Tình hình sử dụng đất và đất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp tại thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 62 - 70)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.2. Tình hình sử dụng đất và đất lâm nghiệp

3.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất thị xã Hương Thủy

Theo số liệu báo cáo công tác kiểm kê đất đai tháng 6 năm 2015 thị xã Hương Thủy đến ngày 31/12/2014 thì toàn thị xã có tổng diện tích tự nhiên là 45.566,47 ha, gồm có:

- Đất nông nghiệp: 36.812,05 ha. - Đất phi nông nghiệp: 8.462,44 ha - Đất chưa sử dụng: 291,98 ha.

18,57%

80,79% 0,64%

Đất phi nông nghiệp Đất nông nghiệp Đất chưa sử dụng

a. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2014

STT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

1 Đất nông nghiệp NNP 36.812,05 100,00

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 6.241,23 16,95

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 4.105,39 11,15

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 3.503,04 9,51

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 602,35 1,64

1.1.2. Đất trồng cây lâu năm CLN 2.135,84 5,80

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 30.224,57 82,10 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 18.732,40 50,88 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 11.026,05 29,96 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 466,12 1,26 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 344,39 0,94 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 1,86 0,02

(Nguồn: Kiểm kê đất đai thị xã Hương Thủy 2014, 6/2015)

Qua bảng 3.2 cho thấy tổng diện tích đất nông nghiệp là 36.812,05 ha chiếm 80,79% diện tích tự nhiên của thị xã trong đó đất lâm nghiệp là 30.224,57 ha, chiếm 82% diện tích, như vậy diện tích đất lâm nghiệp tại thị xã Hương Thủy chiếm chủ yếu trong cơ cấu đất nông nghiệp. Loại đất này tập trung phần lớn tại xã miền núi là Dương Hòa, Phú Sơn điều này góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ngành lâm nghiệp, giúp người dân các xã trên có thêm được nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống. Ngoài ra trên địa bàn thị xã, diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 344,39 ha và đất nông nghiệp khác là 1,86 ha chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng diện tích đất nông nghiệp, lần lượt là 0,94% và 0,02%.

b. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp

Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp

(Nguồn: Thống kê đất đai thị xã Hương Thủy, năm 2014)

STT Mục đích sử dụng Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%)

2 Đất phi nông nghiệp PNN 8.462,44 100

2.1 Đất ở OCT 1.045,83 12,36

2.1.1 Đất ở nông thôn ONT 516,70 6,11

2.1.2 Đất ở đô thị ODT 529,13 6,25

2.2 Đất chuyên dùng CDG 3.270,71 38,65

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 22,79 0,27

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 951,23 11,24

2.2.3 Đất an ninh CAN 7,03 0,08

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 188,53 2,23

2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

CSK

450,87 5,33

2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 1.650,26 19,50

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 34,61 0,41

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 98,38 1,16

2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT

NTD

641,20 7,58

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 645,54 7,63 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 2.725,22 32,20

Đất phi nông nghiệp là 8.462,44 ha chiếm 18,57% diện tích tự nhiên thị xã, trong đó diện tích đất chuyên dùng là lớn nhất, chiếm 38,65% diện tích phi nông nghiệp tập trung chủ yếu tại các phường Phú Bài, Thủy Phương và xã Dương Hòa.

- Đất ở: diện tích đất ở là 1.045,83 ha, chiếm 12,36% diện tích đất phi nông nghiệp, tập trung chủ yếu tại các phường, xã vùng đồng bằng có mật độ dân cư lớn, gần trục giao thông lớn, nhiều công trình cơ sở hạ tầng như Thủy Dương, Thủy Phương, Phú Bài, Thủy Phù. Trong đó đất ở tại nông thôn chiếm 50% diện tích đất ở, tương ứng 516,70 ha.

