Những vấn đề tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp tại thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 83 - 86)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.7.1. Những vấn đề tồn tại

Giao đất, giao rừng là một chủ chương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm gắn đất đai với người sử dụng đất. Tuy nhiên, sau khi thực hiện chính sách đã bộc lộ một số tồn tại cả về phía cơ quan quản lý Nhà nước và cả phía người được nhận đất. Qua điều tra phỏng vấn trực tiếp cán bộ địa chính tại địa phương và 60 hộ gia đình ở 3 xã đã cho thấy những tồn tại sau:

* Về phía cơ quan quản lý Nhà nước:

- Công tác giao đất, giao rừng mới chỉ dừng lại ở việc xác định vị trí, diện tích thửa đất, khu rừng của họ ngoài thực địa, nhưng chưa xác định được vị trí, ranh giới rõ ràng trên bản đồ. Qua phỏng vấn thì có 45% hộ trả lời họ chưa nắm rõ cụ thể vị trí thửa đất của nhà mình trên bản đồ. Nguyên nhân của vấn đề này là do khi giao đất, giao rừng công tác trích lục thửa đất chưa đầy đủ, thiếu thửa đất giáp ranh và việc giải thích cho người dân chưa được rõ ràng.

- Sau khi giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình sản xuất thì công tác tập huấn, hướng dẫn cho người dân cách tổ chức sản xuất, chọn cây trồng thích hợp chưa kịp thời và thường xuyên. Vì vậy thời gian đầu người dân lựa chọn hình thức sản xuất chưa được tốt nên hiệu quả sản xuất rất thấp, đất đai bị thoái hoá, rửa trôi nhiều. Một số hộ gia đình qua sản xuất một vụ nếu thấy hiệu quả sản xuất không cao thì họ chuyển sang trồng cây khác.

- Đất đai không tập trung, manh mún, việc chuyển đổi đất cho nhau để tiện canh, tiện cư gặp nhiều khó khăn.

- Thủ tục hành chính về vay vốn, cấp GCNQSDĐ còn phức tạp, rườm rà. Bên cạnh đó nhận thức của người dân còn hạn chế, do đó ảnh hưởng đến tiến độ cấp giấy, không khuyến khích được người dân vay vốn phát triển sản xuất.

- Sản phẩm đầu ra của nhân dân chưa được Nhà nước bảo hộ, bao tiêu một cách thường xuyên và hợp lý, dẫn đến tình trạng thừa thiếu, giá chênh lệch. Từ đó, gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý sản xuất của người dân.

* Về phía hộ gia đình nhận đất:

- Trình độ nhận thức thức của một số hộ gia đình còn hạn chế nên việc hiểu biết về các quy định của việc giao đất, giao rừng còn chưa rõ. Do đó dẫn tới tình trạng một số hộ sử dụng đất chưa đúng với chủ trương chính sách của Nhà nước, sử dụng đất sai mục đích, họ làm nhà ở trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp, khai thác rừng bừa bãi, tự do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế mà ít chú ý đến bảo vệ đất, bảo vệ môi trường.

- Một số hộ gia đình chưa có năng lực quản lý và tổ chức sản xuất nông, lâm nghiệp trên đất được giao. Có một số hộ còn nhận và thuê nhiều đất, trong khi chưa có phương thức sản xuất hợp lý dẫn đến hiệu quả kinh tế xã hội không cao, lãng phí tài nguyên đất, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước.

- Một số hộ gia đình không còn nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp nhưng vẫn không trả lại cho Nhà nước, trong khi nhiều hộ thực sự có nhu cầu nhận thêm đất để sản xuất nông nghiệp nhưng không có đất để giao.

- Nhà nước giao đất sử dụng ổn định lâu dài nên khi Nhà nước cần đất để thực hiện các dự án thì người dân gây khó khăn trong công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng.

* Cấp giấy CNQSDĐ lâm nghiệp:

- Việc cấp GCN cho đất lâm nghiệp trong thời gian dài gặp nhiều khó khăn do không có bản đồ địa chính. Chính phủ đã quyết định đầu tư để lập bản đồ địa chính mới cho toàn bộ đất lâm nghiệp nên đã đẩy nhanh đáng kể tiến độ cấp GCN cho đất lâm nghiệp. Tuy nhiên, đến nay tiến độ cấp GCN đất lâm nghiệp tại một số địa phương vẫn bị chậm vì đang chờ quy hoạch lại 3 loại rừng và quy hoạch lại đất do các lâm trường quốc doanh đang sử dụng cùng với việc sắp xếp, đổi mới các lâm trường.

- Nhìn chung, việc cấp GCNQSDĐ còn chậm, chưa đạt được tiến độ theo kế hoạch đã đề ra, nhất là đối với các loại đất chuyên dùng, đất ở đô thị và đất lâm nghiệp

- Một số địa phương chưa triển khai thực hiện đồng bộ cấp Giấy chứng nhận cho tất cả các loại đất mà chủ yếu tập trung vào một số loại đất chính như đất sản xuất nông nghiệp, đất ở nông thôn và đất ở đô thị. Một số xã còn tồn đọng nhiều giấy chứng nhận do người sử dụng đất chưa đến nhận hoặc do UBND cấp xã đã nhận được nhưng chưa trao cho người được cấp giấy.

