Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp thị xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp tại thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 74 - 77)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp thị xã

Thủy

Bảng 3.11: Tình hình cấp giấy CNQSDĐ lâm nghiệp tại thị xã Hương Thủy

S TT Xã/phường Tổng diện tích cần cấp GCN (ha) Diện tích cấp GCN trong năm 2014 (ha) Số giấy CN cấp trong năm 2014 (giấy) Tổng diện tích đã cấp đến 31/12/2014 (ha) Tổng số giấy đã cấp đến 31/12/2014 (giấy) Tỷ lệ (%) 1 Dương Hòa 1.432,8 165,9 121 1418,1 803 98,97 2 Thủy Dương 0,99 0 0 0,99 1 100,00 3 Thủy Bằng 271,3 70 35 197,6 158 72,83 4 Phú Sơn 2012,7 231,65 86 1885,8 557 93,69 5 Thủy Phương 291,6 19,30 28 289,4 124 99,25 6 Thủy Châu 234,9 36,80 32 222,9 124 94,89 7 Phú Bài 151,61 19,60 3 146,7 79 96,77 8 Thủy Phù 516,5 29,46 21 504,6 334 97,69 Tổng số 4.912,4 572,71 326 4666,0 2180 94,98

(Nguồn: Báo cáo tình hình quản lý sử dụng đất thị xã Hương Thủy, năm 2014)

Qua bảng 3.11 Tình hình cấp giấy đến 31/12/2014 trêm địa bàn thị xã đã đạt 94,98% với 4666,0ha/4912,4ha diện tích rà soát cần cấp, đạt tỷ lệ cấp giấy chỉ mang tính chất tương đối khi trên địa bàn quá trình rà soát đất lâm nghiệp còn nhiều vướng mắc. Từ năm 2005 được sự hỗ trợ của dự án WB3 nên tình hình cấp giấy tại 5 xã phường tham gia đạt tỷ lệ cao đó là xã Dương Hòa, Phú Sơn, Thủy Phù, phường Thủy Châu và Thủy Phương.Tại xã Thủy Bằng tỷ lệ cấp giấy thấp nhất trong toàn thị xã chỉ chiếm 72,83% do nhiều thửa đất không xác định được chủ sử dụng và một phần lớn diện tích đất rừng đặc dụng đang được người dân đang sử dụng.

Bảng 3.12. Số giấy được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp từ năm 2005

– 2014

(ĐVT: giấy)

TT Xã

Năm 2005 Năm 2010 Năm 2014

Đã cấp Tồn đọng Đã cấp Tồn đọng Đã cấp Tồn đọng 1 Dương Hòa 29 11 16 166 121 95 2 Thủy Bằng - - - - 35 16 3 Phú Sơn 61 5 31 1 86 94 4 Thủy Phương - - - - 28 - 5 Thủy Châu - - - - 32 16 6 Phú Bài - - - - 3 19 7 Thủy Phù - - 23 - 21 38 Tổng 90 16 70 167 326 278

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2014)

Qua bảng 3.12 tình hình CGCNQSDĐ lâm nghiệp qua các năm ngày càng được quan tâm đặc biệt từ năm 2013 UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp Giấy chứng nhận quyền sử đụng đất, ban hành Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 17/01/2013 về việc cấp Giấy chứng quyền sử đụng đất năm 2013, tiến độ CGCNQSDĐ lâm nghiệp tại thị xã tăng nhanh tuy nhiên vẫn còn tồn đọng nhiều hồ sơ chưa được giải quyết với nguyên nhân sau:

Tại xã Dương Hòa các hồ sơ hiện đang còn tồn đọng. Trong đó tại tiểu khu 162 có 28,1 ha/54 hồ sơ; tại tiểu khu 160 thuộc địa giới xã Phú Sơn (giao đất theo diện tái định cư Khe Sòng) 15,04 ha/15 hồ sơ; tại tiểu khu 164 (giao đất theo diện tái định cư Khe Sòng) 6,38 ha/5 hồ sơ của 5 hộ cán bộ được giao đất theo chính sách di dời ảnh hưởng hồ chứa nước Tả Trạch và các hồ sơ thuê đất lâm nghiệp với diện tích 142,43 ha/21 hồ sơ của 14 hộ tồn đọng từ năm 2013.

Tại xã Thủy Bằng tồn đọng 16 hồ sơ nguyên nhân là 14 hồ sơ chưa được giải quyết do tranh chấp ranh giới, trùng lặp và 2 hồ sơ do hộ dân xã Phú Sơn đang sử dụng.

Tại xã Phú Sơn tồn đọng số hồ sơ thuê đất lâm nghiệp là 11 hồ sơ với diện tích là 31 ha và 83 hồ sơ đề nghị công nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp với diện tích là 121 ha.

Tại xã Phú Bài tồn đọng 16 hồ sơ thuê đất lâm nghiệp. Tại phường Thủy Châu UBND phường đã đề nghị UBND thị xã cấp giấy 16 trường hợp với diện tích là 39.19 ha, nhưng chưa được UBND thị xã cấp giấy (trong đó: 13 trường hợp đề nghị cấp theo hình thức cho thuê đất với diện tích 35.19 ha, 03 trường hợp đề nghị cấp theo hình thức sử dụng đất ổn định với diện tích 4.0 ha).