- Đất chuyên dùng: có diện tích 3.270,71 ha, chiếm 38,65% diện tích đất phi nông nghiệp. Trong đó đất quốc phòng, đất chiếm phần lớn diện tích . Đây là tất yếu của quá trình đô thị hóa dẫn đến 951,23 ha chiếm 11,24% đất phi nông nghiệp.

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng có diện tích 34,61 ha và 98,38 ha, chiếm 0,41% và 1,16% diện tích đất phi nông nghiệp và được phân bố ở tất cả các phường, xã trên địa bàn thị xã Hương Thủy.

c. Hiện trạng đất chưa sử dụng

Năm 2014, thị xã Hương Thủy còn 291,98 ha đất chưa sử dụng, chiếm 0,64% diện tích đất tự nhiên của thị xã. Đất chưa sử dụng tập trung nhiều nhất tại các xã Dương Hòa, Phú Sơn. Trong thời gian tới, một phần diện tích đất chưa sử dụng có thể đầu tư cho việc trồng rừng, trồng các loại cây lâu năm nhằm tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường sinh thái cho toàn thị xã.

Bảng 3.4: Hiện trạng đất chưa sử dụng STT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 3 Đất chưa sử dụng CSD 291,98 100,00 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 260,35 89,17

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 31,63 10,83

3.2.2.2. Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp

Theo số liệu báo cáo công tác kiểm kê đất đai năm 2014, tổng diện tích đất lâm nghiệp là 30.224,57 ha chiếm 66,33% tổng diện tích tự nhiên, trong đó:

- Diện tích đất rừng sản xuất 18.732,4 ha - Diện tích đất rừng phòng hộ 11.026,05 ha - Diện tích đất rừng đặc dụng 466,12 ha 61,98% 36,48% 1,54% Đất rừng sản xuất Đất rừng phòng hộ Đất rừng đặc dụng

Hình 3.3. Cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệp của thị xã Hương Thủy năm 2014

Qua số liệu ở hình 3.3 cho thấy Hương Thủy là một thị xã có nguồn tài nguyên khá phong phú và đa dạng, nguồn tài nguyên rừng và đất rừng có diện tích và vai trò khá lớn, đây là nguồn lực mà ít có vùng nào có được, nếu được sử dụng một cách hợp lý sẽ đem lại nguồn thu khá lớn. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra nhiều thử thách cho các cơ quan chức năng của thị xã, nhất là lực lượng kiểm lâm phải thực hiện tốt nhiệm vụ của mình nhằm bảo vệ đất rừng khỏi chặt phá lấy gỗ. Tuy khá đa dạng và phong phú với nhiều loại cây trồng nhưng chất lượng của rừng không cao, chủ yếu là rừng trung bình và rừng nghèo, độ che phủ của rừng thấp.

Bảng 3.5. Hiện trạng đất lâm nghiệp tại thị xã Hương Thủy năm 2014 ĐVT: ha Đơn vị hành chính Đất lâm nghiệp Đất rừng sản xuất Đất rừng phòng hộ Đất rừng đặc dụng Toàn thị xã 30.224,57 18.732,40 11.026,05 466,12 Dương Hòa 23.052,97 12.099,80 10.953,17 - Phú Bài 234,91 162,03 72,88 - Phú Sơn 2.773,56 2.773,56 - - Thủy Bằng 1.073,88 607,76 - 466,12 Thủy Châu 651,55 651,55 - - Thủy Dương 290,80 290,80 - - Thủy Phù 1.237,83 1.237,83 - - Thủy Phương 909,07 909,07 - -

(Nguồn: Báo cáo công tác kiểm kê đất đai thị xã Hương Thủy, năm 2014)

Kết quả bảng 3.5 cho thấy đất lâm nghiệp thị xã chiếm diện tích lớn nhưng phân bố không đồng đều chủ yếu tập trung tại các xã Dương Hòa, Phú Sơn, Thủy Phù, Thủy Bằng, đất lâm nghiệp chiếm chủ yếu là đất rừng sản xuất, cao nhất tại xã Dương Hòa là 12.099,80 ha, thấp nhất tại Phú Bài là 162,03 ha. Đất rừng phòng hộ có tại xã Dương Hòa, Phú Bài với diện tích lần lượt là 10.953,17 ha và 72,88 ha, đất rừng đặc dụng chỉ có ở xã Thủy Bằng diện tích 466,12 ha.