- Nhiều địa phương vẫn chưa coi trọng việc cải cách thủ tục hành chính khi giải quyết cấp giấy chứng nhận, vẫn còn tình trạng gây phiền hà cho người sử dụng đất khi làm thủ tục cấy giấy chứng nhận như yêu cầu người dân phải nộp thêm các loại giấy tờ ngoài quy định hoặc phải tự mang hồ sơ đến từng cơ quan có thẩm quyền để giải quyết và không xem xét cấp giấy chứng nhận cho các trường hợp sử dụng đất

thuộc phạm vi quy hoạch, đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình mà không thuộc trường hợp phải thu hồi đất; thậm chí có nơi vẫn yêu cầu người dân phải xin xác nhận của những người liền kề về ranh giới sử dụng đất; nhận và trả kết quả hồ sơ không đúng địa chỉ quy định; nhận hồ sơ không bảo đảm yêu cầu, gây phiền hà cho người dân hoặc phải giải quyết thủ tục gượng ép thiếu chặt chẽ về pháp lý; cá biệt có nơi còn đòi hỏi phải có hộ khẩu thường trú mới xem xét cấp giấy chứng nhận.

- Chất lượng việc cấp GCNQSDĐ chưa đảm bảo do căn cứ theo kết quả tự khai và theo bản đồ giải thửa đo đạc từ các năm trước đây. Trong việc cấp GCNQSDĐ có một số vi phạm về tiêu chuẩn, diện tích, đối tượng, nguồn gốc, trình tự thủ tục, thời gian trao trả giấy và các khoản thu về tài chính. Việc thực hiện Luật đất đai 2013 chưa nghiêm.

- Một tồn tại nữa phải kể đến là lực lượng cán bộ thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ tuy có trình độ chuyên môn, đội ngũ cán bộ thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng đặc biệt là đội ngũ cán bộ các xã về tinh thần trách nhiệm làm việc của một số cán bộ xã là rất lớn đến công tác cấp GCN. Lực lượng cán bộ cấp huyện tuy có trình độ về chuyên môn nhưng lại còn quá mỏng trong khi đó nhu cầu về cấp GCNQSDĐ thì lại rất lớn.

- Nguyên nhân chủ yếu của việc cấp giấy chứng nhận chậm là do việc triển khai thi hành Luật Đất đai ở các địa phương nhìn chung còn chậm. Tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Chưa bảo đảm kinh phí cho việc cấp giấy chứng nhận. Hệ thống pháp luật còn một số điểm bất cập. Cấp giấy chứng nhận là một công việc khó khăn, phức tạp do một thời gian dài buông lỏng quản lý đất đai; tình trạng vi phạm Luật Đất đai trong sử dụng đất (như lấn chiếm, chuyển mục đích trái phép, tranh chấp, không sử dụng hoặc sử dụng không hết, không hiệu quả đất được giao) của các tổ chức, cá nhân là khá phổ biến với số lượng lớn; nhiều vụ việc kéo dài nhiều năm chưa được xử lý dứt điểm.

- Một nguyên nhân nữa trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt thấp là vì diện tích đất nông nghiệp trong giai đoạn 2007 - 2011 có sự biến động lớn, do chuyển từ đất lâm nghiệp sang, cộng với một số đất chưa sử dụng sang đất sản xuất nông nghiệp. Và trong quá trình chuyển dịch các cấp chính quyền chưa quản lý chặt, nên một số hộ lấn chiếm và sử dụng ổn định nhưng chưa đủ điều kiện để xét cấp giấy chứng nhận.

Tình hình trên còn vì nhiều nguyên nhân khác như diện tích còn lại tập trung ở những nơi biến động; vùng khó khăn; công tác đo đạc lập bản đồ, hồ sơ địa chính còn chậm. Việc chậm này do nguồn kinh phí đo đạc mới trong năm 2007 chưa đáp ứng kịp thời, phương tiện và nhân lực còn thiếu, thủ tục hành chính còn khó khăn trong quá trình thẩm định các luận chứng kinh tế, kỹ thuật đo đạc lập hồ sơ địa chính. Tình hình

biến động đất đai trong thời gian qua rất lớn, trong khi đó công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính chưa chính quy và đồng bộ dẫn đến tình trạng cập nhật, chỉnh lý và biến động hồ sơ không kịp thời. Ngoài ra, cấp huyện chưa thật sự quan tâm đúng mức, ít kiểm tra, đôn đốc công tác cấp sổ đỏ. Mọi việc đều giao khoán cho Phòng Tài nguyên và Môi trường cũng như Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, dẫn đến chỉ đạo thiếu chặt chẽ, sâu sắc. Hiện tại còn nhiều người sử dụng đất trong diện tích còn lại, nhất là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp tại thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 83 - 86)