Những vấn đề cần giải quyết trong công tác giao đất và cấp giấy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp tại thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 86 - 89)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.7.2. Những vấn đề cần giải quyết trong công tác giao đất và cấp giấy

dụng đất, vì còn ngại xử lý về nguồn gốc đất đai và thực hiện nghĩa vụ tài chính.

- Hiện tượng cán bộ, công chức gây phiền hà, nhũng nhiễu cho người dân khi làm các thủ tục cấp GCN vẫn chưa được ngăn chặn, xử lý kịp thời; tình trạng sai sót trong quá trình thực hiện cấp GCN hiện nay còn khá phổ biến...

- Cán bộ cấp GCNQSDĐ không ổn định, thường kiêm nhiệm, một số hiểu không đúng, chưa đầy đủ quy định của pháp luật về đất đai, ngại trách nhiệm, không nhận thức được sự bức xúc và yêu cầu chính đáng của người dân. Một số trường hợp GCNQSDĐ đã được ký nhưng vẫn chưa được trao cho người sử dụng đất do cán bộ thi hành nhiệm vụ chưa là hết trách nhiệm, có trường hợp cố tình kéo dài thời gian để vụ lợi; có nơi còn đòi hỏi điều kiện về hộ khẩu thường trú khi cấp GCNQSDĐ trong khi luật không có quy định về vấn đề này. Có trường hợp cán bộ cấp xã đã lợi dụng việc xác nhận thời điểm sử dụng đất để trục lợi. Việc ghi nợ về tài chính khi làm thủ tục cấp GCNQSDĐ ở nhiều địa phương chưa thuận lợi. Ghi nợ thuế chuyển mục đích sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp không khuyến khích người sử dụng làm thủ tục để được cấp giấy. Chế độ trách nhiệm về giải quyết những trường hợp có sai sót, tranh chấp, khiếu kiện, chưa được quy định rõ ràng giữa các cơ quan hữu quan có chức năng về cấp GCNQSDĐ.

- Hầu hết các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gặp khó khăn về kinh phí và về điều kiện làm việc. Việc đầu tư kinh phí cho đo đạc và làm bản đồ địa chính chưa kịp thời, tài liệu không chính xác, hồ sơ cũ bị hỏng, thiếu, thất lạc làm ảnh hưởng đến việc cấp giấy GCNQSDĐ. Số liệu về diện tích, loại đất trên thực tế, trên sổ sách và trên bản đồ đo đạc địa chính không thống nhất. Nhiều chủ sử dụng đất hiểu biết về việc cấp GCNQSDĐ còn rất hạn chế. Nhiều GCNQSDĐ đã được cấp nhưng chưa được phát tới người sử dụng đất, chủ yếu là do người sử dụng đất chưa có khả năng hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ về tài chính.

3.7.2. Những vấn đề cần giải quyết trong công tác giao đất và cấp giấy đất lâm nghiệp nghiệp

* Vấn đề tích tụ đất đai trong sử dụng đất nông, lâm nghiệp:

Tích tụ đất đai trong sản xuất nông, lâm nghiệp là một yêu cầu khách quan và mang tính chất tự nhiên của nền sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hoá, đây thực chất là

quá trình phân công lại lao động ở khu vực nông thôn thông qua việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Sau khi giao đất cùng với sự vận động của nền kinh tế thị trường đã tác động mạnh mẽ đến việc quản lý và sử dụng đất: tích tụ ruộng đất có chiều hướng gia tăng, các mô hình sử dụng đất trang trại xuất hiện một cách tự nhiên, bộc phát... Do vậy, Nhà nước cần có chính sách hạn điền phù hợp với từng vùng nhằm tích tụ đất đai thông qua quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê để phát triển nhanh các mô hình trang trại nông lâm kết hợp.

* Vấn đề nông dân không có đất sản xuất:

Chính sách giao đất lâm nghiệp đến người nông dân đã cơ bản giúp cho họ có đất để sản xuất. Tuy nhiên, có một số hộ gia đình phát sinh mới sau khi giao đất, hoặc một số hộ gia đình bị thu hồi đất phục vụ cho các mục đích sử dụng khác lại không có đất để sản xuất. Trong khi đó quỹ đất nông, lâm nghiệp của các địa phương đã giao hoặc cho thuê sử dụng hết. Từ đó đã gây ra một số khó khăn cho các hộ gia đình này. Vì vậy, Nhà nước cần phải có chính sách nhằm giải quyết đất đai hoặc có cơ chế hỗ trợ phù hợp, để giải quyết công ăn việc làm cho các hộ gia đình này đảm bảo cuộc sống bình thường.

