3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các cơ chế quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng tại KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Kiến thức bản địa của cộng đồng và thể chế của chính quyền địa phương vùng đệm KBT Sao La trong quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng tại KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
2.1.2.1. Phạm vi thời gian
Đề tài thực hiện từ tháng 7/2017 đến tháng 01/2018.
2.1.2.2. Phạm vi không gian
Vùng đệm KBT Sao La nằm trên địa phận của 5 xã thuộc 3 huyện là A Lưới, Nam Đông và thị xã Hương Thủy. Tuy nhiên do thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu của đề tài được thực hiện tại địa bàn xã Hương Nguyên và A Roàng thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là xã có diện tích lớn, người dân phần lớn là người dân tộc thiểu số (Cà Tu và Tà Ôi), đời sống người dân phụ thuộc vào rừng rất lớn, đặc biệt là tài nguyên rừng thuộc KBT Sao La.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Đặc điểm cơ bản tại KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2.2. Hiện trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng tại KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thiên Huế.
2.2.3. Tìm hiểu và đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế. hội đến KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2.4. Đề xuất mô hình đồng quản lý rừng đặc dụng tại KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thừa Thiên Huế.
2.2.5. Đề xuất một số giải pháp thực hiện mô hình đồng quản lý rừng đặc dụng tại KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế. dụng tại KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp thu thập, kế thừa số liệu thứ cấp
- Các văn bản chủ trương, chính sách của nhà nước liên quan.
- Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đồng quản lý rừng.
- Số liệu về điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế, văn hóa, xã hội tại KBT Sao La và hai xã A Roàng, Hương Nguyên.
- Các văn bản pháp quy, quy chế, nội quy, quy định về quy hoạch sử dụng đất, công tác quản lý bảo vệ rừng tại KBT Sao La.
- Quy hoạch Bảo tồn và phát triển bền vững KBT Sao La.
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
2.3.2.1. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng câu hỏi
- Điều tra phỏng vấn người dân theo bảng câu hỏi, kết hợp điều tra hiện trường, và quan sát trực tiếp giúp thu thập thông tin, kiểm chứng một số thông tin thu thập được. Các thông tin cần nắm để tìm hiểu phong tục, tập quán, kiến thức và thể chế bản địa liên quan đến việc bảo tồn và tiềm năng đồng quản lý của cộng đồng dân cư, các tổ chức, vai trò của các bên liên quan, mâu thuẫn và khả năng hợp tác của các bên liên quan.
- Số hộ phỏng vấn: xã A Roàng và Hương Nguyên chủ yếu có 03 dân tộc sinh sống là người Tà Ôi, Kinh và Cà Tu nên phỏng vấn cả 03 cộng đồng, theo tỷ lệ giàu, khá, trung bình, hộ nghèo, cận nghèo cho phù hợp. Tổng số hộ điều tra phỏng vấn là 90 hộ. Trong đó: Xã Hương Nguyên: 30 hộ người Cà Tu và 15 hộ người Kinh; Xã A Roàng: 30 hộ người Tà Ôi và 15 hộ người Kinh.
2.3.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu các cán bộ của Ban Quản lý KBT Sao La, cán bộ Khuyến lâm và những người có liên quan giúp thu thập thông tin liên quan đến tình hình quản lý, bảo vệ rừng tại KBT Sao La.
2.3.2.3. Phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp này được thực hiện bằng các cuộc thảo luận được tiến hành dựa trên khung thảo luận chuẩn bị sẵn, nhóm thảo luận gồm 8 - 10 người là đại diện các nhóm hộ gia đình, lãnh đạo thôn, hội đoàn thể. Những người này phải là người có kinh nghiệm, hiểu biết rõ về phong tục tập quán của người dân, nguồn tài nguyên trong KBT và đại diện cho từng nhóm người khác nhau về: Tuổi tác, kinh nghiệm, trình độ, nghề nghiệp, giới...
Thảo luận nhóm nhằm bổ sung và thống nhất về các hình thức, mức độ tác động của người dân vào rừng và đất rừng của KBT Sao La, các nguyên nhân của sự tác động đó. Những khó khăn và khuyến nghị của cộng đồng trong quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng nhằm xây dựng và thống nhất các cơ chế, hình thức tổ chức của mô hình đồng quản lý rừng đặc dụng tại KBT Sao La.