Bảng 3.6. Biến động sử dụng đất lâm nghiệp 2005 – 2010 ĐVT: ha STT Mục đích sử dụng đất Diện tích 2010 Diện tích 2005 Tăng (+) Giảm (-) Tổng diện tích tự nhiên 45.602,07 45.733,70 - 131,63 1 Đất nông nghiệp NNP 38.319,61 29.841,56 8.478,05

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 5.062,59 5.228,49 - 165,9

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 32.902,21 24.323,80 8.578,41 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 21.482,10 13.018,90 8463,2 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 10.434,51 10.784,90 - 350,39 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 985,60 520,00 465,6 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 354,81 289,27 65,54 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH - - -

2 Đất phi nông nghiệp PNN 6.668,74 6.124,36 544,38 3 Đất chưa sử dụng CSD 613,72 9.767,78 - 9.154,06

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 127,92 405,76 - 277,84

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 485,8 9.362,02 - 8876,22

(Nguồn: Kiểm kê đất đai 2005, 2010)

Trong giai đoạn 2005 – 2010 đất rừng sản xuất tăng chủ yếu từ đất chưa sử dụng vào trồng rừng theo dự án WB3 với diện tích 11,50 ha đất bằng chưa sử dụng và 7.651,88 ha đất đồi núi chưa sử dụng. Đất rừng phòng hộ và giảm do thu hồi từ Ban quản lý rừng phòng hộ chuyển sang cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng trồng rừng, đất rừng đặc dụng tăng do quy hoạch ba loại rừng.

Bảng 3.7. Biến động sử dụng đất 2010 – 2014 ĐVT: ha STT Mục đích sử dụng đất Diện tích 2014 Diện tích 2010 Tăng (+) Giảm (-) Tổng diện tích tự nhiên 45.566,47 45.602,07 - 35,6 1 Đất nông nghiệp NNP 36.812,05 38.319,61 -1.507,56

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 6.241,23 5.062,59 1.178,64

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 30.224,57 32.902,21 - 2.677,64 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 18.732,40 21.482,10 - 2.749,7 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 11.026,05 10.434,51 591,54 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 466,12 985,60 - 519,48 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 344,39 354,81 10,42 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 1,86 - 1,86

2 Đất phi nông nghiệp PNN 8.462,44 6.668,74 1.793,7

3 Đất chưa sử dụng CSD 291,98 613,72 - 321,74

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 260,35 127,92 132,43

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 31,63 485,8 - 454,17

(Nguồn: Kiểm kê đất đai 2010, 2014)

Giai đoạn 2010 – 2014 phần lớn diện tích đất lâm nghiệp giảm đi do chuyển sang đất có mục đích công cộng với 1.919,1 ha đất lâm nghiệp được chuyển sang làm đất thủy lợi nhằm phục vụ cho việc chặn dòng hồ chứa nước Tả Trạch; chuyển sang làm đất giao thông (đường giao thông thôn 1A tại xã Thủy Phù, đường trung tâm xã Thủy Bằng,…). Cùng với đó, đất lâm nghiệp cũng giảm đi 40,41 ha để chuyển sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp thông qua việc xây dựng các nhà máy, công xưởng, đặc biệt tại cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp làng nghề Thủy Phương.

Ngoài ra, còn có 37,89 ha đất lâm nghiệp chuyển sang đất nghĩa trang, nghĩa địa, diện tích chồng lấn đất Ban quản lý rừng phòng hộ và đất người dân đang sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp tại thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)