Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp tại thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 54 - 58)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế của thị xã Hương Thủy đều đạt và vượt chỉ tiêu đặt ra. Năm 2014 lĩnh vực kinh tế, giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 2.130 tỷ đồng, đạt 99,42% KH (tăng 13,93%). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, nhất là dịch vụ tăng 15,1%, sản xuất CN-TTCN-XD tăng 14,45%, nông nghiệp phát triển theo hướng toàn diện, chú trọng hơn về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn bằng nhiều chương trình dự án đầu tư, tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng, hiệu quả.

Bảng 3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thị xã Hương Thủy

(Theo GDP - Giá hiện hành)

Đơn vị tính: %

STT Chỉ tiêu 2005 2010 2014

1 Dịch vụ 10,70 17,12 18,08

2 CN-TTCN,XD 77,68 75,12 76,62

3 Nông-Lâm-Ngư nghiệp 11,62 7,76 5,31

(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội thị xã Hương Thủy, năm 2014)

Trong cơ cấu kinh tế chung trên địa bàn toàn thị xã tỷ trọng công nghiệp-xây dựng chiếm ưu thế tuyệt đối năm 2005 chiếm 77,68%, năm 2010 giảm còn 75,12%, đến năm 2014 tăng 76,62% khu vực dịch vụ có tỷ trọng tăng dần từ 10,7% năm 2005 lên 18,08% năm 2014 và đang từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn, tỷ trọng kinh tế nông nghiệp giảm đáng kể xuống còn 5,31% năm 2014. Nhìn chung cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, có bước tiến bộ, lĩnh vực dịch vụ đang từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng, chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của thị xã.[28][30]

a. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp

Nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng toàn diện và bền vững. Thị xã đã chú trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp bằng nhiều chương trình, dự án và đầu tư, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, thâm canh cây trồng và vật nuôi nên đã tạo ra những chuyển biến tích cực về chất lượng và hiệu quả ở một số mặt, từ đó góp phần quan trọng ổn định, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân ở cả vùng đồng bằng lẫn

vùng đồi núi. Giá trị tổng sản phẩm Nông nghiệp 113 tỷ đồng, đạt 100,44% KH (tăng 3,1%). Trong đó:

- Trồng trọt:Có chuyển biến đáng kể theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, đặc biệt là sản xuất lương thực. Đã thực hiện 285,82 ha cánh đồng lớn về lúa chất lượng và lúa giống ở các xã, phường như: Thủy Dương, Thủy Phương, Thủy Thanh, Thủy Phù, Thủy Tân. Trên lĩnh vực trồng trọt, tổng diện tích gieo cấy là 6.283,63 ha, giảm 13,27 ha so với năm 2013. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 39.374,7 tấn, trong đó sản lượng thóc 39.246,57 tấn, đạt 107% KH, năng suất bình quân cả năm là 62,45 tạ/ha, tăng 4,52 tạ/ha so với năm 2013; tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận đạt 96%.

- Chăn nuôi: Tổng đàn bò 1.836 con, tăng 0,4% so với cùng kỳ; đàn trâu là 1317 con, giảm 0,8%; đàn lợn là 28.642 con, giảm 3%; đàn gia cầm 236.000 con, tăng 8%; diện tích nuôi cá trên địa bàn là 579 ha, bằng so với cùng kỳ năm trước. Công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy cầm được quan tâm triển khai, hiện nay chưa có các dịch bệnh nguy hiểm xảy ra.

- Về lâm nghiệp: Thực hiện tốt các mô hình phát triển kinh tế rừng, đồng thời thực hiện tốt công tác rừng tập trung theo phương pháp khai thác và trồng rừng đúng quy trình, đến nay tỷ lệ che phủ rừng đạt 55,5%. Trong năm đã xảy ra 04 vụ cháy rừng, diện tích thiệt hại là 4,68 ha; phát hiện xử lý 14 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; tịch thu 6,306m3 gỗ các loại; xử phạt vi phạm hành chính 97,691 triệu đồng.

Về xây dựng Nông thôn mới: Đến nay, xã Thủy Tân đạt 17/19 tiêu chí; xã Dương Hòa 16/19 tiêu chí; xã Thủy Thanh 16/19 tiêu chí, Thủy Phù 14/19 tiêu chí, xã Thủy Bằng 14/19 tiêu chí và xã Phú Sơn 13/19 tiêu chí. [30]

b. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng

Với ưu thế có khu công nghiệp Phú Bài - trọng điểm công nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế - phân bố trên địa bàn nên ngành công nghiệp luôn giữ vai trò là ngành kinh tế động lực của thị xã Hương Thủy.Trong những năm qua, ngành công nghiệp luôn đạt tăng trưởng cao, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế và kích thích các ngành, lĩnh vực khác phát triển [28]. Giá trị tổng sản phẩm ngành CN-XD đạt 1.632 tỷ đồng, bằng 99,51% KH (tăng 14,45%).

Sản xuất CN - Xây dựng có những chuyển biến tích cực, một số sản phẩm có bước phát triển khá như hàng dệt may, sợi, sản xuất sản phẩm từ gỗ… Một số ngành nghề TTCN truyền thống như: hàn gò, mộc, chổi đót, tăm hương,... được khuyến khích, hỗ trợ nên đã được duy trì và có hướng phát triển. Kim ngạch xuất khẩu đạt 460 triệu USD, đạt 102,22% KH, chiếm 75% tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh. [30]

c. Dịch vụ

Về dịch vụ, mạng lưới dịch vụ tiếp tục phát triển, nhất là ở khu trung tâm các phường, xã, các tuyến đường nội thị và dọc Quốc lộ 1A, một số dịch vụ phát triển mạnh như dịch vụ nhà nghỉ, dịch vụ hàng điện tử, đặt biệt đã triển khai thành lập HTX dịch vụ cộng đồng tại khu di tích cầu ngói Thanh Toàn để tạo bước đột phá phát triển dịch vụ du lịch trên địa bàn…. Hiện nay, có hơn 4.370 cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tăng hơn 400 cơ sở so với năm 2013. Sản lượng vận tải hàng hóa đạt 1.788 nghìn tấn, vận tải hành khách đạt 2.280 nghìn hành khách. Doanh thu từ hoạt động vận tải trong năm đạt 262 tỷ đồng. Dịch vụ thương mại, dịch vụ tài chính ngân hàng, bưu chính - viễn thông... cơ bản phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Giá trị tổng sản phẩm dịch vụ đạt 385 tỷ đồng, bằng 98,72% KH (tăng 15,1%).

3.1.2.2. Thực trạng phát triển dân số, lao động, việc làm và mức sống

Theo số liệu thống kê năm 2014, dân số của thị xã là 102.297 người, trong đó nam có 51.912 người, chiếm 50,75% dân số thị xã, nữ có 50.385 người chiếm 49,25% tổng dân số. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,2%. Mật độ dân số là 224,33 người/km2. Hiện nay trên địa bàn thị xã, phường đông dân nhất là Phú Bài với dân số 14.768 người, xã ít dân nhất là Phú Sơn với dân số 1.566 người.

Theo số liệu thống kê năm 2014, số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn là 62.952 người, chiếm 61,54% tổng dân số của thị xã, trong đó nam có 33.627 người, nữ có 29.325 người. Trong đó lao động công nghiệp - xây dựng chiếm 37,14%, lao động hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ chiếm 35,52% tổng số lao động. Lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ với 27,34% trong cơ cấu lao động của thị xã.

