Heinrich Böll Không gian rộng mở, bao la

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tâm thức thời hậu chiến trong truyện ngắn của bảo ninh và heinrich böll dưới góc nhìn so sánh (Trang 91 - 96)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Heinrich Böll Không gian rộng mở, bao la

Không giống như không gian tù túng, chật hẹp trong truyện ngắn Bảo Ninh, truyện ngắn Heinrich Böll mang đến cho người đọc một cảm giác không gian thoáng đãng và rộng mở. Nội hàm rộng hẹp về không gian nghệ thuật ở đây không được đo bằng đại lượng vật lý mà đo bằng tầm mắt chủ quan của nhân vật và sự dịch chuyển xa gần trong khoảng không gian ấy. Hiểu như vậy chúng ta mới có thể lý giải được đối lập về không gian nghệ thuật của hai nhà văn Việt Nam và Đức.

Khảo sát qua các truyện ngắn được tuyển chọn và dịch trong cuốn Nàng Anna xanh xao, chúng tôi nhận thấy, có thể chia không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Heinrich Böll thành hai loại chính như sau: không gian xã hội

không gian thiên nhiên. Tất cả đều có chung tính chất mở, bao la vô tận. Trước hết là không gian xã hội, gắn bó trực tiếp với đời sống xã hội của con người. Nhà lý luận phê bình văn học R.Wellek cho rằng: “Văn học là một thể chế của xã hội, sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện biểu đạt và cũng là một tạo vật của xã hội” [25; tr.157]. Trên bình diện không gian bối cảnh xã hội, chúng tôi nhận thấy nhà văn đã có nhiều sáng tạo bất ngờ, độc đáo.

Tiêu biểu cho không gian xã hộikhông gian con đường. Trong nhiều truyện ngắn, không gian con đường được biểu hiện hết sức nổi bật, độc đáo. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Đường là lối đi nhất định được tạo ra để nối liền hai điểm, hai nơi”. Trong chuyên luận Thi pháp thơ Tố Hữu, Trần Đình Sử có đưa ra khái niệm về không gian con đường: “là biểu tượng của sự thống nhất không gian và thời gian, là không gian vận động, không gian con người đi tới” [67; tr.186].

dụng với tần số cao: trong Một câu chuyện lạc quan, con đường được nhắc lại 12 lần, trong Người vứt bỏ được nhắc lại 5 lần, trong Sưu tập im lặng của tiến sĩ Murke được nhắc lại 3 lần và trong Nàng Anna xanh xao được nhắc lại 2 lần. Nhân vật trong truyện ngắn của Heinrich Böll bước đi trên con đường với niềm hi vọng tìm thấy lối thoát cho cuộc sống tẻ nhạt, bế tắc, vô vọng. Thế nhưng, sau khi ra đi, họ bất lực đành quay về hoặc đi tiếp dù không biết nó sẽ dẫn tới đâu: “anh cứ ngẫm nghĩ mãi khi đi qua những của kính bày hàng”, “anh dừng lại nơi đó mơ hồ cảm thấy mình sẽ có một hành động dại dột” (Một câu chuyện lạc quan); “nhưng từ mấy tuần nay, cứ vào lúc bảy giờ rưỡi sáng, tôi lên xe điện ở góc đường Roon, khiêm tốn đưa vé cho nhân viên soát vé xem như mọi người khác”, “tôi cũng biết nói đùa một cách vô hại, không nín cười khi mỗi sáng ở đường Schlieffen” (Người vứt bỏ).

Bên cạnh không gian xã hộikhông gian thiên nhiên với toàn bộ những cảnh vật xung quanh con người. Con người luôn tồn tại mật thiết với thiên nhiên. Thiên nhiên có khi được nhân hóa, có cảm xúc, đồng cảm với con người. Từ chức năng thay thế, nói hộ, thiên nhiên đã trở thành phương tiện nghệ thuật để nhà văn nắm bắt và phân tích đời sống tâm lý nhân vật. G.N Pospêlốp cho rằng: “Trong văn học thế kỉ XVII các đoạn tả phong cảnh mang ý nghĩa tâm lí. Chúng trở thành phương tiện nghệ thuật để nắm bắt cuộc sống bên trong con người” [24; tr.84]. Còn L.Tônxtôi khẳng định: “Phong cảnh thiên nhiên, những bức tranh thiên nhiên giữ một vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện tính cách nhân vật”.

Trong truyện ngắn của Heinrich Böll, không gian bối cảnh thiên nhiên tuy chiếm một tỉ lệ không lớn nhưng chứa đựng trong đó giá trị thẫm mĩ rất cao. Theo thống kê của chúng tôi có tổng cộng 16 đoạn miêu tả thiên nhiên/235 trang văn bản của 17 truyện ngắn. Dấu ấn không gian thiên nhiên trong truyện ngắn của Heinrich Böll hiện ra trong sự chiêm nghiệm khám phá của chủ thể nhà văn.

