Đặc điểm tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả giao đất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp tại thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 26 - 28)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.1.9. Đặc điểm tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả giao đất lâm nghiệp

1.1.9.1. Khái niệm hiệu quả

Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả. Trước đây, người ta thường quan niệm kết quả chính là hiệu quả. Sau này, người ta nhận thấy rõ sự khác nhau giữa hiệu quả và kết quả. Nói một cách tổng quát và chung nhất thì hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu của công việc mang lại.[16]

Kết quả, mà là kết quả hữu ích là một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích của con người, được biểu hiện bằng những chỉ tiêu cụ thể, xác định. Do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu tăng lên của con người mà ta phải xem xét kết quả đó được tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích hay không? Chính vì vậy khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà phải đánh giá chất lượng hoạt động tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung của đánh giá hiệu quả. Từ những khái niệm chung về hiệu quả, ta xem xét trong lĩnh vực sử dụng đất thì hiệu quả là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả sử dụng đất trong hoạt động kinh tế, thể hiện qua lượng sản phẩm, lượng giá trị thu được bằng tiền. Đồng thời về mặt hiệu quả xã hội là thể hiện mức thu hút lao động trong quá trình hoạt

động kinh tế để khai thác sử dụng đất. Riêng đối với ngành lâm nghiệp, cùng với hiệu quả kinh tế về giá trị và hiệu quả về mặt sử dụng lao động trong nhiều trường hợp phải coi trọng hiệu quả về mặt hiện vật là sản lượng lâm sản thu hoạch được. Như vậy, hiệu quả giao đất là kết quả của cả một hệ thống các biện pháp tổ chức sản xuất, khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi thế, khắc phục các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên, trong những hoàn cảnh cụ thể còn gắn sản xuất lâm nghiệp với các ngành khác của nền kinh tế quốc dân, gắn sản xuất trong nước với thị trường quốc tế. Hiện nay, các nhà khoa học đều cho rằng, vấn đề đánh giá hiệu quả giao đất không chỉ xem xét đơn thuần ở một mặt hay một khía cạnh nào đó mà phải xem xét trên tổng thể các mặt bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.

1.1.9.2. Hiệu quả kinh tế

Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau. Theo nhà kinh tế Samuel – Nordhuas thì “Hiệu quả là không lãng phí”. Theo các nhà khoa học Đức (Stienier, Hanau, Rusteruyer, Simmerman) hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích cho xã hội.[2]

Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản xuất hàng hoá với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác nhau. Vì thế, hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề:

- Một là mọi hoạt động của con người đều phải quan tâm và tuân theo quy luật “tiết kiệm thời gian”;

- Hai là hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết hệ thống;

- Ba là hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ các lợi ích của con người.

Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xem xét cả về phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó.

Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: Bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là “với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật

chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội”.

1.1.9.3. Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau và là một phạm trù thống nhất.

Hiệu quả xã hội được thể hiện thông qua mức thu hút lao động, thu nhập của nhân dân... Hiệu quả xã hội cao góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, phát huy được nguồn lực của địa phương, nâng cao mức sống của nhân dân. Sử dụng đất phải phù hợp với tập quán, nền văn hoá của địa phương thì việc sử dụng đất bền vững hơn. [25] 1.1.9.4. Hiệu quả môi trường

Hiệu quả môi trường được thể hiện qua các chỉ tiêu: Loại hình sử dụng đất phải hạn chể đến mức tối đa tình trạng xói mòn, bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn được sự thoái hóa đất bảo vệ môi trường sinh thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%) đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài. [4]

Trong thực tế, tác động của môi trường sinh thái diễn ra rất phức tạp và theo chiều hướng khác nhau. Cây trồng được phát triển tốt khi bố trí phù hợp với đặc tính, tính chất của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới tác động của các hoạt động sản xuất, quản lý của con người hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường.

Đánh giá hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất phải thông qua 2 nhóm chỉ tiêu chính gồm khả năng che phủ đất và nhóm thứ 2 là khả năng duy trì độ phì nhiêu của đất. Tất nhiên trong những trường hợp cho phép còn phải tính đến khả năng ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học của vùng nghiên cứu.[15]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp tại thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)