Hoạt động quản lý, bảo vệ rừng tại KBT SaoLa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình đồng quản lý rừng đặc dụng tại khu bảo tồn sao la, tỉnh thừa thiên huế (Trang 47 - 53)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN

3.2.2. Hoạt động quản lý, bảo vệ rừng tại KBT SaoLa

Từ khi thành lập năm 2013 đến nay, hoạt động quản lý, bảo vệ rừng tại KBT đã đạt được những kết quả quan trọng, đóng góp lớn vào việc hoàn thành nhiệm vụ của ngành lâm nghiệp tại địa phương. Để đạt được kết quả đó, cần phải kể đến sự vào cuộc tích cực, quyết liệt và trách nhiệm của các cơ quan hữu quan từ tỉnh, huyện đến xã, trong đó Ban Quản lý KBT giữ vai trò quan trọng và trực tiếp. Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, Ban Quản lý KBT đã triển khai đồng bộ các giải pháp để triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên trên lâm phận được giao. Một mặt, xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; triển khai nhiều hoạt động nghiệp vụ, các giải pháp quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên, các hoạt động nghiên cứu và các chính sách của nhà nước về lâm nghiệp đối với cộng đồng dân cư đang sinh sống tại các xã vùng đệm của KBT,… Mặt khác, chủ động phối hợp lập kế hoạch tuần tra, truy quét bảo vệ rừng và triển khai thực hiện, định kỳ hoặc đột xuất báo cáo cấp có thẩm quyền các vấn đề trong công tác quản lý bảo vệ rừng, những khó khăn, tồn tại trong thực hiện nhiệm vụ tạ đơn vị,... Trong đó, có thể kể đến những hoạt động đã đem lại hiệu quả cao trong những

3.2.2.1. Hoạt động quản lý bảo vệ tài nguyên rừng

Các hoạt độngquản lý bảo về tài nguyên rừng tập trung quản lý, bảo vệ diện tích rừng hiện có và diện tích đất quy hoạch phát triển rừng đặc dụng và diện tích rừng trong khu vực vùng đệm của KBT; quản lý, bảo vệ các loài động vật, thực vật hoang dã trong đó chú trọng ưu tiên hàng đầu là loài Sao La, các loài móng guốc và một số loài động thực vật đặc hữu, quý, hiếm và bị đe dọa ở mức độ cao, có ý nghĩa bảo tồn quan trọng đối với thế giới và Việt Nam. Ngoài ra, còn chú trọng việc quản lý các hệ sinh thái đại diện, chứa đựng trong đó các nguồn gen quý, các sinh cảnh hay vùng cư trú thích hợp của các loài đặc hữu, các loài nguy cấp, quý, hiếm tại địa phương,... Các hoạt động tuần tra thực thi pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng được triển khai thường xuyên.

Theo số liệu thống kê từ năm 2014 đến hết năm 2017 của Ban Quản lý KBT: đã tổ chức tuần tra được 229 đợt tuần tra, phát hiện và xử lý 100 vụ vi phạm, trong đó: năm 2014 đã tổ chức 114 đợt tuần tra, phát hiện và xử lý 25 vụ vi phạm; năm 2015 đã tổ chức 126 đợt tuần tra, phát hiện và xử lý 14 vụ vi phạm; năm 2016 đã tổ chức 29 đợt tuần tra, phát hiện và xử lý 31 vụ vi phạm; năm 2017 đã tổ chức 30 đợt tuần tra, phát hiện và xử lý 30 vụ vi phạm; các hoạt động tuần tra này chưa kể đến số đợt tuần tra theo Chương trình Nâng cao năng lực KBT Sao La tỉnh Thừa Thiên Huế do WWF tài trợ với tần suất 12 đợt tuần tra/tháng.

Chính việc triển khai có hiệu quả công tác thực thi pháp luật, ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ khai thác, săn bắt động thực vật rừng trái phép nên trong những năm gần đây trong địa bàn quản lý của KBT đã không xảy ra các điểm nóng về khai thác, săn bắt động, thực vật rừng trái phép.