Do đó, mỗi bức tranh thiên nhiên là một phát hiện riêng, cảm nhận riêng của nhà văn về thế giới. Có ba không gian thiên nhiên chính được nói đến: không gian khu vườn, không gian dòng sông không gian biển cả.

Qua khảo sát 17 truyện ngắn của Heinrich Böll (Phạm Hải Hồ (tuyển chọn và dịch) (2014), Nàng Anna xanh xao và nhiều truyện ngắn khác, Nhà xuất bản Văn học), chúng tôi nhận thấy có 2 truyện ngắn viết về không gian khu vườn (chiếm gần 12%). Trong mỗi truyện ngắn đó, không gian khu vườn gắn với một câu chuyện cụ thể, nó không chỉ định tính, định danh mà còn là hình ảnh ẩn dụ. Khi khai thác không gian này, trung tâm chú ý của Heinrich Böll là cách ứng xử của con người trước thiên nhiên. Con người sống trong sự bảo bọc của thiên nhiên và trái lại con người được thiên nhiên cảm thụ, trao đổi những nỗi niềm riêng tư, và đôi khi là cả sự thức tỉnh của thiên lương trước cái đẹp của tự nhiên.

Một trong những truyện ngắn hay nhất của Heinrich Böll viết về không gian khu vườn là Thiên đàng đã mất. Tác phẩm chính là bài ca trữ tình ca ngợi cho sức mạnh diệu kỳ của thiên lương: sự vị tha, lòng nhân hậu, cảm thông, chia sẻ... Nhà văn không hề miêu tả tâm trạng nhân vật tôi, thế nhưng chính cái khu vườn mà nhà văn để nhân vật tôi bước vào đã nói lên tất cả: “trong bụi rậm rối ren này, khó tìm thấy những lối đi cũ, thậm chí có những đoạn không còn nhận ra được nữa, cái hàng rào có lỗ hổng nên người ta có thể vào dễ dàng, cây bụi um tùm bị giẫm nát, héo tàn, thối rữa, những bụi cây mới đã mọc lên thành một thứ rừng già chằng chịt khiến những lối đi không được chăm sóc trở nên vô dụng [...] các băng ghế mục nát phủ đầy lá cây, cái giếng phun ở đoạn lối đi uốn cong nhất đã xanh rêu, ngập rác rưởi và vỏ hộp thiếc, và tuy đang tiết xuân ướt át nhưng không thấy có một vết ẩm nào trong giếng [...]. Những hàng rào xơ xác bao quanh dăm ba cây bắp cải xấu xí đã có đủ thời gian trong suốt mùa đông để hư thối” [35; tr.7-8]. Chính sự hoang

tàn, đổ nát của cảnh vật là nguyên nhân gợi lên trong nhân vật tôi bao đau đớn, khắc khoải. Tuy nhiên, bên cạnh sự tuyệt vọng lại là niềm hy vọng, vẫn có những mầm sống mạnh mẽ vươn lên giữa đống đổ nát kia: “những cây hương mộc, hoàng dương cũng như tử đinh hương vui vẻ nảy lên những chồi non” [35; tr.7]. Đó chính là tinh thần lạc quan của tác giả về một cuộc sống mới tươi đẹp, về một nghị lực phi thường của những con người đáng thương sau cuộc chiến. Mai đây, biết đâu người cha già tội nghiệp sẽ được đón đứa con từ mặt trận trở về, hình bóng chàng trai cô yêu cũng sẽ là hình ảnh thật chứ không chỉ là kí ức.

Người cha hùng của nữ thủy thần Undide có thể xem là truyện ngắn hay nhất của Heinrich Böll viết về một không gian thiên nhiên khác: không gian dòng sông. Cuộc sống, lịch sử, đời người cũng như một dòng sông. Dòng sông bao la, tha thiết như người Mẹ. Dòng sông đồng thời cũng là biểu tượng của cuộc sống vĩnh hằng. Dòng Rhein trong truyện ngắn của ông hiện hữu giữa đất trời là con sông của tự nhiên nhưng đồng thời cũng là dòng tâm linh đong đầy kí ức: “sông Rhein của tôi tăm tối u buồn, nó mang quá nhiều đặc tính của một dòng sông đầy mánh con buôn nên sao tôi có thể tin là nó có gương mặt hiền hòa, trẻ trung được” [35; tr.225]. Không chỉ vậy, dòng Rhein còn tượng trưng cho sự vô thường của đời người, dòng sông trở thành chứng nhân giữa cái thiện và cái ác: “tôi biết sông Rhein của tôi từ thuở ấu thơ; dòng sông tăm tối u buồn, lúc nào tôi cũng vừa sợ vừa yêu; nơi tôi sinh chỉ cách sông ba phút; chưa biết nói chỉ biết đi thôi, tôi đã chơi bên bờ sông” [35; tr.225-226]. Dòng chảy của cuộc đời là hữu hạn nhưng dòng sông thì vô hạn, sông cứ mải miết trôi. Dòng Rhein chuyển mình thật tự nhiên theo quy luật tự nhiên: “mùa thu, trời nổi con giông, mây đen và gió đắng từ các ống khói tàu lơ lửng trên không; tối lặng gió, sương mù giăng giữa thung lũng sông Rhein [...] Đông đến: những tảng băng trắng, to như sân bóng, phủ lớp

tuyết dày; mấy ngày trời trong ấy, dòng Rhein lặng yên” [35; tr.226].

