3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.5.4. Hiệu quả trong quản lý Nhà nước về đất đai
Sau khi thực hiện giao đất, giao rừng các hồ sơ quản lý đất đai được lập đầy đủ tạo điều kiện cho việc quản lý sử dụng đất được chặt chẽ hơn. Điều tra ở 3 xã cho thấy sau khi giao đất, giao rừng số vụ tranh chấp quyền sử dụng đất, số trường hợp sử dụng đất sai mục đích đã giảm đi.
Số vụ tranh chấp về quyền sử dụng đất năm 2005 là 25 vụ giảm xuống còn 10 vụ năm 2010 (giảm 60%), số hộ sử dụng đất sai mục đích năm 2005 là 28 hộ giảm xuống còn 13 hộ năm 2014 (giảm 53,57 %).
Qua tìm hiểu thực tế cho thấy chính sách giao đất đã làm thay đổi nhận thức, mức độ hiểu biết của người dân về pháp luật đất đai, pháp chế rừng và sự ảnh hưởng của các vụ vi phạm pháp luật đất đai đến sự phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ tài nguyên rừng, môi trường sinh thái. Từ đó, nguyên nhân vi phạm pháp luật đất đai ở hai thời điểm trước và sau khi giao đất cũng có sự khác nhau:
- Giai đoạn trước 2010 nguyên nhân gây ra các vụ tranh chấp đất đai là do ranh giới đất đai không rõ ràng, sự hiểu biết pháp luật đất đai của người dân còn hạn chế. Sau khi giao đất các vụ tranh chấp đất đai lại xuất phát từ nguyên nhân mâu thuẫn nội bộ trong gia đình, dòng họ, sự phân chia không rõ ràng diện tích đất cho con cái.
- Nguyên nhân dẫn đến một số trường hợp sử dụng đất sai mục đích trước năm 2010 là do diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều, công tác quản lý đất đai còn buông lỏng, người sử dụng đất chưa nhận thức rõ về mục đích sử dụng của từng loại đất, họ tuỳ tiện sử dụng đất. Đến giai đoạn sau khi giao đất các trường hợp sử dụng đất sai mục đích lại do ý thức trách nhiệm của người dân chưa cao hoặc do giá trị kinh tế khi sử dụng đất sai mục đích đó mang lại quá lớn.
Như vậy, chính sách giao đất, giao rừng đến hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, đã có tác dụng tốt hơn trong việc quản lý tài nguyên đất: hạn chế được tình trạng sử dụng đất sai mục đích, giảm bớt các trường hợp tranh chấp đất đai.
* Nhận xét, đánh giá: