Thực trạng về diện tích đất lâm nghiệp đã giao tại thị xã Hương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp tại thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 70 - 74)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.2. Thực trạng về diện tích đất lâm nghiệp đã giao tại thị xã Hương

3.3.2.1. Đối tượng sử dụng đất lâm nghiệp

Bảng 3.8: Đối tượng sử dụng đất lâm nghiệp tại thị xã Hương Thủy

STT Đối tượng sử dụng Diện tích (ha) %

1 Hộ gia đình, cá nhân 6.183,85 20,46

2 Tổ chức kinh tế 2.425,66 8,03

3 Cơ quan đơn vị của Nhà nước 728,50 2,41

4 Tổ chức sự nghiệp công lập 20.886,56 69,10

Tổng 30.224,57 100,00

Kết quả bảng 3.6 cho thấy các đối tượng sử dụng đất lâm nghiệp bao gồm hộ gia đình, cá nhân; tổ chức kinh tế; cơ quan đơn vị của Nhà nước; tổ chức sự nghiệp công lập. Trong đó, diện tích sử dụng lớn nhất là cho tổ chức sự nghiệp công lập, chiếm 69% tổng diện tích, tiếp theo là hộ gia đình, cá nhân (20,5%) và thấp nhất là cơ quan đơn vị của nhà nước (2,41%).

3.3.2.2. Tình hình giao đất lâm nghiệp tại thị xã Hương Thủy

Thời kỳ từ năm 1998 trở về trước được thực hiện theo Nghị định số 02/NĐ-CP ngày 15/1/1994 của Chính phủ và Thông tư số 06/LN-KL ngày 18/6/1994 của Bộ Lâm nghiệp, giai đoạn này Hạt Kiểm lâm Hương Thuỷ là đơn vị chịu trách nhiệm trước UBND huyện về công tác giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp (giai đoạn này chưa có hình thức thuê đất lâm nghiệp). Thời kỳ từ năm 1999 đến năm 2004 được thực hiện theo Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ và Thông tư số 62/2000/TTLT/BNN-TCĐC ngày 06/6/2000 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn và Tổng cục Địa chính. Nhiệm vụ giao đất cho thuê đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn giai đoạn này thì phòng NN&PTNT huyện chủ trì, Hạt Kiểm lâm là đơn vị phối hợp. Thời kỳ năm 2005 đến nay (sau khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực), công tác quản lý đất lâm nghiệp mới giao cho ngành Tài nguyên Môi trường tham mưu, Hạt Kiểm lâm, phòng Kinh tế là đơn vị phối hợp.

Trước giai đoạn 15/10/1993 số hộ gia đình được giao đất là 552 hộ với diện tích được giao là 673,63 ha, diện tích giao cho mỗi hộ nhỏ nhất là 0,1 ha, trong đó 11 hộ được giao với diện tích lớn từ 5 – 80 ha. Từ 15/10/1993 đến 01/01/1999 số hộ gia đình được giao đất là 931 hộ với diện tích giao là 3.101,8 ha, trong đó số hộ được giao diện tích lớn từ 5 – 80 ha là 59 hộ với diện tích 1.847,6 ha.

Trong giai đoạn 2005 - 2014, công tác giao đất lâm nghiệp thị xã Hương Thủy chủ yếu được thực hiện theo dự án WB3 và giao đất cho hộ dân tái định cư dự án Hồ Tả Trạch. UBND xã tìm quỹ đất lâm nghiệp và lập kế hoạch trồng rừng hàng năm theo hướng dẫn của Ban quản lý dự án hỗ trợ phát triển ngành lâm nghiệp tỉnh (WB3).

Thực hiện Nghị định 02/CP ngày 15/1/1994 và Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, kết quả giao đất lâm nghiệp tính đến 12/2014 trên địa bàn thị xã Hương Thủy đã giao cho 216 hộ gia đình, cá nhân với diện tích là 310,07 ha.

Bảng 3.9: Tình hình giao đất lâm nghiệp tại thị xã Hương Thủy

STT Năm Diện tích (ha) Số hộ (hộ)

1 2006 22,91 4 2 2007 20,19 14 3 2008 22,77 7 4 2012 178,2 178 5 2013 66,0 13 Tổng 310,07 216

(Nguồn: Báo cáo tình hình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp thị xã Hương Thủy, 2014)

Trong giai đoạn 2005 – 2014, tại 3 xã điều tra đã giao đất lâm nghiệp với tổng diện tích giao là 506,9 ha cho 391 hộ gia đình, cá nhân.

