh: chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới bạt sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người. Đó là nỗi buồn kéo dài từ năm này qua năm khác trong cõi lòng Kiên, nỗi buồn bước qua chiến tranh mà dư âm của nó như vết thương lại đau mỗi khi gió trở mùa. Nói chiến tranh là “nỗi buồn nguyên khối”, Bảo Ninh muốn nhấn mạnh đến tính chất to lớn và liền mạch của nó. Có lẽ chỉ những người lính từng vào sinh ra tử trên chiến trường như ông mới thấm thía hết được.
Ai cũng biết Bảo Ninh là tác giả nổi tiếng của Nỗi buồn chiến tranh và người ta bắt đầu chờ đợi, chờ đợi với cả sự say mê và háo hức, người ta tin rằng sẽ có những tiểu thuyết tiếp sau nữa của Bảo Ninh hứa hẹn làm mưa làm gió trên văn đàn. Thế nhưng, lâu lắm ông mới ra một cuốn, không phải tiểu thuyết mà là truyện ngắn. Vẫn là một phong cách Bảo Ninh: cẩn mực, chậm rãi, kiệm lời, ông vốn như thế. Bàn về hiện tượng này, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch nhận xét: Sau Nỗi buồn chiến tranh, anh hầu như chỉ sáng tác những truyện ngắn. Thế giới những truyện ngắn đó giống như những mảnh vỡ của tiểu thuyết hoặc phản chiếu hoặc soi sáng thế giới của tiểu thuyết. Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm này. Nếu như trong tiểu thuyết đầu tay, Bảo Ninh quan niệm chiến tranh là một hiện thực đa chiều cần nhận thức lại và ông giải quyết nó trên một diện rộng, trải dài thì truyện ngắn với dung
lượng nhỏ và khả năng nắm bắt nhanh chóng những nét bản chất của đời sống lại tỏ ra có thế mạnh khi đào sâu vào mọi ngóc ngách, mọi cung bậc cảm xúc của con người. Cuộc sống thời hậu chiến với bao vất vả, lo toan, bao cảnh đời là bấy nhiêu tâm trạng chứ đâu phải chỉ mình anh lính như Kiên là đau khổ. Cho nên có thể xem những truyện ngắn sau này của Bảo Ninh chính là những thước phim cận cảnh về những mảnh đời mà ông đã từng lướt qua trong thế giới tiểu thuyết. Không chỉ có vậy, hoàn cảnh lịch sử mới cũng tạo ra những nhân vật mới, cảnh ngộ mới, những con người như Kiên và Phương liệu có tiếp tục phải ra đi để giải quyết bế tắc, chối bỏ thực tại? Câu trả lời là không, họ vẫn sống nhưng sống như thế nào mới là quan trọng. Cái tài của Bảo Ninh là ở đó. Vẫn tiếp tục khai thác mặt trái của chiến tranh nhưng bức tranh xã hội và con người thời hậu chiến lại đòi hỏi nhà văn có cái nhìn tỉnh táo và sắc lạnh hơn. Với Bảo Ninh lúc này, viết về chiến tranh là viết về số phận con người, viết về nhân tính.