2.3.2.4. Phương pháp chuyên gia
Để kiểm tra mức độ chính xác của các thông tin thu được, nâng cao tính đúng đắn của các giải pháp được đề xuất. Đề tài chọn phương pháp là dựa vào kinh nghiệm và hiểu biết của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là các chuyên gia về lĩnh vực quản lý rừng, phát triển nông thôn miền núi để tư vấn, kiểm tra các giả thiết được nêu ra.
2.3.3. Xử lý và phân tích số liệu
2.3.3.1. Xử lý, phân tích số liệu điều tra
- Số liệu thu thập qua bảng phỏng vấn bán cấu trúc được xử lý và phân tích định lượng bằng phần mềm Microsoft Excel hoặc SPSS. Kết quả xử lý được thể hiện theo dạng phân tích, mô tả, và hệ thống các bảng biểu.
- Ngoài ra, các kết quả thảo luận các thông tin định tính như chính sách, tổ chức cộng đồng, thể chế cộng đồng, thị trường... được phân tích theo phương pháp định tính. Kết quả xử lý được thể hiện theo dạng phân tích, đánh giá.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TẠI KHU BẢO TỒN SAO LA, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
KBT Sao La thuộc địa bàn 3 xã: Hương Nguyên, huyện A Lưới và xã Thượng Quảng, Thượng Long, huyện Nam Đông, với tổng diện tích 15.519,93 ha. Có toạ độ địa lý giới hạn như sau:
Từ 16003’07” đến 16009’50” vĩ độ Bắc;
Từ 107025’41” đến 107033’39” kinh độ Đông.
Phía Bắc: giáp thị xã Hương Thủy và các xã còn lại của huyện A Lưới;
Phía Đông: Giáp huyện Nam Đông và Vườn Quốc gia Bạch Mã; Phía Nam: Giáp KBT Sao La tỉnh Quảng Nam;
Phía Tây: Giáp một phần của huyện A Lưới và nước bạn Lào.
3.1.1.2. Địa hình
KBT Sao la có địa hình núi thấp và núi trung bình, độ cao thấp dần về hướng Bắc, độ cao thấp nhất là 120 m, độ cao lớn nhất là 1.232 m. Độ dốc của khu vực khá lớn, độ dốc thấp nhất 200, độ dốc cao nhất > 350, độ dốc bình quân của khu vực > 250.
Do địa hình bị phân cắt mạnh và sâu nên thung lũng thường hẹp và gần như không có thay vào đó là các lòng suối hẹp dốc, nhiều thác ghềnh. Trong khu vực có cả các kiểu rừng nguyên sinh phân bố chủ yếu ở các vùng núi cao, dốc. Các kiểu rừng thứ sinh sau khi bị tác động mạnh do khai thác hoặc bị chất độc trong chiến tranh hiện vẫn trong giai đoạn phục hồi. Rừng non phục hồi và các vùng có cây tái sinh do phát nương làm rẩy chủ yếu phân bố ở các khu vực gần các làng bản có người dân sinh sống. Đây là những sinh cảnh thích hợp cho loài Sao la, cũng như một số loài động vật khác sinh sống trong KBT.
3.1.1.3.Khí hậu, thuỷ văn
Khu vực đề xuất xây dựng KBT Sao la có điều kiện khí hậu mang những nét đặc trưng chung của vùng khí hậu gió mùa, tuy nhiên do ảnh hưởng của địa hình nên mùa mưa ở đây đến sớm và kéo dài hơn, nên nhiệt độ thấp và lượng mưa lớn hơn.
Nhiệt độ trung bình năm của khu vực từ 21,8 – 23,80, nhiệt độ thấp nhất trong năm đo được 15,1-17,60. Mùa mưa bắt đầu khoảng tháng 5, 6 và kéo dài đến tháng 12, lượng mưa bình quân từ 3.400 – 3.800 mm/năm. Mưa tập trung vào tháng 9 – 12, trong giai đoạn này lượng mưa thường chiếm 80 – 85% lượng mưa năm. Độ ẩm tương đối trung bình 89 – 90,3%, độ ẩm các tháng thấp nhất 78-79% (tháng 7), độ ẩm tương đối cao nhất 96-98% (tháng 12).
Khu vực thuộc đầu nguồn của sông Hữu Trạch, do địa hình chia cắt mạnh và sâu nên các dòng chảy trong khu vực thường hẹp, dốc và nhiều thác. Tuy nhiên, do có rừng che phủ trên 90% diện tích nên các dòng chảy của các con suối ít khi bị cạn kiệt.