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng được triển khai thường xuyên. Hằng năm, Ban Quản lý KBT, Hạt Kiểm lâm KBT và chính quyền địa phương vùng đệm thường xuyên tổ chức tuyên truyền tại các thôn/làng để triển khai các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, phối hợp thông tin cho cộng đồng biết về thực trạng bảo vệ rừng tại địa phương, các nguy cơ xâm hại rừng từ các đối tượng trong và ngoài cộng đồng; tổ chức nhiều chương trình giao lưu văn nghệ, chương trình truyền thông nâng cao nhận thức,... Từ đó, vận động người dân, cộng đồng tích cực tham gia vào công tác bảo vệ rừng tại KBT cũng như nâng cao ý thức trong công tác bảo vệ rừng tại địa phương.

Hình 3.4. Tác giả chụp ảnh cùng cán bộ Trạm Kiểm lâm cửa rừng Tây Sao La ngay

khi vừa kết thúc chuyến tuần tra bảo vệ rừng

Các hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng trên lâm phận của KBT được triển khai đồng bộ, thường xuyên. Hằng năm, Ban Quản lý và Hạt Kiểm lâm KBT Sao La đã chủ động kiện toàn Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng. Xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng và đốc thúc, giám sát việc thực hiện phương án trong những tháng cao điểm (vào mùa khô từ tháng 3 đến tháng 9 hằng năm). Đồng thời chú trọng công tác phối hợp bảo vệ rừng giáp ranh với các chủ rừng lân cận và tranh thủ sự ủng hộ chính quyền địa phương các xã vùng đệm. Tăng cường tối đa lực lượng của các phòng, trạm, tổ và thường xuyên có mặt tại vùng trọng điểm dễ cháy đảm bảo lực lượng thường xuyên, lực lượng ứng cứu, trang thiết bị thông tin lạc để chữa cháy kịp thời khi có sự cố cháy rừng xảy ra.

Công tác chống chặt phá rừng cũng được Ban Quản lý KBT quan tâm chỉ đạo thường xuyên, thường xuyên tổ chức triển khai thực hiện nên tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng để sản xuất nương rẫy trong lâm phận quản lý của KBT được kiểm soát và không xảy ra điểm nóng.

3.2.2.2. Quản lý các hoạt động của cộng đồng

Để quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên KBT, việc tìm hiểu, nghiên cứu và phối hợp với cộng đồng để quản lý rừng là hết sức cần thiết. Khi KBT được thành lập, một số người dân sống dựa lâm sản phụ như lá nón, song mây, dược liệu, mật ong,… sẽ mất đi nguồn thu nhập cho gia đình, chính việc này dẫn đến mâu thuẫn giữa người dân vùng đệm và các hoạt động quản lý KBT, do đó đặt ra nhiệm vụ cho Ban Quản lý KBT là phải quản lý hoạt động sử dụng, khai thác bền vững một số lâm sản phụ để có sự chia sẻ lợi ích từ tài nguyên rừng của KBT và nhu cầu của cộng đồng.