Khi lấy con người làm hệ quy chiếu, chiến tranh sẽ là nỗi đau, là hi sinh, mất mát. Nó để lại những hậu quả khó bề đo đếm bằng cái nhìn bên ngoài. Không riêng gì Bảo Ninh, với nhiều nhà văn, việc đề cao tính người và tình người là mục tiêu vô cùng quan trọng. Xuân Thiều cho rằng: “Đã tới lúc một nhân vật chỉ huy không nên nói: “Ta phải chiếm được điểm cao này bằng bất cứ giá nào”. Mà nên nói: “Ta phải chiếm bằng được nó sao cho bớt đổ máu nhất” [74]. Khi miêu tả trực tiếp về nỗi đau và bi kịch của con người trong chiến tranh, văn học Việt Nam có sự gặp gỡ nhất định với văn học hiện đại thế giới. Qua những tác phẩm xuất sắc về chiến tranh như Phía tây không có gì lạ (Remacque), Giã từ vũ khí và Chuông nguyện hồn ai (Hemingway),
Số phận con người (Sholokhov)... đặc biệt là truyện ngắn Heinrich Böll mà chúng tôi chọn làm đối tượng so sánh sau đây có thể thấy bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng là điều con người không mong muốn. Ở đó, người lính và dân
thường phải chịu nhiều bi kịch hơn cả. Cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh
và một số tác phẩm khác viết về chiến tranh nổi tiếng của Việt Nam hay thế giới được bạn đọc đánh giá cao là nhờ tìm ra “mẫu số chung” về nhân tính trong chiến tranh. Chính điều này sẽ kết nối tinh thần nhân văn đẹp đẽ giữa những con người vốn từng bị chia rẽ bởi ý thức hệ. Dành mối quan tâm hàng đầu cho thân phận con người trong cuộc chiến, Bảo Ninh đã tạo ra bước chuyển mới cho văn học chiến tranh khi đặt trọng tâm vào việc suy tư về nhân tính và về nghệ thuật. Đề tài chiến tranh, do đó không còn mang ý nghĩa thuần túy là một đề tài văn học mà đã trở thành chất liệu thử thách khả năng đổi mới tư duy của người viết. Với bản lĩnh của một nhà văn cầm súng, Bảo Ninh đã hoàn thành rất xuất sắc.
Trong truyện ngắn của mình, ông viết về chiến tranh không bằng cái nhìn con người “cộng đồng”, “tập thể” mà quan tâm đến từng số phận con người. Trong số phận chung của dân tộc mất mát, khổ đau vì chiến tranh thì mỗi cá nhân con người trong truyện ngắn Bảo Ninh có những mất mát, khổ đau riêng không ai giống ai, mỗi người một cảnh ngộ. Chiến tranh tạo ra ở con người những bi kịch đã đành, trong hòa bình bi kịch vẫn không chừa những con người từng tham gia chiến tranh. Quan tâm đến thân phận con người ở khía cạnh bi kịch, Bảo Ninh đã góp vào bức tranh chung của cuộc chiến không chỉ có vinh quang mà còn có cả nước mắt do chiến tranh - những dòng nước mắt của cá thể riêng lẻ. Không chỉ dừng lại ở đó, khi quan tâm đến con người cá thể, Bảo Ninh còn khắc họa những góc khuất ở sâu kín trong tâm hồn nhân vật. Thông thường, người lính trong văn học cách mạng thường được khắc họa là những hình mẫu lí tưởng, đại diện cho cả cộng đồng, dân tộc. Nay người lính trong văn Bảo Ninh trở về với con người cá nhân, con người đời thường. Bảo Ninh đã mạnh dạn nói những điều mà văn học thời kì trước đó né tránh. Đó là hiện tượng người lính đào ngũ như Nhu, Hành trong
Đêm trừ tịch. Khi được biên chế ở sư đoàn bộ binh, Nhu đã sợ “vãi linh hồn” để rồi phải đào ngũ, còn Hành đã hai lần trốn chạy. Mục đích đi lính của Hành chỉ là để em gái không phải xấu hổ vì có người anh đào ngũ. Bên cạnh đó, Bảo Ninh còn dám đề cập đến những cảm xúc chân xác nhất trong tâm hồn mỗi người lính. Đó có thể là nỗi sợ hãi, sự bi quan, chán chường, mệt mỏi. Đó là sự bi quan khi chứng kiến cảnh đồng đội bị thương của “tôi” trong
Đêm trừ tịch. Cũng có lúc là những người lính không coi trọng lời hứa của mình trong Gió dại để nhằm thỏa mãn dục vọng. Miêu tả những mất mát, đau thương của người lính trong và sau chiến tranh song song với việc đi sâu vào tận góc khuất trong tâm hồn họ, Bảo Ninh đã thể hiện quan niệm về việc xây dựng con người cá nhân. Với Bảo Ninh, tuy có những nỗi đau khuất nẻo trong tâm hồn nhưng đằng sau vẫn là khát vọng vươn lên để khẳng định nhân cách của người lính.