3.1.1.4. Địa chất, đất
Khu vực KBT là một phần của dãy Trường Sơn, nằm trên thềm kết tinh cổ cấu tạo bởi đá gơnai tiền Cambrian, với các trầm tích biển và lục địa bị biến thái ít nhiều sâu sắc như các đá cát khác nhau, đá phiến sét, đá xanh xám. Ở vài nơi có các mạch granít xâm nhập như ở phần đất thấp của xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông. Ở phần lớn vùng nghiên cứu, đá mẹ (nền vật chất) gắn kết với các mạch quáczít ít nhiều chặt chẽ để tạo nên các tảng quáczít lộ đầu gây ấn tượng mạnh.
Trong khu vực có 3 loại nền vật chất chủ yếu là đá Granit (14%); đá sét và biến chất (24%); đá cát (62%). Trên cơ sở nền vật chất và yếu tố địa hình, hình thành nên 2 dạng đất chủ yếu: đất feralit núi thấp và đất feralit mùn núi trung bình phân bố ở đai cao lớn hơn 700 m.
Nhìn chung các dạng đất có tầng đất mỏng và trung bình (<80 cm), hàm lượng mùn cao do có rừng tự nhiên che phủ, tỷ lệ đá lộ đầu khá lớn (>15%), đây là đặc điểm rất thích hợp với sinh cảnh của các loài thú móng guốc như Sao la.
3.1.1.5. Tài nguyên rừng
a) Thực vật rừng
Theo kết quả xây dựng quy hoạch KBT Sao La, cho thấy thực vật rừng ở đây khá đa dạng, phong phú. Kết quả đã thống kê được tổng số 816 loài, thuộc 130 họ thực vật bậc cao có mạch ở khu vực A Roàng và Thượng Quảng; danh mục các loài đã được ghi nhận trong tỉnh trình bày bởi Averyanov và cộng sự (2006). Giống như các hệ thực vật khác của Việt Nam có quan hệ về mặt địa lý sinh vật với dãy Trường Sơn, hệ thực vật của KBT có mối quan hệ chặt chẽ nhất với các hệ thực vật của vùng Himalaia, nhất là với phần Đông Nam. Các yếu tố địa lý thực vật Himalaia phổ biến ở vùng nghiên cứu. Các yếu tố địa lý thực vật Ấn Độ-Malaixia và Malaixia tạo nên các phần quan trọng trong hệ thực vật.
b) Khu hệ động vật
Theo kết quả xây dựng quy hoạch KBT Sao La, cho thấy thực vật rừng ở đây khá đa dạng, phong phú. Kết quả đã thống kê cụ thể:
- Lưỡng cư và bò sát: Tổng số đã ghi nhận được 84 loài, bao gồm: 41 loài ếch nhái, 24 loài rắn, 12 loài thằn lằn và 7 loài rùa.
- Chim: Kết quả khảo sát đã ghi nhận được tổng cộng 137 loài chim thuộc 30 họ, 12 bộ bằng cách quan sát và định danh trực tiếp ngoài thực địa trong KBT. Trong 137 loài này có 7 loài có vùng phân bố hẹp (Stattersfield et al. 1998), 4 loài thuộc sách đỏ thế giới là những loài đang bị đe dọa qui mô toàn cầu (Collar et al. 1994; IUCN, 2000) và 6 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam (Sách đỏ Việt Nam, 2000; Anon, 2000).
- Cá: Kết quả khảo sát đã xác định được danh lục gồm 24 loài cá thuộc 8 họ, 28 giống trong 5 bộ khác nhau.
- Bướm: Đã ghi nhận được 284 loài bướm trong vùng KBT Sao La. Các loài bướm ghi nhận được thuộc 10 họ: họ Bướm phượng (Papilionidae); họ Bướm phấn (Pieridae); họ Bướm đốm (Danaidae); họ Bướm mắt rắn (Satyridae); họ Bướm rừng (Amathusiidae); Libytheidae; họ Bướm giáp (Nymphalidae); họ Bướm ngao (Riodinidae); họ Bướm xanh (Lycaenidae) và họ Bướm nhảy (Hesperiidae).
- Thú: Kết quả khảo sát đã ghi nhận được 37 loài, trong đó có 24 loài có tên trong các Phụ lục của Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 22/4/2002 của Chính phủ; 23 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (Bộ Khoa học CN và Môi trường, 2000); và 18 loài có tên trong Danh sách đỏ IUCN 2005 (IUCN, 2005).