Phát triển kinh tế xã hội vùng đệm là một trong những biện pháp quan trọng nhằm giảm áp lực lên tài nguyên rừng của KBT. Trên cơ sở các chính sách về lâm nghiệp, chính sách hỗ trợ cộng đồng dân tộc thiểu số miền núi cũng như dựa vào các tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của các xã vùng đệm, Ban Quản lý KBT có trách nhiệm cùng tham gia xây dựng một số định hướng phát triển kinh tế, xã hội vùng đệm. Bên cạnh đó, Ban Quản lý KBT đã chủ động triển khai thực hiện các hoạt động phối hợp với chính quyền địa phương các xã vùng đệm để thống kê danh sách các đối tượng có hoạt động liên quan đến khai thác và săn bắt động vật rừng trái phép, phổ biến tuyên truyền pháp luật về bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, giải quyết khiếu nại về tranh chấp đất đai, thống nhất ranh giới giữa KBT với chính quyền địa phương, tổ chức lực lượng truy quét tại các khu rừng, chia sẻ thông tin về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo tồn đa dạng sinh học,… Trên thực tế việc xác định được vai trò của người dân, cộng đồng trong bảo vệ rừng và nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên rừng của người dân, cộng đồng dân cư tại vùng đệm có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác bảo vệ rừng tại KBT, từ đó Ban Quản lý KBT có thể xây dựng được kế hoạch bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học cũng như các giải pháp phối hợp, giải pháp đồng quản lý rừng đặc dụng có hiệu quả trong thời gian hiện tại và tương lai.

3.2.2.3. Các hoạt động nghiên cứu và giám sát tài nguyên rừng

Từ sau khi thành lập năm 2013 cho đến nay, Ban Quản lý KBT đã phối hợp với các cơ quan liên quan trong và ngoài nước triển khai nhiều đề tài nghiên cứu, dự án giám sát đa dạng sinh học cũng như phát triển cộng đồng trên phạm vi lâm phận được giao và tại các cộng đồng vùng đệm của KBT. Qua đó góp phần nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cũng như kỹ năng thực hiện các công trình nghiên cứu cho cán bộ, viên chức của KBT, đặc biệt, các nghiên cứu có sự tham gia của người dân địa phương

để sử dụng vốn kiến thức bản địa quý báu và nâng cao nhận thức cũng như thu hút người dân tham gia bảo vệ rừng tại KBT. Đồng thời qua việc phối hợp thực hiện các nghiên cứu có thể hỗ trợ thêm kinh phí cho các đối tượng tham gia, góp phần tăng thu nhập. Các kết quả nghiên cứu có thể được triển khai vào thực tiễn để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.

Trên cơ sở định hướng nghiên cứu và hoạt động giám sát tài nguyên đã xây dựng và được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt, Ban Quản lý KBT đã phối hợp triển khai một số hoạt động, nghiên cứu cụ thể như: Chương trình Nâng cao năng lực KBT Sao La tỉnh Thừa Thiên Huế do WWF tài trợ, Dự án Trường Sơn xanh do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ tài trợ, Dự án “Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý rừng bền vững cảnh quan Trung Trường Sơn Việt Nam” do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ; Tiến hành nhiều đợt khảo sát và đặt bẫy ảnh động vật, kết quả tiếp tục ghi nhận nhiều hình ảnh của nhiều loài động vật có trong sách đỏ Việt Nam và thế giới như Mang lớn, Mang trường Sơn, Vọoc chà vá chân nâu, Mèo rừng, Gấu, các loài linh trưởng và nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm khác; Phối hợp điều tra, khảo sát và bổ sung vào danh các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm có trong sách đỏ Việt Nam và thế giới; Phối hợp cùng Văn phòng WWF tại Huế Chi cục Kiểm lâm tổ chức nhiều chương trình khác có liên quan. Ngoài ra, KBT còn liên hệ với các tổ chức liên quan để nhằm tìm kiếm các nguồn đầu tư cho KBT.

3.2.2.4. Hoạt động truyền thông và nâng cao nhận thức bảo tồn

Công tác tuyên truyền, giáo dục được thực hiện không chỉ trong phạm vi vùng đệm mà cả các xã lân cận. Công tác này còn mở rộng đối với các cơ quan bên ngoài và các đối tượng như khách du lịch, cá nhân quan tâm đến KBT Sao La. Các đối tượng đặc biệt quan tâm là người dân thường xuyên có các hoạt động trong rừng, học sinh và các đối tượng khác. Các hoạt động chủ yếu đã được triển khai gồm:

- Đã phối hợp tổ chức được gần 150 cuộc họp cụm dân cư trên địa bàn các xã vùng đệm KBT để phổ biến công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và các văn bản liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học. Tổ chức 03 đợt tuyên truyền lưu động trong địa bàn các xã vùng đệm KBT Sao la với các nội dung phong phú, đa dạng.

