3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
3.2.4. Nguy cơ xâm hại tài nguyên rừng tại KBT SaoLa
Trong hơn hai thập kỷ gần đây, Nhà nước thực sự quan tâm nhiều đến công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng, do đó các Chương trình, Dự án về lâm nghiệp ngày càng được triển khai sâu rộng và đạt nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, do điều kiện thực tế của các vùng miền núi trong cả nước nói chung và huyện A Lưới,
gốc, triệt để và đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho mọi cá nhân, hộ gia đình trong toàn xã hội, cùng với đó là các nhu cầu sử dụng, mối quan tâm khác nhau của các bên liên quan nên trong thực tế các nguy cơ xâm hại rừng vẫn còn hiện hữu và thường xuyên.
Để nghiên cứu, phân tích các nguy cơ xâm hại rừng tại khu vực nghiên cứu, đề tài đã tiến hành điều tra, phỏng vấn cán bộ có liên quan và các hộ dân đang sinh sống trên địa bàn hai xã Hương Nguyên và A Roàng, kết quả cụ thể được trình bày tại bảng 3.6.
Bảng 3.6. Tổng hợp các nguy cơ xâm hại rừng tại KBT
Nguy cơ Nguyên nhân
1. Phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật
- Cộng đồng, người dân thiếu đất nông nghiệp để canh tác;
- Rừng trồng kinh tế có giá trị cao nên nhu cầu đất trồng rừng tăng cao, dẫn đến người dân xâm lấn đất rừng để trồng rừng.
- Cộng đồng, người dân vùng giáp ranh xâm lấn sang để canh tác.
2. Khai thác gỗ, củi - Nhu cầu gỗ cũng như giá trị của gỗ rừng tự nhiên ngày càng tăng cao.
- Nhu cầu sử dụng tại chỗ phục vụ xây dựng nhà cửa, đồ mộc; gỗ củi làm chất đốt.
- Địa bàn vùng giáp ranh nên các đối tượng từ nới khá đến khai thác dẫn đến công tác quản lý, bảo vệ rừng gặp khó khăn.
3. Săn bắt động vật hoang dã - Giá trị kinh tế mang lại từ hoạt động săn bắt động vật hoang dã là khã quan trọng.
- Nhu cầu thị trường về thịt động vật rừng lớn. - Sử dụng cho nhu cầu tại chỗ của người dân. - Phong tục, tập quán về sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên.
4. Khai thác lâm sản ngoài gỗ - Nhu cầu sử dụng tại chỗ của người dân;
- Một số loại lâm sản có giá trị, góp phần cải thiện thu nhập của người dân;
- Thu hút nhiều người ra vào rừng nên gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng
Nguy cơ Nguyên nhân
5. Cháy rừng - Đốt thực bì sau khai thác rừng trồng.
- Đốt sản phẩm nông nghiệp không sử dụng gần khu rừng cộng đồng.
- Đốt lửa trái phép trong rừng khi đi săn bắn động vật rừng; khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
6. Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông
- Nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương nên chuyển mục đích sử dụng rừng;
- Đường giao thông hoàn thiện đã tạo nhiều thuận lợi cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa trong đó có lâm sản, gây ra khó khăn cho việc kiểm tra, kiểm soát.
(Nguồn: Phỏng vấn, thảo luận nhóm 2017)
Kết quả tại bảng 3.6, cho thấy: hiện nay KBT đang đối mặt với 6 mối đe dọa tới tài nguyên rừng. Vì vậy công tác quản lý, bảo vệ rừng có những khó khăn và đặc thù riêng. Sau đây, đề tài sẽ phân tích chi tiết từng mối đe dọa.
a) Phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật
Theo số liệu thống kê của Hạt Kiểm lâm KBT Sao La, từ năm 2014 đến cuối năm 2017 tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp đã được KBT ngăn chặn triệt để nên đã không xảy ra vụ vi phạm nào. Tuy nhiên, nhu cầu của người dân, cộng đồng về đất đai sản xuất cũng như tài nguyên rừng tương đối cao và cấp thiết. Trong đó, các yếu tố cơ bản là do dân số ngày càng gia tăng, do đó nhu cầu về lương thực ngày càng tăng cao, lao động nông nghiệp chiếm tỉ lệ lớn, trong khi đó diện tích đất canh tác nông nghiệp có hạn,… đã làm nhu cầu về đất canh tác nông nghiệp của người dân ngày càng tăng cao, bên cạnh đó những năm gần đây lợi nhuận từ trồng rừng kinh tế tăng cao nên nhu cầu đất trồng rừng cũng tăng theo, làm cho quỹ đất rừng có thể trồng rừng bị thu hẹp làm tăng nguy cơ xâm lấn rừng và gia tăng sức ép đối với tài nguyên rừng.
b) Khai thác gỗ, củi
Theo kết quả phỏng vấn của đề tài, cho biết: Hoạt động khai thác chính gỗ rừng tự nhiên trong KBT không có, nhưng có khai thác ở các khu vực lân cận. Khai thác gỗ trước đây chủ yếu dưới 2 hình thức: theo chỉ tiêu Nhà nước giao cho lâm trường A Lưới, lâm trường Nam Đông. Cường độ khai thác mạnh nhất của hai lâm trường vào
khai thác trái phép cũng diễn ra thường xuyên với quy mô, mức độ nhỏ lẻ, do đó đã có nhiều tác động đến tài nguyên rừng của khu vực nói chung và KBT nói riêng.
