Vấn đề tâm thức thời hậu chiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tâm thức thời hậu chiến trong truyện ngắn của bảo ninh và heinrich böll dưới góc nhìn so sánh (Trang 34 - 35)

7. Cấu trúc luận văn

1.3. Vấn đề tâm thức thời hậu chiến

“Tâm thức” là một từ được sử dụng ngày một nhiều trong cuộc sống hiện đại. Thuật ngữ “tâm thức” có một diện phổ khá rộng, được sử dụng không chỉ trong ngành nghiên cứu về Nhân học, Tôn giáo học, Tâm lý học, Văn học mà còn xuất hiện trong các nghiên cứu Phật học, Thiền học. Thậm chí, trên các phương tiện thông tin đại chúng, “tâm thức” được sử dụng phổ biến như một từ cửa miệng có tính bình dân.

Cụm từ này đôi khi được gọi tắt là tâm, là từ chỉ chung cho các khía cạnh của trí tuệ (intellect) và ý thức (consciousness), thể hiện trong các kết hợp của tư duy, tri giác, trí nhớ, cảm xúc, ý muốn và tưởng tượng hay nói một cách ngắn gọn “tâm thức” là dòng ý thức. Nó bao gồm tất cả các quá trình có ý thức của bộ não. Đôi khi, trong một số ngữ cảnh, nghĩa của từ “tâm thức” còn bao hàm hoạt động của tiềm thức con người.

Về vấn đề “tâm thức thời hậu chiến”, có thể hiểu đó là những dòng ý thức của con người về chiến tranh trong cuộc sống hiện tại. Sau mỗi cuộc chiến dù là chính nghĩa hay phi nghĩa đều khó tránh khỏi những mất mát, đau thương. Thế giới đã trải qua hai cuộc chiến tranh với quy mô toàn cầu: chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), bên cạnh đó là hàng loạt cuộc chiến lớn nhỏ tranh giành lãnh thổ, tài nguyên. Cho nên đề tài chiến tranh vẫn luôn là đề tài lớn của văn học mỗi dân

tộc nhưng tùy vào mỗi quốc gia và đặc trưng văn hóa mà mỗi nhà văn có những cách tiếp cận khác nhau. Việt Nam và Đức đều là những quốc gia chịu nhiều tổn thất từ chiến tranh. Vì vậy, nền văn học hậu chiến tự nó đã sản sinh ra những cây bút thiên tài. Sau kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, Việt Nam chúng ta có cả một tiểu thuyết mang tên Nỗi buồn chiến tranh. Còn ở châu Âu - trung tâm điểm của chiến tranh thế giới thứ hai, chắc chắn nhân loại không bao giờ quên được nước Đức - đất nước của những cỗ xe tăng được xem là một trong những chiến trường tàn khốc nhất của Đại chiến thế giới lần thứ hai. Nhắc đến sự thảm khốc của chiến tranh, phải chăng người ta chỉ nhắc đến máu, bom đạn và mùi thuốc súng? Đó có phải là nỗi đau duy nhất mà chiến tranh mang lại? Bằng một cái nhìn sâu sắc và trái tim đầy nhân đạo, nhà văn Đức tài ba Heinrich Böll đã đề cập đến nỗi đau khủng khiếp của chiến tranh – nỗi đau thời hậu chiến. Cùng một đề tài nhưng với cách tiếp cận không giống nhau, hai nhà văn đã mang đến cho người đọc những cảm nhận riêng biệt, đặc trưng khi đọc tác phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tâm thức thời hậu chiến trong truyện ngắn của bảo ninh và heinrich böll dưới góc nhìn so sánh (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)