Trong năm đã giải quyết việc làm cho 1.756 lao động, đào tạo nghề cho 1.700 lao động. Đời sống của người dân dần ổn định và từng bước được cải thiện với thu nhập bình quân đầu người đạt 42 triệu đồng/năm.[30]

3.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng a. Hệ thống giao thông:

Hệ thống hạ tầng giao thông được phát triển, một số tuyến đường mở ra đã hình thành các tuyến dân cư khang trang, các tuyến phố đô thị được nâng cấp theo quy hoạch như đường Tân Trào, đường liên tổ 1,2,3 Thủy Phương, đường Nguyễn Thái Bình ở Thủy Lương, các tuyến đường trung tâm tại các xã Thủy Thanh, Thủy Bằng, Thủy Phù, Dương Hòa góp phần hình thành các khu trung tâm các xã nông thôn mới sau này. Giao thông nông thôn thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm nên đã từng bước nâng cấp được hệ thống giao nông thôn. Nhiều tuyến đường liên xã, liên thôn được nâng cấp, xây dựng mới như đường Lụ - Tre Giáo, đường liên xã Dương - Phương... Tuy nhiên vẫn còn các tuyến đường dân sinh, mật độ dày đặc, mặt

đường hẹp, kết cấu tự phát, thiếu quy hoạch nên chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển đô thị. [30]

b. Hệ thống điện:

Mạng lưới điện chiếu sáng đã được xây dựng trên hầu hết các trục đường chính của đô thị. Hệ thống điện chiếu sáng đô thị cũng được nâng cấp, đã đầu tư thêm hơn 40,8km trên toàn địa bàn thị xã góp phần đảo bảo an toàn giao thông về đêm, tăng tính hiện đại của các khu trung tâm tại các địa phương.

c. Hệ thống thủy lợi:

Các công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đã được chú trọng đầu tư xây dựng, đang bước vào thời kỳ phát huy tác dụng, đã tạo điều kiện khai hoang, tăng vụ, tăng khả năng sản xuất của đất chủ động trong tưới tiêu. Toàn thị xã có 25 công trình hồ đập với năng lực tưới 1.097 ha. Có 47 trạm bơm tiêu với 76 máy, tổng công suất 90.000 m3/h, có khả năng tiêu tưới cho 2.800 ha. Thị xã có 88 km kênh mương, trong đó có 63,8 km đã được kiên cố hóa bê tông. Ngoài ra, toàn thị xã có 60 km đê điều các loại, trong đó có 17,2 km đê bao đã được cứng hóa [30].

d. Bưu chính, viễn thông

Hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới bưu chính - viễn thông trên địa bàn thị xã tiếp tục được mở rộng, phát triển với tốc độ nhanh. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị từng bước được hiện đại hóa, các loại hình dịch vụ đa đạng, đáp ứng được yêu cầu sử dụng cho người dân. Đến nay tất cả các phường, xã đều có điểm bưu điện văn hóa xã, 100% phường, xã có báo đọc hàng ngày. Công tác truyền thanh, truyền hình có được những bước phát triển mới, đài truyền thanh thị xã đã phát huy tốt chức năng truyền thông trên địa bàn [30].

3.1.2.4. Thực trạng phát triển văn hóa - giáo dục

Toàn thị xã có 12/12 xã, phường đạt chuẩn và được khen thưởng về xây dựng xã, phường văn hoá, đạt 100%; 100% thôn, tổ dân phố đạt chuẩn văn hoá; 100% cơ quan đạt chuẩn văn hoá; 21.531 gia đình văn hoá/23.829 gia đình đã đăng ký, chiếm 90,36%. Hoạt động thể dục thể thao và rèn luyện thân thể có chuyển biến tích cực, tạo phong trào rộng khắp trong nhân dân. Văn hóa, thể thao đã góp phần nâng cao cuộc sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng, hệ thống mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học tiếp tục được đầu tư, mở rộng, chất lượng dạy và học có nhiều chuyển biến. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được đẩy mạnh, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: 27/48 (56,25%), trong đó có 02 trường đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 2.[30]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp tại thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)