3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Qua những nghiên cứu của các tác giả trên thế giới về đồng quản lý cho thấy: Các công trình nghiên cứu trên thế giới về đồng quản lý tương đối phong phú và toàn diện, nhiều nguyên tắc, các bước thực hiện tiến trình đồng quản lý đã được xây dựng làm cơ sở thực hiện đồng quản lý rừng đặc dụng. Đây là những tài liệu tham khảo và là những bài học kinh nghiệm có giá trị cho việc triển khai đồng quản lý rừng đặc dụng ở nước ta. Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở mỗi nước có sự khác biệt nhau nên nội dung, phương pháp đánh giá, nguyên tắc cũng như tiến trình thực hiện cũng có sự khác nhau, Trong đó, đồng quản lý rừng ở Thái Lan có thể trở thành bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam, bởi Thái Lan cũng là một nước trong vùng Đông Nam Á, có một số đặc điểm tương đồng với Việt Nam về điều kiện tự nhiên và văn hoá xã hội.
Qua các nghiên cứu, mô hình đồng quản lý rừng đã triển khai tại Việt Nam của nhiều tác giả cho thấy bước đầu giải quyết được những mâu thuẫn trước mắt là sự phụ thuộc của người dân vào tài nguyên rừng với việc quản lý bảo vệ rừng của Nhà nước; đã góp phần cải thiện được cuộc sống của người dân và người dân đã khẳng định được vai trò của mình trong vấn đề quản lý tài nguyên rừng. Tuy nhiên, các mô hình về đồng quản lý ở đây mới chỉ dừng lại ở sự thỏa thuận giữa 2 hoặc 3 đối tác (Ban Quản lý, người dân, cơ quan kiểm lâm) chưa đề ra được những giải pháp thực hiện và nguyên tắc cụ thể cho các bên khi tham gia đồng quản lý rừng; phần lớn tập trung giải quyết mâu thuẫn giữa Ban quản lý khu rừng đặc dụng với cộng đồng dân cư sống trong và gần rừng, chưa chú ý nhiều tới sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức
khác có mối quan tâm hoặc có chức năng quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn. Mặt khác, tổ chức bộ máy, tiến trình thực hiện đồng quản lý có nhiều điểm chưa thống nhất; trong khi cơ chế chính sách về đồng quản lý còn bất cập, nhiều vấn đề chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Vì vậy, việc đưa ra được bộ máy tổ chức Đồng quản lý cũng như đề ra nguyên tắc và tiến trình phù hợp với từng đối tác khi tham gia đồng quản lý là hướng nghiên cứu mà đề tài đang xây dựng. Đồng thời, tại KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu vấn đề này nên nghiên cứu này đáp ứng được nhu cầu của công tác quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng tại KBT trong thời gian tới.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU