Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp tại thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 42 - 45)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Tác giả Clement và Amezaga (2009) nghiên cứu ở Hòa Bình, Sơn La, Thái Nguyên, Yên Bái đã chỉ ra những khác biệt quan trọng giữa những gì được quy định trong chính sách và cách thức thực hiện chính sách tại địa phương. Theo tác giả, việc thực hiện và kết quả của chính sách giao đất tại cấp địa phương phụ thuộc vào cách hiểu của chính quyền về bản thân chính sách và các nguồn lực về con người và tài chính mà chính quyền địa phương dành cho việc thực hiện giao đất. Bên cạnh đó giao đất giao rừng cũng tạo ra động lực về tích lũy kinh tế cho một số nhóm cán bộ địa phương và các hộ khá giả có khả năng đầu tư thông qua việc tích lũy đất đai. Các tác giả đề xuất cơ quan cấp trung ương cho phép địa phương được mềm dẻo trong quá trình áp dụng chính sách, tăng cường trách nhiệm của địa phương cùng với việc ban hành cơ chế giám sát, kiểm tra giữa địa phương và những nhà chức trách trung ương.[31]

Tác giả Huỳnh Văn Chương (2010) nghiên cứu tại xã Phú Vinh, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa ra kết luận nghiên cứu thực tế cho thấy việc thực hiện chuyển giao còn kéo dài và gặp nhiều lúng túng giữa các bên liên quan. Mặc dù các chính sách vĩ mô của Nhà nước về việc giao đất lâm nghiệp là khá rõ ràng nhưng việc thực hiện ở cấp địa phương vẫn chưa cụ thể. Cách hiểu và thực hiện các bước trong quá trình giao đất vẫn còn chồng chéo giữa các đối tượng nhất là giữa Ban quản lý rừng phòng hộ và chính quyền xã, huyện. Người dân chưa nhận đất và việc canh tác trồng cây trên đất được giao vẫn theo hình thức tự phát, lấn chiếm đất chưa giao. [10]

Qua kết quả nghiên cứu Nguyễn Ngọc Châu, Hồ Trọng Phúc (2010) huyện Nam Đông cho thấy, công tác giao đất giao rừng trên địa bàn huyện bước đầu đem lại kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc cấp GCNQSDĐ còn chậm, cộng với tập quán canh tác lạc hậu, mức độ nhận thức của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên rừng chưa cao, sau khi được giao đất giao rừng nhưng do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên mức độ đầu tư để phát triển rừng còn thấp. [17]

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Sơn (2010) từ thực tiễn tham gia thực hiện chỉ đạo giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình tại các địa phương thuộc địa bàn một số tỉnh phía Bắc tác giả đưa ra kinh nghiệm về giao đất lâm nghiệp nhằm ổn định lâu dài trong quản lý đất đai: cần phổ biến trách nhiệm và quyền lợi nhận đất nhận rừng

đến mọi người dân, thực hiện tốt công tác quy hoạch và lập kế hoạch, cần điều tra hiện trạng loại đất rừng để làm cơ sở cho việc giao đất công bằng hợp lý đến hộ gia đình là tiền đề cho tính toán chi trả dịch vụ môi trường rừng sau này, đảm bảo hồ sơ và thực địa giao đất phải thống nhất, sớm tiến hành cấp GCNQSDĐ.[20]

Huyện Nam Đàn nói riêng và cả nước nói chung đã và đang đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. So với cả nước và các huyện trong tỉnh thì huyện Nam Đàn đạt kết quả tương đối cao. Tuy nhiên kết quả cấp giấy chứng nhận chưa thực hiện đồng bộ trên các loại đất. Đất nông nghiệp gần như đã hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận, đã đạt 98,41% tổng diện tích đất nông nghiệp. Trong khi đất ở đô thị chỉ đạt 67,22% diện tích đất ở đô thị, và đất lâm nghiệp kết quả còn thấp chỉ đạt 61,44%. Để hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất huyện phải có những chính sách, chủ trương chỉ đạo đến từng xã, tranh thủ sự giúp đỡ của Sở tài nguyên và môi trường để đẩy nhanh công tác này. Khắc phục những khó khăn vướng mắc bằng các phương pháp đã đề ra. Phấn đấu đến năm 2010 sẽ cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận trên mọi loại đất. [24]

Nghiên cứu Gia Linh (2013) về thực hiện các giải pháp đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi là giấy chứng nhận), tính đến cuối tháng 6/2013, tại tỉnh Điện Biên, trong 5 loại đất (đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở nông thôn, đất ở đô thị và đất chuyên dùng) thì đất ở đô thị có tỷ lệ diện tích được cấp giấy chứng nhận đạt cao nhất 85% diện tích cần cấp, với tổng diện tích 581ha, tiếp đến là đất chuyên dùng đã cấp được 1.371ha, đạt 70% diện tích cần cấp. Các loại đất còn lại, tổng diện tích đã cấp giấy chứng nhận rất lớn, như đất lâm nghiệp đã cấp 302.488ha, đất sản xuất nông nghiệp đã cấp 94.707ha và đất ở nông thôn đã cấp 1.840ha, song đây cũng là những loại đất có tỷ lệ diện tích cần cấp giấy chứng nhận đạt thấp. Điều đó cho thấy, diện tích đất cần cấp giấy chứng nhận đối với những loại đất này rất lớn, song quá trình triển khai còn nhiều khó khăn, vướng mắc phải tập trung tháo gỡ. [7]

Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thu Hà và Hoàng Văn Giáp (2010) phương pháp tiếp cận có sự tham gia trong lập quy hoạch sử dụng đất và GĐLN được người dân địa phương ủng hộ cao đã khắc phục được những hạn chế của công tác GĐGR trước đây bởi nó đảm bảo tính công bằng trong giao đất và đem lại nhận thức cho người dân nhưng hạn chế về tiến độ thực hiện. Vấn đề đặt ra là cần có sự phân công trách nhiệm rõ ràng cho các bên liên quan và nguồn tài chính.[26]

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Lợi (2012) về ứng dụng công nghệ thông tin trong quy hoạch đất lâm nghiệp. Kết quả nghiên cứu không chỉ giúp cho các nhà quản lý lập kế hoạch và sử dụng đất trồng rừng có hiệu quả mà còn đưa ra quyết định chính xác về đầu tư và phát triển bền vững rừng trồng ở huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa

Thiên Huế. Phát triển Hệ thống hỗ trợ quyết định sẽ mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian điều tra thực địa, dễ dàng cập nhật thông tin, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý đất lâm nghiệp.[19]

Ứng dụng phần hệ thống thông tin phần mềm Nghiên cứu hiện đại hóa hệ thống tin địa chính trong quản lý đât đai thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Thái Văn Nông, 2015 ứng dụng phần mềm xây dựng 4 phần hệ hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, định giá đất, thông tin đất đai thể hiện tính năng vượt trội về công tác giải quyết hồ sơ hành chính.[23]

Tất cả các nghiên cứu trên khai thác về bất cập chính sách giao đất lâm nghiệp, quyền tham gia và được hưởng lợi của người dân, tác động đến cuộc sống của người dân nhưng việc nghiên cứu đó chỉ có hiệu quả đối với vùng được nghiên cứu vì công tác giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp chủ yếu dựa vào người dân địa phương, cách thức quản lý của mỗi vùng là khác nhau. Đề tài nghiên cứu thực tiễn của công tác giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, bất cập tại thị xã Hương Thủy khi thực hiện giao đất lâm nghiệp từ đó có biện pháp cho quản lý sử dụng đất lâm nghiệp bền vững.

CHƯƠNG 2.

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp tại thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)