* Vấn đề hoàn thành kế hoạch giao đất, lập quy hoạch sử dụng đất sau khi giao đất: Đối với đất lâm nghiệp thì phụ thuộc vào quá trình tổ chức sản xuất đến đâu, tiến hành giao đất đến đó sao cho phù hợp với quy hoạch, khả năng đầu tư sản xuất của Nhà nước và nhân dân trong xây dựng và phát triển. Không nên quy định máy móc thời gian hoàn thành giao đất, giao rừng mà không căn cứ vào nguồn lực và tiềm năng sẵn có, hạn hẹp của địa phương, đặc biệt phải quan tâm đến chất lượng công tác giao đất, giao rừng. Các cơ quan chuyên môn cần làm tốt công tác quy hoạch để định hướng cho nhân dân sản xuất, phù hợp với yêu cầu phát triển trong nền kinh tế thị trường. đối với diện tích đất hoang, đất đồi trọc khó giao hiện tại không có người quản lý sử dụng, Nhà nước có thể cho phép các tổ chức, hộ gia đình cá nhân đầu tư khai phá, họ không chỉ có quyền sử dụng mà có quyền chuyển nhượng đất đai đó theo quy hoạch và định hướng của Nhà nước.

* Vấn đề kiểm tra và đánh giá sau khi giao đất, giao rừng: Sau khi giao đất, giao rừng công tác cấp GCNQSDĐ cần hoàn thiện hơn để tạo điều kiện cho nông dân yên tâm và đầu tư sản xuất. Bên cạnh đó cần kiểm tra đánh giá tình hình sử dụng đất của người nông dân, qua đó biết được ý kiến của họ nhằm đánh giá tình hình sử dụng đất chính xác.

* Các vấn đề khác: Nhà nước cùng nhân dân đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đường xá, kênh mương để phục vụ tốt cho việc phát triển sản xuất.

Tóm lại:

- Cấp Trung ương tiếp tục chỉ đạo các địa phương còn rừng và đất lâm nghiệp chưa giao, cho thuê tiếp tục thực hiện công tác giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp, đảm bảo mọi diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn đều có chủ thật sự.

- Tiến hành rà soát, đánh giá việc sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của các chủ rừng (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân); kiên quyết thu hồi những diện tích quản lý sử dụng không hiệu quả để tiếp tục giao cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng khác quản lý, sử dụng hiệu quả hơn.

- Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật về giao đất, giao rừng cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay; đồng thời có chính sách hưởng lợi thích hợp khuyến khích mọi thành phần tham gia nhận đất, nhận rừng để quản lý bảo vệ và sản xuất kinh doanh hiệu quả.

- Xây dựng, lập kế hoạch bố trí đủ nguồn kinh phí cho công tác giao đất, giao rừng và cho thuê rừng theo tiến độ kế hoạch đề ra.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về Luật BV&PT Rừng, Luật đất đai và các văn bản liên quan đến chủ trương, chính sách giao rừng, cho thuê rừng đến mọi tầng lớp nhân dân, để nhân dân tham gia nhận rừng, thuê rừng quản lý, sử dụng.

- Xây dựng phần mềm quản lý thành quả giao rừng, thuê rừng gắn với giao đất, thuê đất lâm nghiệp toàn quốc. Quy định rõ ràng chế độ quản lý hồ sơ giao và cho thuê rừng, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng của các chủ rừng sau khi được giao, cho thuê rừng.

- Tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ cấp cơ sở về giao rừng, cho thuê rừng.

- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định thống nhất việc quản lý đất và quản lý rừng tự nhiên sau khi giao.

- Chỉ đạo quyết liệt việc giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp, nếu không kết hợp được với giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì vẫn tiến hành giao rừng, cho thuê rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng.

- Các hộ gia đình, cá nhân sinh sống ở miền núi đa số là hộ nghèo, quan tâm hàng đầu của họ là sản xuất lương thực để bảo đảm cuộc sống. Họ không có điều kiện để sản xuất, kinh doanh nghề rừng trên diện tích rừng, đất lâm nghiệp được giao, vẫn phải chờ đợi sự trợ giúp của nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp tại thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 86 - 89)