Vậy tại sao trong truyện ngắn của Heinrich Böll không gian dòng sông lại xuất hiện nhiều như vậy? Điều này không phải do sự ngẫu nhiên mà có lẽ với không gian ấy, Heinrich Böll đã gắn bó sâu nặng. Trong quan niệm của ông, dòng sông dường như là nguồn cội cho sự trở về của tâm hồn, của tính thiện, sông trở thành một miền vẫy gọi thiết tha. Không gian dòng sông trong truyện ngắn của Heinrich Böll luôn luôn mang đậm một nét duyên của cảnh, khi “vui tươi” khi “lặng lẽ u buồn”. Vì thế, trong cái nhìn tha thiết của nhà văn, không gian dòng sông trở nên có tình, có hồn, chứ không hiện ra như một khách thể dửng dưng, một vật thể vô tri, đơn giản. Và hơn hết, đây còn là dòng sông văn hóa: “sông trên của người uống rượu vang, còn sông dưới của kẻ uống rượu mạnh”, “con sông Rhein cổ xưa ấy đã thấy quá nhiều đạo quân: La Mã, Giéc-manh, Hung Nô, Cô-dắc, hiệp sĩ cướp bóc – quân chiến thắng cũng như chiến bại – và sứ giả của lịch sử đang diễn tiến”, “sông Rhein rộng lớn với dòng nước xanh xám ấy đã thấy quá nhiều thương mại, quá nhiều lịch sử, nên sao tôi có thể tin là nó mang nét mặt mùa hè trẻ trung được” [35; tr.228].

Cùng với không gian dòng sôngkhông gian biển cả. Trong quan niệm văn hóa nhân loại, biển luôn là không gian tự do để con người bộc lộ những đam mê khao khát. Trong truyện ngắn của Heinrich Böll, không gian biển là biểu tượng của cái tuyệt đích mà con người tìm kiếm, ngưỡng vọng. Trong truyện ngắn Giai thoại làm suy giảm đạo đức lao động, không gian biển cả bao la được thể hiện qua ước mơ chinh phục của hai nhân vật: “một người đánh cá quần áo tồi tàn” và “một du khách ăn mặc lịch sự”. Họ tranh luận với nhau về cái gọi là “đạo đức lao động” ở bến cảng nọ bên bờ biển phía Tây châu Âu. Với nhân vật anh đánh cá, biển là nguồn sống, là không gian tự do để con người sống trọn với niềm đam mê, khao khát. Cho nên giấc

mơ của anh về biển, thực chất cũng là tình yêu đối với sự tự do, anh yêu “trời anh, biển xanh với những ngọn sóng êm êm trắng xóa” [35; tr.231]. Nó hoàn toàn đối lập với sự toan tính về kinh tế - vật chất của vị du khách trước sự giàu có của biển cả: “Trễ nhất một năm nữa, anh có thể mua động cơ cho chiếc ghe, sau hai năm anh có thể mua thêm chiếc ghe thứ hai, rồi sau ba bốn năm một thuyền buồm... Anh có thể xây dựng nhà làm lạnh, xưởng xông khói, cơ sở làm nước xốt, sau này anh còn có thể bay quanh với chiếc trực thăng của mình, phát hiện những đàn cá và đánh điện cho các thuyền buồm tới bắt. Anh có thể được cấp giấy phép đánh cá hồi, mở nhà hàng hải sản, trực tiếp xuất khẩu tôm hùm đến Paris...” [35; tr.233-234]. Tuy vậy, trong suy nghĩ của vị khách du lịch vẫn có cái để ta suy nghĩ, đó là ước muốn vươn tới một cái gì đó to lớn hơn cái cuộc sống hàng ngày tẻ nhạt. Một khi anh bằng lòng nghĩa là anh an nhiên, tự tại nhưng lâu dần sẽ trở thành ì ạch, chậm tiến – phải chăng cũng là nguyên nhân làm suy giảm đạo đức lao động như nhan đề của nó? Và cũng có thể biển là không gian của sự trốn chạy, khao khát ra biển là khao khát sự đổi thay, kiếm tìm một vùng đất mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tâm thức thời hậu chiến trong truyện ngắn của bảo ninh và heinrich böll dưới góc nhìn so sánh (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)