Mặc dù chỉ mới điều tra bước đầu và loài còn thông tin chưa được đầy đủ nhưng số liệu cho thấy tính đa dạng loài ở KBT khá cao. Đáng chú ý là thành phần loài lớp Thú, Bò sát là 2 nhóm thường bị săn bắt mạnh nhất vẫn còn phong phú, cho thấy áp lực, mối đe dọa lên tài nguyên rừng là khá lớn và gây ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng tại KBT.
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1. Dân số, dân tộc
Trong vùng lõi đề xuất của KBT không có dân cư sinh sống. Tại 5 xã vùng đệm KBT có hơn 2.300 hộ với 10.136 khẩu. Mật độ dân số trung bình rất thấp 15,5 người/km2, xã A Roàng có mật độ dân cao nhất 44 người/km2, xã Hương Nguyên có mật độ thấp nhất là 4 người/km2.
Trên địa bàn 5 xã có 3 nhóm dân tộc sinh sống, trong đó người Kinh chiếm 36,4%; người Cà Tu chiếm 29,6%; người Tà Ôi chiếm 34%. Người Kinh chủ yếu sinh sống ở các xã Dương Hòa, Thượng Quảng; người Cà Tu sinh sống chủ yếu ở các xã Hương Nguyên, Thượng Quảng, Thượng Long; người Tà Ôi sinh sống chủ yếu trên địa bàn xã A Roàng. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của 5 xã vùng đệm bình quân là 1,27%.
Số người trong độ tuổi lao động ở các xã vùng đệm là 4.510 người chiếm 44,5% số dân trong khu vực, trung bình trong mỗi hộ có khoảng 2 người trong độ tuổi lao động. Nhân lực trong khu vực vùng đệm tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp chiếm 90,1% số lao động; còn lại là các ngành nghề khác như thương mại dịch vụ 4,0%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 2% và lao động khác 3,9%. Theo kết quả điều tra, hiện có tới 19% lao động thiếu việc làm, đây là nguy cơ tiềm ẩn tác động đến tài nguyên rừng làm giảm tính đa dạng sinh học tại KBT.
3.1.2.2. Đặc điểm kinh tế
Tổng diện tích tự nhiên 5 xã là 84.906 ha, trong đó: đất nông nghiệp 2.949 ha chiếm 3%; đất lâm nghiệp là 74.553,99 ha chiếm 88%; đất phi nông nghiệp là 6.552 ha chiếm 8% ; đất chưa sử dụng 880,13 ha chiếm 1% diện tích tự nhiên.
Tất cả các xã vùng đệm là các xã vùng núi, xa, các khu công nghiệp, dịch vụ nhỏ bé nên Nông nghiệp là ngành sản xuất chính. Theo kết quả thống kê thu nhập bình quân trên địa bàn 3 huyện là 8,075 triệu đồng/người/năm, trong đó nông nghiệp chiếm trên 50%. Kết quả thống kê cũng cho thấy, thu nhập bình quân trên địa bàn 5 xã rất thấp và chỉ bằng 70% thu nhập của các huyện, như xã A Roàng là 5,5 triệu đồng/người; Hương Nguyên 7,5 triệu đồng/người; Thượng Quảng 9,5 triệu đồng/người; Dương Hòa 9,8 triệu đồng/người; Thượng Long 10,2 triệu đồng/người.
Kết quả khảo sát mức sống của các hộ gia đình cho thấy 21,66 % số hộ thuộc diện nghèo, cao hơn tỷ lệ bình quân của huyện A Lưới (21,28 %), cũng như Nam Đông (11,0%)
a) Nông nghiệp
Nông nghiệp hiện là một trong những ngành mũi nhọn, trọng tâm trong cơ cấu phát triển kinh tế của các xã khu vực vùng đệm, với các ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi.
- Trồng trọt: Diện tích gieo trồng cây lương thực và rau đậu là 841,4 ha. Trong đó, lúa chiếm 58%, mầu và rau đậu chiếm 42% diện tích gieo trồng. Sản lượng lương thực có hạt 2.250 tấn/năm, bình quân lương thực đạt 301 kg/người/năm. Như vậy về an ninh lương thực của các xã trong khu vực vùng đệm chưa được đảm bảo, vì vậy người dân trong khu vực vẫn phải một phần sống dựa vào rừng. Trong khu vực vùng đệm người dân còn trồng cây cao su trên địa bàn 4 xã Thượng Quảng,Hương Nguyên, A Roàng và Thượng Long với diện tích 1.124 ha, những năm trước đây là loài cây cho thu nhập lớn và ổn định, tuy nhiên hiện nay đất để phát triển cây cao su đã không còn, trong khi giá cả xuống thấp.