Truyện ngắn Bảo Ninh thể hiện nhân cách người lính dưới sự tác động sâu sắc của chiến tranh, những con người cá nhân vẫn sống và chiến đấu vì lí tưởng cộng đồng, họ vẫn là những con người tượng trưng cho lí tưởng dân tộc. Đó là những nhân cách cao đẹp như Mộc trong truyện ngắn Trại “bảy chú lùn”, anh không vì hạnh phúc cá nhân mà quên nghĩa vụ của người lính, anh không bỏ khu rừng già khi tất cả anh em đồng đội đã hi sinh. Trong tâm niệm của anh, anh sẽ sống mãi với khu rừng này, mảnh đất này. Đó còn là hình ảnh của khẩu đội pháo cao xạ trong truyện ngắn Bên lề cuộc tấn công… tất cả những vẻ đẹp đó về người lính đã thể hiện nhân cách con người trong quan niệm cộng đồng. Một quan niệm từng được văn học cách mạng thể hiện với những dòng văn tươi ròng sự sống, nay đã được Bảo Ninh kế thừa, phát triển, miêu tả về những người lính trong cảm nhận về chiến tranh. Sự khẳng định nhân cách người lính trong truyện ngắn Bảo Ninh không chỉ thể hiện ở việc xây dựng những con người với những hành động anh hùng, lí tưởng mà
còn biểu hiện ở việc xây dựng con người sám hối, con người tự thú. Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh đã không biết bao lần tự mình đối diện với chính mình để rồi trong anh có những ân hận, ăn năn về những việc mình làm trong chiến tranh và những việc ấy đã gây cho đồng đội anh không ít mất mát thậm chí cả tính mạng. Và trong tâm trí anh luôn ý thức phải viết về họ, viết về chủ đề chiến tranh. Nhân vật ông Phúc trong truyện ngắn Thời tiết của kí ức cũng là kiểu con người tự thú và sám hối. Sau bốn mươi năm chiến tranh song những đau buồn về quá khứ vẫn đeo bám tâm hồn ông. Đó là sự sám hối muộn màng về việc giác ngộ cách mạng, là lời tự thú về một tình yêu.
Các câu chuyện chiến tranh của Bảo Ninh được đặc tả lại dù viết về con người sống trong chiến tranh hay sống sau chiến tranh thì đều nói đến sự tác động đến nhân cách của người lính. Số phận của người lính được Bảo Ninh miêu tả khá đậm nét, mỗi người một kiểu, có nhân cách khác nhau. Trong truyện ngắn cũng như tiểu thuyết ta đều bắt gặp người lính trong và sau chiến tranh, họ đều là những người lính chịu những mất mát, thiệt thòi của số phận. Hướng tới nhân cách cao đẹp của người lính cũng là điều mà Bảo Ninh muốn thể hiện. 1.2.2. Heinrich Böll – Chiến tranh là nỗi đau không vương mùi thuốc súng
Trong quãng thời gian từ năm 1947 đến năm 1952, Heinrich Böll đã cho ra đời nhiều tác phẩm viết về đề tài chiến tranh. Nguồn tư liệu viết truyện của ông được lấy từ những sự kiện mà chính ông đã trải qua, với tư cách là một người lính trong Thế chiến Thứ II. Và một trong những tác phẩm gây được nhiều tiếng vang, được người đọc biết đến nhiều nhất chính là Người ở đâu về? (nguyên bản tiếng Đức là Wo warst du, Adam?). Cuốn sách này được ông viết vào năm 1951, sự nổi tiếng của nó không chỉ ở sự đồ sộ về mặt hình thức, độc đáo ở sự kết hợp của 9 chương sách khá độc lập nhau mà nó còn được nhiều người đón đọc bởi Người ở đâu về? chính là phát ngôn của Heinrich Böll về chiến tranh gửi gắm qua thế giới nhân vật.