Bảng 3.10: Tình hình giao đất lâm nghiệp tại các xã điều tra đến năm 2014

Xã/phường Số hộ (hộ) Diện tích (ha)

Xã Dương Hòa 224 182,2

Phường Thủy Châu 9 18,9

Xã Phú Sơn 158 305,8

Tổng 391 506,9

(Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2014)

Trong những năm trước, vấn đề quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn còn buông lỏng, chưa được chú ý đề cập, việc trồng rừng của người dân và quản lý sử dụng đất lâm nghiệp của thị xã chưa được sự quan tâm đầu tư. Công tác giao đất, cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp do Hạt Kiểm lâm tham mưu cho UBND thị xã cấp cho người dân. Thời kỳ đó, một số người dân tự khai hoang trồng rừng trên phần đất chưa sử dụng tại địa phương, người dân không đi đăng ký và do sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương nên số liệu quản lý về đất lâm nghiệp còn rời rạc, không chính xác.

Từ năm 2005 đến nay, vấn đề giao, cho thuê đất lâm nghiệp đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã có bước chuyển biến cơ bản. Công tác quản lý và bảo vệ rừng

được các cấp chính quyền cũng như địa phương đã quan tâm, nhưng việc áp dụng chính sách đất đai còn bất cập:

- Việc giao đất lâm nghiệp ở cấp xã phải có quyết định giao đất của UBND cấp huyện nhưng trên thực tế nhiều hộ gia đình được nhận đất từ cấp xã mà không có đơn, không có quyết định giao đất dẫn đến số liệu giao đất giữa thị xã và xã mâu thuẫn.

- Quy trình làm thủ tục quyết định giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm, cấp xã giao đất từ năm 2006 nhưng đến năm 2011 mới làm thủ tục hồ sơ giao đất để cấp huyện bắt đầu tiến hành xét và giao đất cho người dân trong khi thực tế đất đã được sử dụng từ khi cấp huyện phê duyệt phương án giao đất từ đó nảy sinh ra nhiều vấn đề làm gây mâu thuẫn giữa người dân và chính quyền địa phương.

- Quá trình chuyển giao đất lâm nghiệp giữa Ban Quản lý rừng phòng hộ Hương Thủy và chính quyền địa phương còn manh mún, kéo dài, việc bàn giao không có giấy tờ liên quan, vào cuối năm 2014 tại xã Dương Hòa bắt đầu tiến hành công tác thu hồi 128,7 ha theo Kết luận số 50/KL-UBND ngày 25/5/2007 của UBND huyện Hương Thủy và đã lập phương án giao đất lâm nghiệp cho người dân nhưng lại vướng mắc trong quy hoạch bảo vệ lòng hồ Tả Trạch.

- Việc xây dựng thủy điện Hồ Tả Trạch khiến người dân thiếu đi quỹ đất sản xuất, ngoài ra do trong tiến trình quy hoạch đất trồng rừng, thiếu sự tham gia của chính quyền địa phương. Chính quyền xã và thôn không hề hay biết những vùng đất nào sẽ quy hoạch cho trồng rừng, những vùng đất nào là có thể cho người dân sử dụng để canh tác nông nghiệp. Chức năng của chính quyền địa phương chỉ là quản lý về mặt địa giới hành chính và thực hiện các chỉ tiêu phân bổ trồng rừng từ trên đưa xuống. Chính sự bị động này đã khiến cho đất đai ở địa phương sử dụng không hiệu quả.

- Khi quy hoạch một số diện tích đất lâm nghiệp đến vài trăm ha ( đã giao cho tập thể, hộ gia đình và cá nhân sử dụng) để sử dụng mục đích khác như xây dựng khu công nghiệp Phú Bài, lòng hồ Tả Trạch, phục vụ quốc phòng,…Hạt Kiểm lâm là đơn vị trực tiếp tham mưu cho UBND huyện trong việc quản lý, giám sát và thừa hành pháp luật lâm nghiệp lại không có văn bản hay một quyết định nào của cấp Tỉnh hoặc cấp Huyện về thông báo đền bù và thu hồi lại những diện tích quy hoạch nói trên, khi thay đổi mục đích sử dụng đất, các quyết định cũ không được thu hồi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp tại thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)