Vấn đề hiệu quả giao đất và đánh giá hiệu quả giao đất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp tại thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 25 - 26)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.1.7. Vấn đề hiệu quả giao đất và đánh giá hiệu quả giao đất lâm nghiệp

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của con người như: kinh tế, xã hội chính trị, an ninh quốc phòng. Trong sản xuất lâm nghiệp, đất đai là yếu tố hàng đầu và là một tư liệu sản xuất đặc biệt không cái gì có thể thay thế được. Đất đai không chỉ là chỗ tựa, chỗ đứng để lao động mà còn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng, mọi tác động của con người vào cây trồng đều dựa vào đất và thông qua đất đai. Chính vì vậy, việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo cho lâm nghiệp phát triển bền vững.[11]

Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên là 33,1 triệu ha. Cùng với dân số ngày càng tăng nhanh, việc lấn chiếm chặt phá rừng bừa bãi vẫn diễn ra thì việc sử dụng hiệu quả đất lâm nghiệp đem lại hiệu quả cao luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm.

Việc sử dụng đất đai phải tôn trọng các nguyên tắc sau đây: Tiết kiệm, sử dụng đất có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh (Quốc hội, luật đất đai, năm 2003).

Việc sửa đổi Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 dựa trên quan điểm áp dụng quản lý rừng bền vững với tất cả các khu rừng ở việt nam. Đây là đạo luật quan trọng nhất về lâm nghiệp, các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm phát triển rừng bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng và an ninh phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế, chiến lược phát triển lâm nghiệp ( Quốc hội luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004)

Quan điểm quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất lâm nghiệp bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu của thế hệ tương lai. Bảo vệ và phát triển tài nguyên đất lâm nghiệp bền vững phải

đồng thời phát triển ổn định về kinh tế, tiến bộ về xã hội và giữ được môi trường sinh thái.

Hiệu quả sử dụng rừng và đất lâm nghiệp sau khi được giao là một vấn đề lớn, quyết định những yếu tố hết sức quan trọng đối với người nhận như tăng thu nhập cải thiện đời sống hàng ngày, hoặc ở mức độ lớn hơn như phát triển kinh tế trang trại, lâm sản, bảo vệ môi trường sinh thái… Hơn thế nữa, điều đặc biệt quan trọng là sự thay đổi trong nhận thức, hành vi của người dân, những thay đổi về quan hệ xã hội, cũng như hiệu quả của việc thực thi pháp.[9]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp tại thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)