Thiết lập các nguyên tắc đồng quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình đồng quản lý rừng đặc dụng tại khu bảo tồn sao la, tỉnh thừa thiên huế (Trang 78 - 82)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN

3.4.3. Thiết lập các nguyên tắc đồng quản lý

Đồng quản lý rừng có sự tham gia của nhiều đối tác với sự đa dạng về nhận thức, vai trò, quyền lợi, trách nhiệm và mối quan tâm đến tài nguyên trong Khu bảo tồn có những điểm không hoàn toàn giống nhau, vì vậy cần xác định rõ nguyên tắc để hiệp thương thống nhất giữa các đối tác nhằm đảm bảo tiến trình đồng quản lý rừng được thực thi. Sau khi phân tích các bên liên quan, vai trò trách nhiệm của từng đối tác, cùng với nghiên cứu các chương trình, dự án trong nước cũng như trên thế giới, bước đầu đề tài đưa ra được 6 nguyên tắc hợp tác cơ bản, cụ thể được trình bày tại hình 3.7.

Hình 3.7. Sơ đồ về những nguyên tắc thực hiện đồng quản lý rừng

(Nguồn: Thảo luận nhóm và phương giáp chuyên gia 2017)

3.4.3.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý

a) Tổ chức đồng quản lý phải phù hợp chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam và Công ước Quốc tế mà Việt Nam đang tham gia là thành viên.

b) Hội đồng đồng quản lý được cơ quan thẩm quyền thẩm định, trình UBND tỉnh ký Quyết định thành lập, giải thể, miễn nhiệm.

Đồng quản lý rừngđặc dụng tại KBT Sao La Nguyên tắc công khai, minh bạch Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý Nguyên tắc bền vững và ổn định Nguyên tắc bình đẳng, công bằng Nguyên tắc tự nguyện Nguyên tắc đảm bảo nguồn lực và lợi ích kinh tế

- Các bên liên quan thống nhất số lượng, thành phần tham gia trong Hội đồng đồng quản lý đảm bảo tính đại diện cao.

- Hội đồng đồng quản lý rừng được UBND huyện A Lưới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trước khi trình UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ký Quyết định thành lập, giải thể, miễn nhiệm chức danh Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hội đồng.

c) Quy chế hoạt động của Hội đồng đồng quản lý cần có sự tham gia góp ý của các cơ quan chức năng, các bên liên quan và hoàn chỉnh trước khi trình UBND tỉnh ký Quyết định ban hành

- Quy chế hoạt động của Hội đồng đồng quản lý phải được lấy ý kiến rộng rãi của cộng đồng dân cư thôn, các cơ quan chức năng, các bên liên quan tham gia đóng góp ý kiến.

- Quy chế hoạt động của Hội đồng đồng quản lý phải được trình UBND huyện A Lưới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trước khi trình UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ký Quyết định ban hành.

- Thành lập Hội đồng đồng quản lý rừng và có Quy chế hoạt động của Hội đồng đồng quản lý được cấp chính quyền phê duyệt làm cơ sở pháp lý thực hiện.

d) Xây dựng thỏa thuận đồng quản lý rừng

- Thỏa thuận đồng quản lý rừng là văn bản thỏa thuận mang tính nguyên tắc, được ký kết giữa đại diện của chủ rừng và một hoặc nhiều cộng đồng về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia đồng quản lý rừng. Mỗi xã có một hoặc nhiều cộng đồng tham gia đồng quản lý rừng chỉ xây dựng một Thỏa thuận đồng quản lý rừng.

- Nội dung Thỏa thuận đồng quản lý rừng bao gồm: Danh sách các bên ký thỏa thuận; cơ sở pháp lý của thỏa thuận; bối cảnh tình hình; các nguyên tắc chính của thỏa thuận; các mục tiêu và kết quả cụ thể của thỏa thuận; ranh giới địa lý khu vực đồng quản lý; các nguồn tài nguyên cần được quản lý và các yêu cầu kỹ thuật; quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia và các cam kết của các bên; các biện pháp xử lý khi xảy ra tranh chấp; khung thời gian thỏa thuận và thời hạn của thỏa thuận.

- Đối tác đồng quản lý rừng chủ trì xây dựng và tổ chức lấy ý kiến về Thỏa thuận đồng quản lý rừng trước khi đại diện các bên ký kết.