Tại xã Thủy Phù tồn đọng 38 hộ đang sử dụng đất với diện tích 70,3 ha thuộc quỹ đất quy hoạch rừng phòng hộ theo quy hoạch 3 loại rừng.

Trong thời gian qua do Đoàn Thanh tra tỉnh đang tiến hành thanh tra việc quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn thị xã nên đã ngưng việc lập thủ tục cho các hộ gia đình, cá nhân thuê đất lâm nghiệp trong một thời gian. Hiện nay, UBND thị xã đang chỉ đạo rà soát, lập thủ tục cấp giấy cho các hộ gia đình, cá nhân thuê đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.

* Đánh giá chung về thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Sau khi luật đất đai 2003 ra đời chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp cụ thể như:

- Việc cơ bản hoàn thành cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân (>60%) đã góp phần quan trọng giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai ngày một tốt hơn, giúp cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư sản xuất, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng để thu hút ngày càng nhiều dự án đầu tư vào địa bàn thị xã.

- Từ năm 2003 đến nay, các quy định của pháp luật đất đai đã có nhiều đổi mới và liên tục được hoàn thiện, nhất là các quy định về đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp GCN, nhằm đẩy mạnh việc cấp GCNQSDĐ. Cùng với các quy định của Luật Đất đai 2003, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai có những bước cải cách quan trọng giữa UBND cấp tỉnh với cơ quan quản lý đất đai cùng cấp, thủ tục cấp GCN có những đổi mới cơ bản, giảm phiền hà trong cấp GCN. Do vậy, tiến độ cấp GCN lâm nghiệp được đẩy nhanh hơn trong những năm qua.

- Tiến trình cải cách thủ tục cấp giấy chứng nhận cũng đã đạt được những tiến bộ cơ bản: Thực hiện nguyên tắc một cửa, nêu cao trách nhiệm người tiếp nhận hồ sơ, giảm bớt một số giấy tờ như nộp trích lục bản đồ hoặc trích đo địa chính thửa đất và biên bản xác định ranh giới sử dụng đất với người liền kề và công việc này sẽ do Văn phòng đăng ký chịu trách nhiệm.

- Việc cấp GCN có ý nghĩa quyết định đối với việc giải quyết những vấn đề tồn tại trong lịch sử về quản lý và sử dụng đất; giải quyết có hiệu quả tranh chấp, khiếu

nại, tố cáo về đất đai; góp phần thúc đẩy nhanh và thuận lợi cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất.

- Đồng thời với công tác đăng ký đất đai và cấp GCN, Nhà nước tiến hành xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính. Đây là tài liệu cơ sở pháp lý quan trọng để phục vụ cho việc theo dõi và quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động liên quan tới đất đai, là dữ liệu chính để xây dựng hệ thống thông tin đất đai. GCN tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các quyền của người SDĐ như chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, tặng cho, cho thuê QSDĐ, bảo lãnh, góp vốn bằng QSDĐ; bảo vệ lợi ích chính đáng của người nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, thừa kế, nhận thế chấp…

- Hệ thống thông tin đất đai được xây dựng từ kết quả cấp GCN sẽ được kết nối với hệ thống các cơ quan nhà nước có liên quan, với hệ thống các tổ chức tài chính, tín dụng; được đưa lên mạng thông tin điện tử để tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có thể tìm hiểu thông tin đất đai một cách thuận lợi, nhanh chóng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của xã hội. GCN tạo thuận lợi cho giao dịch bất động sản, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản, tạo điều kiện để huy động nguồn vốn đầu tư thông qua hoạt động thế chấp vay vốn. Hệ thống thông tin đất đai có tác dụng phục vụ đắc lực cho phòng, chống tham nhũng về đất đai.

Bên cạnh những thuận lợi và nỗ lực của địa phương việc CGCNQSD đất lâm nghiệp đạt tỷ lệ cao chỉ mang tính chất tương đối do số lượng hồ sơ tồn đọng còn nhiều và ngày càng phát sinh là do trong một thời gian khá dài, công tác quản lý đất lâm nghiệp chưa được quan tâm đúng mức; trong giai đoạn hiện nay chưa thực hiện xong công tác kiểm tra, rà soát đất lâm nghiệp; quá trình ra soát phát sinh nhưng vấn đề vướng mắc, tồn tại như sử dụng đất không đúng quy hoạch, không đúng đối tượng, lấn chiếm đất nên đã ảnh hưởng đến tiến độ công tác cấp GCN; nhiều trường hợp sử dụng đất không kê khai hoặc mua bán chuyển nhượng không thực hiện các thủ tục theo quy định nên cơ quan quản lý không nắm được chính xác chủ sử dụng đất, công tác rà soát, thông báo khi lập các thủ tục cấp GCN gặp rất nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp tại thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)