Cuốn tiểu thuyết nói đến số phận của Feinhals và những người lính cùng chung chiến hào với anh trên mặt trận phía đông vào những tháng cuối cùng của cuộc chiến. Trong những tác phẩm văn học về đề tài chiến tranh của Böll, không có anh hùng. Nhân vật chính trong những tác phẩm này đều là những người lính bình dị, những người lính bị chèn ép, áp bức. Họ không làm chủ được cuộc sống của chính mình và sự hy sinh của họ trên chiến trường hoàn toàn là vô nghĩa - những cái chết thường là đau đớn và không có gì gọi là cao đẹp cả. Với tư tưởng chỉ trích chiến tranh, Böll viết vô cùng thực tế, ông nhìn nhận chiến tranh không phải là một cuộc phiêu lưu kỳ thú mà là một “căn bệnh thương hàn”, chiến tranh chính là nỗi đau không vương mùi thuốc súng. Bởi nó không đánh gục trực tiếp con người bằng những tác động bên ngoài mà bằng lối sống ì ạch, lầm lỳ khó hiểu, đến sự lặng im cũng là cả một bộ sưu tập. Lúc này, người Đức bước ra từ cuộc chiến với tâm lý thất bại nặng nề của một kẻ hiếu thắng cho nên sau tất cả, những cỗ xe tăng không bị hủy hoại bởi bom đạn mà bởi sự ăn mòn của thời gian, cái sự rỉ sét, hoang phế từ từ ấy mới đáng sợ nhường nào.
Lời tựa cho cuốn sách là 2 câu nói: một là của Antoine de Saint- Exupery, người đã ví chiến tranh như căn bệnh thương hàn và một là của Theodor Haecker, người đã gợi ra rằng vấn đề cơ bản của xã hội Đức đương thời chính là cứ lấy chiến tranh ra là cái cớ để gỡ tội cho mình - “Hồi ấy, anh ở đâu hở Adam?”. “Tôi đang tham dự Đại chiến”. Câu nói này của Haecker đã được Böll trích một phần để làm tựa cho cuốn tiểu thuyết. Với Böll, Adam là đại diện cho một xã hội từ chối thừa nhận trách nhiệm trước những hành vi của mình. Đó cũng là hiện thân của những nhân vật đáng thương như Feinhals và những đồng đội của anh - những người lính được kêu gọi nhập ngũ chiến đấu cho một mục đích mà họ cho là vô nghĩa. Không may, tính thụ động, hay sự bất lực của họ trước những hành động ấy, đã cho phép những nhân tố tiêu
cực trong xã hội mà ở đây nổi lên chế độ quốc xã trỗi dậy dẫn đến vụ Thảm sát Holocaust.
Böll mô tả sự khủng khiếp của vụ thảm sát Holocaust thông qua sự đụng độ giữa viên Đại úy SS Filskeit, chỉ huy trại hủy diệt và cô gái người Hung-ga-ri theo đạo Do Thái Ilona. Böll khắc họa Filskeit là một kẻ có cổ to, bụng to, chân ngắn, thiếu hấp dẫn nhưng lại có xu hướng tình dục tiềm tàng trong máu. Filskeit là một kẻ cuồng tín chủ nghĩa Quốc xã về cái gọi là sức mạnh của dòng máu thuần chủng của tộc người A-ri-an. Sự mô tả tính cách của Filskeit chính là một bài văn châm biếm những nét tiêu biểu của lính quốc xã nói chung: ngưỡng mộ quá mức phẩm cấp, tuân lệnh cấp trên một cách mù quáng và một kiến thức nông cạn về nghệ thuật. Filskeit mê mẩn những bản hợp xướng và trong suốt thời gian chiến tranh, khi được cử đến bất cứ trại nào, hắn đều lập ra một ban hợp ca. Khi Ilona tới, hắn yêu cầu cô hát trong khi hắn tuyển mộ nhân sự cho ban hợp ca của hắn. Khi cô hát bài “Kinh cầu nguyện cho tất cả các vị thánh”, Filskeit nhận ra cái lý thuyết ngụy biện của ý thức hệ Quốc xã về sức mạnh của giống người A- ri-an thuần chủng đã trở thành tâm điểm của cuộc đời hắn. Ở Ilona, hắn thấy hắn đã cố công tìm kiếm trong bản thân con người hắn một thứ không tồn tại: “một dòng máu cao quý, hoàn hảo kết hợp với một thứ làm hắn hoàn toàn tê liệt, đó là lòng trung thành.” Phản ứng của hắn thể hiện đúng