- Thỏa thuận đồng quản lý phải dựa trên khuôn khổ chính sách nhà nước kết hợp với thể chế địa phương nhằm xây dựng thành quy định hoặc quy ước.

3.4.3.2. Nguyên tắc tự nguyện của các đối tác

a) Các đối tác hoàn toàn quyết định có hay không tham gia vào đồng quản lý rừng và tham gia các hoạt động đồng quản lý rừng tùy theo năng lực và theo mối quan tâm của từng đối tác.

b) Tự nguyện đóng góp công sức lao động, vật chất, trí tuệ cho các hoạt động đồng quản lý rừng tùy theo điều kiện, khả năng của các bên tham gia.

3.4.3.3. Nguyên tắc bình đẳng, công bằng giữa các đối tác

Nguyên tắc bình đẳng, công bằng nhằm tạo điều kiện để thu hút được sự đóng góp nguồn lực của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng vào quản lý rừng bền vững, đảm bảo thực hiện sự phân phối lợi ích cho các bên tham gia trên cơ sở đóng góp của mỗi bên.

a) Công bằng trong các hoạt động đồng quản lý với khả năng và năng lực tham gia của từng đối tác:

- Công bằng trong việc đóng góp ý kiến, trong lập kế hoạch; trong tổ chức thực hiện; trong các hoạt động giám sát, đánh giá; trong quyết định việc sử dụng và hưởng lợi từ tài nguyên rừng.

- Các thành viên có quyền tham gia mọi hoạt động của Hội đồng đồng quản lý theo khả năng của mình.

b)Bình đẳng trong các quá trình ra quyết định: Các bên tham gia sẽ cùng nhau bàn bạc và ra quyết định liên quan đến lĩnh vực mình tham gia. Quyết định của các bên không được mâu thuẫn với nhau, giảm thiểu những bất đồng giữa các đối tác và đồng thời các quyết định phải nằm trong khuôn khổ những chính sách của Nhà nước.

c)Bình đẳng, công bằng trong chia sẻ quyền lực: Các bên tham gia đồng quản lý có quyền hạn nhất định phù hợp với vai trò, trách nhiệm của mình và phạm vi cơ chế chính sách cho phép trong việc xử lý công việc.

d) Bình đẳng, công bằng trong chia sẻ quyền lợi: Các bên tham gia đồng quản lý được hưởng quyền lợi nhất định phù hợp với vai trò, trách nhiệm của mình và phạm vi cơ chế chính sách cho phép khi hoạt động đồng quản lý đem lại lợi ích. Lợi ích các bên phải được tôn trọng theo thỏa thuận trong hợp tác.

- Bình đẳng, công bằng trong hưởng lợi từ tài nguyên rừng như: Khai thác sử dụng gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ theo quy định.

- Bình đẳng, công bằng trong việc chia sẻ lợi ích thu được từ các hoạt động đồng quản lý như: bảo vệ, trồng rừng và hoạt động du lịch sinh thái...

- Bình đẳng, công bằng trong hưởng lợi từ sự hỗ trợ đầu tư kinh phí, vật tư, kỹ thuật... từ các chương trình, dự án trong và ngoài nước.

3.4.3.4. Nguyên tắc công khai, minh bạch trong đồng quản lý rừng

a) Các quyết định, nhiệm vụ của các đối tác trong các hoạt động đồng quản lý phải công khai, minh bạch và phù hợp với các quy định của pháp luật:

- Quyết định các thủ tục có liên quan đến hoạt động đồng quản lý rừng. - Quyết định khi xử lý vi phạm trong quản lý rừng.

- Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia trong đồng quản lý phải được bàn bạc, thống nhất một cách công khai.

- Các cơ chế chia sẻ lợi ích khi tham gia đồng quản lý.

b) Mọi người dân trong thôn/làng phải được họp bàn, tham gia ý kiến và biểu quyết xây dựng kế hoạch, tổ chức và thực hiện các hoạt động đồng quản lý rừng tùy theo vai trò và vị trí của từng người.

c) Các kết quả về việc kiểm tra, giám sát phải được thông báo rộng rãi, công khai cho toàn thể cộng đồng dân cư trong thôn/làng để uốn nắn kịp thời những sai sót trong quá trình thực hiện thỏa thuận đồng quản lý rừng; những trường hợp không tuân thủ các cam kết trong thỏa thuận đồng quản lý rừng, những hiện tượng làm ngơ, tiếp tay cho lâm tặc phá hoại rừng phải được thông báo công khai cho tất cả các bên biết để cùng khắc phục.

3.4.3.5. Nguyên tắc đảm bảo về nguồn lực và lợi ích kinh tế

a) Ban Quản lý KBT Sao La phải đảm bảo các điều kiện cần thiết cho việc thiết lập và vận hành cơ chế đồng quản lý:

- Chuẩn bị về cơ chế pháp lý, nguồn nhân lực tham gia, vận hành, giám sát và tài chính để thực hiện đồng quản lý.

- Thiết kế mô hình đồng quản lý phù hợp với điều kiện của địa phương và không làm thay đổi quá nhiều phương thức quản lý truyền thống.

- Các phương án thu hút đầu tư, các tổ chức nghiên cứu tạo điều kiện phát triển các hoạt động dịch vụ khác để tăng thu nhập đảm bảo cho mô hình hoạt động bền vững, ổn định.

b) Nâng cao thu nhập cho các bên tham gia: Đồng quản lý phải đem lại cho các đối tác và cộng đồng, người dân lợi ích kinh tế cao hơn so với trước; Có mức lương hoặc phụ cấp ổn định; Có thu nhập từ khai thác tận thu lâm sản trong KBT theo quy định pháp luật; Thu nhập từ tăng năng suất chất lượng rừng do đồng quản lý cho các bên tham gia; Thu nhập từ các hoạt động khoán bảo vệ rừng, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

c) Khuyến khích và thu hút nguồn lực của các thành phần tham gia quản lý bảo vệ Khu bảo tồn.

- Số lượng các bên tham gia đồng quản lý không hạn chế.

- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách liên quan đồng quản lý rừng tại KBT để thu hút nguồn vốn đầu tư từ các cá nhân, tổ chức để quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển rừng.

3.4.3.6. Nguyên tắc bền vững, ổn định

a) Đồng quản lý rừng phải đảm bảo công tác quản lý bảo vệ rừng tại KBT tốt hơn so với khi chưa tổ chức đồng quản lý

- Duy trì và bảo tồn các loài động, thực vật rừng quý hiếm đang tồn tại trong Khu bảo tồn.

- Đồng quản lý phải đảm bảo chức năng rừng đặc dụng như bảo vệ tài nguyên động, thực vật và các giá trị về môi trường sinh thái lại vừa đáp ứng chức năng phòng hộ và khả năng sản xuất của rừng.

- Đảm bảo cấu trúc rừng đặc dụng ngày càng hoàn chỉnh như: Mật độ cây có giá trị ngày càng nhiều, rừng có nhiều tầng tán, độ che phủ ngày tăng cao...

- Công tác quản lý phải đảm bảo được mục tiêu bền vững lâu dài và ổn định, vận dụng những ưu điểm và khắc phục những hạn chế của phương thức quản lý rừng hiện tại đang áp dụng.

b) Bền vững về mặt tổ chức: Hội đồng đồng quản lý được thành lập hợp pháp; Tổ chức gọn nhẹ đảm bảo vận hành hiệu quả; Phải được điều chỉnh, bổ sung thường xuyên cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

c) Đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động

- Các bên tự nguyện đóng góp kinh phí đầy đủ; Nhà nước bố trí bổ sung đủ nguồn kinh phí theo quy định.

- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách, quy chế đảm bảo cho hình thức đồng quản lý rừng hoạt động ổn định.

d) Đồng quản lý phải đảm bảo tính hiệu quả về mọi mặt, tạo cơ sở vững chắc cho sự tồn tại ổn định lâu dài, không phải chỉ tồn tại trong thời gian có tài trợ kinh phí

- Hiệu quả về kinh tế: Nâng cao thu nhập hợp pháp cho các bên tham gia đồng quản lý.

- Hiệu quả về môi trường: Tạo môi trường sống tốt hơn so với trước.

- Hiệu quả xã hội: Tạo nhiều việc làm hơn so với trước khi chưa tổ chức đồng quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình đồng quản lý rừng đặc dụng tại khu bảo tồn sao la, tỉnh thừa thiên huế (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)