- Cấp phát 500 tờ rơi chống buôn bán, săn bẫy động vật hoang dã và khai thác mua bán lâm sản trái phép.

- Tổ chức các buổi truyền thông, buổi sinh hoạt chuyên đề về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế cộng đồng trong các xã vùng đệm của KBT, cụ thể như: 02 buổi sinh hoạt giáo dục bảo tồn đa dạng sinh học và phòng cháy, chữa cháy rừng cho giáo viên, học sinh các trường học của hai xã Hương Nguyên và A Roàng; Tổ chức 02 buổi giáo dục thiên nhiên tại trường Trung học cơ sở A Roàng và Hương Nguyên; Phối hợp với trường Trung học cơ sở A Roàng tiến hành 02 đợt giáo dục môi trường cho hơn 100 học sinh của tất cả các lớp với chủ đề “Em là nhà khoa học” và “Rừng quê hương em”; Phối hợp với Chi cục Kiểm lâm, UBND xã A Roàng và huyện đoàn A Lưới tổ chức 01 đêm văn nghệ tại xã A Roàng với chủ đề “Rừng xanh yêu thương”; Tổ chức 01 đêm văn nghệ tại xã A Roàng với chủ đề “Sao la cho hôm nay - cho mai sau” thu hút tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân các xã vùng đệm KBT Sao la; Tổ chức liên hoan vẽ tranh với chủ đề:“Sao la trong vòng tay tuổi thơ” với sự tham gia hơn 150 em học sinh của trường Trung học cơ sở A Roàng; và nhiều hoạt động khác.

3.2.2.5. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Ban Quản lý KBT đã triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên lâm phận được giao quản lý. Qua thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, đã góp phần tạo công ăn việc làm cho các hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng, cải thiện thu nhập cho người dân địa phương, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trực tiếp nhận khoán nói riêng và nhân dân các xã vùng đệm nói chung. Bên cạnh đó, với kinh phí thu được từ diện tích Ban Quản lý KBT tự tổ chức bảo vệ thì sau khi trích nộp thuế doanh nghiệp, trích quỹ cải cách tiền tiền lương và góp phần mua sắm tài sản, trang thiết bị của đơn vị thì khoản kinh phí này hàng năm cũng góp phần tăng thu nhập cho công chức, viên chức của đơn vị.

Theo báo cáo kết quả thực hiện chính sách chi trả dịch vị môi trường rừng từ năm 2014 đến 2017 của Ban Quản lý KBT, thì tổng diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng là 52.628,92 ha, với tổng số tiền được chi trả là 7.508.625.000 đồng,

cụ thể: Năm 2014: 708.663.000 đồng; Năm 2015: 1.171.608.000 đồng; Năm 2016: 1.875.403.000 đồng; Năm 2017: 3.752.951.000 đồng.

Hình 3.6. Bản đồ khoán bảo vệ rừng từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường

rừng của KBT Sao La

Bên cạnh đó, hằng năm có hàng nghìn lượt hécta rừng được giao khoán bảo vệ rừng từ nguồn kinh phí của Dự án Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 và nguồn kinh phí dịch vụ môi trường rừng nên góp phần quan trọng trong nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng tại KBT trong thời gian qua. Do đó đây là hoạt động cần thiết phải duy trì để phát huy được những kiến thức, kinh nghiệm người dân cũng như những truyền thống, phong tục của cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học tại KBT trong thời gian tới.

3.2.3. Mối quan tâm và quan hệ giữa các bên liên quan đến tài nguyên rừng tại KBT Sao La

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình đồng quản lý rừng đặc dụng tại khu bảo tồn sao la, tỉnh thừa thiên huế (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)