3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.5.3. Hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường sinh thái
Rừng có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất cũng như đời sống con người. Rừng là một chỉ tiêu sinh thái quan trọng trong việc sử dụng đất dốc. Đảng và Nhà nước ta coi công tác bảo vệ và phát triển rừng là một trong những nội dung hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái, ngăn chặn sự thoái hoá, xói mòn đất. Độ che phủ rừng là tiêu chí dùng để đánh giá tình hình bảo vệ và phát triển rừng cũng như hoạt động bảo vệ môi trường.
* Bảo vệ rừng - trồng rừng:
Qua điều tra về tình hình trồng rừng và bảo vệ rừng ở 3 xã cho thấy:
- Từ khi được giao đất, giao rừng thì quỹ đất nông lâm nghiệp của từ đã được xác định, các địa phương đã từng bước hình thành các khu rừng phòng hộ, khu rừng sản xuất. Các dự án như Chương trình 327 của Chính phủ về phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chương trình 5 triệu ha rừng, ... được triển khai trên địa bàn thị xã.
- Các địa phương đã xây dựng tổng quan phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2015, 2015 – 2020, trong đó có nội dung quan trọng về phủ xanh đất trống đòi núi trọc, đã xác định được cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp hoặc lâm - nông nghiệp hợp lý, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng khu vực và tiểu khu vực đảm bảo vừa phát triển sản xuất vừa bảo vệ tốt nhất tài nguyên rừng hiện có.
- Qua kết quả trên cho thấy tác dụng tích cực của công tác giao đất, giao rừng tới hộ gia đình. Các hộ gia đình đã chủ động nhận một phần đất chưa sử dụng để cải tạo thành đất sử dụng, cải tạo thành đất nông nghiệp nhờ đó mà diện tích đất nông
nghiệp tăng lên, tạo thêm được sản phẩm lương thực, hàng hoá cho xã hội, mức độ che phủ rừng cũng tăng lên nhanh, từ 50,60% (trước khi giao) lên 69,00% (năm 2014). Các hộ gia đình coi đây là tài sản quý giá của gia đình họ, vì vậy mà đất đai đã được chăm sóc màu mỡ dần, màu xanh của rừng đã trở lại trên nhiều diện tích đồi núi trọc.
- Sau khi giao đất, giao rừng đã làm giảm đáng kể hiện tượng lấn chiếm đất lâm nghiệp để trồng cây nông nghiệp hàng năm như trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp lâu năm, người dân đã tự nguyện thâm canh trên đất nông nghiệp được giao để bù lại phần lương thực mà trước kia họ làm rẫy mang lại. Nạn cháy rừng vào mùa khô và làm rẫy gần như không đáng kể.
* Bảo vệ môi trường sinh thái:
Phát huy tối đa khả năng phòng hộ, tăng khả năng dữ đất, sinh thủy, điều tiết nguồn nước, điều hòa khí hậu, cân bằng sinh thái, hạn chế ổn định đời sống, nâng cao sức khỏe cho người dân trên địa bàn. Qua phỏng vấn hầu hết các hộ gia đình đều cho rằng nhờ trồng cây và quản lý bảo vệ rừng tốt nên môi trường trong các xã này được cải thiện nhiều. Chính sách giao đất, giao rừng đã làm cho độ che phủ rừng ngày càng tăng, mức độ xói mòn rửa trôi đất giảm. Trong phạm vi các hộ gia đình tới cuối năm 2010 khoảng 85,0% diện tích đất trống giao cho các hộ đã được trồng cây, phần diện tích chưa được trồng cây mới thì cũng được trông nom chăm sóc những cây có sẵn.
Tính trung bình đã có 65% số hộ đã có thu hoạch, sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu là keo, măng, nhựa thông...nhưng hiện tại các hộ gia đình có đất rừng chiếm tỷ lệ tương đối cao, nên trong tương lai đây là nguồn thu nhập rất lớn trong tương lai. Những người kinh doanh rừng đều nhận thấy mô hình nông lâm kết hợp có một triển vọng lớn và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong các năm vừa qua, ngành lâm nghiệp cùng các ngành các cấp ở địa phương đã có những hoạt động hỗ trợ và giúp đỡ các hộ gia đình trong công tác trồng lại rừng bằng các hình thức như cung cấp vốn hoặc cho vay vốn, cây giống, phân bón và kỹ thuật với điều kiện ưu đãi. Vì vậy công tác bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng tốt hơn.