Theo số liệu thống kê, từ năm 2014 đến năm 2017, Ban Quản lý và Hạt Kiểm lâm KBT đã phát hiện và xử lý tịch thu 92,164 m3 gỗ xẻ và 11,586m 3 gỗ tròn các loại và hủy tại rừng 17,104 m3 gỗ xẻ và 5,3m3 gỗ tròn các loại.
Thực tế hiện nay, hiện tượng khai thác gỗ trái phép thường xuyên xảy ra trên địa bàn, chủ yếu các loài gỗ quý, có giá trị thương mại cao như Lim, Gụ, Huỷnh, Kiền Kiền, Đào, Trám Chủa,... theo phương thức thủ công, hoạt động rất tinh vi, dùng mọi thủ đoạn để qua mắt cơ quan chức năng. Hoạt động khai thác trái phép trong vùng theo từng nhóm người độc lập, các nhóm này có cả người từ nơi khác tới. Mỗi nhóm thường có 3-4 người vào rừng chặt hạ, sơ chế rồi vận chuyển ra khỏi rừng giao cho các đầu nậu. Vì vậy, đã gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng tại KBT trong thời gian qua.
c) Săn bắn động vật hoang dã
Hoạt động săn bắt động vật hoang dã vùng rừng khu vực đầu nguồn các con sông diễn ra mạnh mẽ. Săn bắn động vật hoang dã vốn là một tập tục lâu đời của người dân sống gần rừng và phụ thuộc vào nghề rừng. Có thời gian, việc sử dụng súng để săn bắn động vật rừng rất phổ biến trong khu vực làm suy giảm nghiêm trọng số lượng quần thể của các loài động vật, đặc biệt là các loài thú lớn. Những năm gần đây, KBT đã phối hợp với cơ quan công an và chính quyền địa phương các cấp tiến hành tuyên truyên, vận động người dân giao nộp các loại súng săn, bẫy, các dụng cụ săn bắt tự tạo nên tình trạng săn bắn động vật bằng súng đã giảm đáng kể, áp lực săn bắn đối với các loài linh trưởng, các loài thú lớn cũng đã giảm đi rất nhiều.
Theo số liệu thống kê, từ năm 2014 đến năm 2017, Ban Quản lý và Hạt Kiểm lâm KBT đã phát hiện nhiều vụ vi phạm về săn bắt động vật rừng; đã xử lý vi phạm và thả về tự nhiên nhiều loài động vật rừng là tang vật vi phạm, cụ thể: Năm 2014: Thả 03 cá thể động vật về tự nhiên, trong đó có 02 cá thể Khỉ mặt đỏ thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm IIB và 01 cá thể Chồn; Năm 2015: Thả 26 cá thể Tê tê, 02 cá thể lợn rừng về tự nhiên; Năm 2016: Phát hiện 02 vụ săn bắt động vật hoang dã: gồm 01 Chồn Bạc má và 01 con Sóc Đen; thả 46 cá thể Tê tê, 01 cá thể Culi về rừng; Năm 2017: Phát hiện 03 vụ săn bắt động vật hoang dã; thả vào tự nhiên 03 cá thể Dúi mốc đỏ, 01 cá thể Lợn rừng; tiêu hủy 01 cá thể Sóc bụng đỏ mắc bẫy đã chết.
Đề tài đã phỏng vấn người dân tại khu vực nghiên cứu, kết quả cho thấy: Hiện nay, tình trạng săn bắt, sử dụng sản phẩm động vật hoang dã cũng còn khá phổ biến tại địa phương, kết quả được trình bày tại bảng 3.7.
Bảng 3.7. Tình trạngsăn bắt và sử dụng một số loài động vật hoang dã
Loài Mùa săn bắt Phương pháp Sử dụng Tình trạng Thực phẩm Bán
Lợn rừng Mùa mưa Bẫy ++
Mang Mùa mưa Bẫy ++
Nai Mùa mưa Bẫy +
Khỉ Mùa mưa Bẫy +
Sơn dương Mùa mưa Bắn, bẫy +
Chồn, sóc Quanh năm Bẫy +++
Cu li Quanh năm Bẫy +
Các loại gà Quanh năm Bẫy ++
Rắn Quanh năm Bắt ++
Trăn Quanh năm Bắt +
Kỳ đà 5-6 Bẫy +
Tắc kè Quanh năm Bắt ++
Rùa 11-4 Bắt +
(Nguồn: Phỏng vấn, thảo luận nhóm 2017)
Chú thích: +++ nhiều; ++ trung bình; + ít
Qua kết quả tại bảng 3.7, cho thấy: Cùng với nhu cầu thị trường về sản phẩm động vật rừng ngày càng lớn, thị trường tiêu thụ mở rộng, giá trị thu được từ việc săn, bắn các loài động vật hoang dã ngày càng tăng nên một số người dân sống gần rừng không thể bỏ nghề mà còn chuyển từ hình thức săn bắn phục vụ nhu cầu tại chỗ của cộng đồng sang xem việc săn bắn như một nghề để mưu sinh, góp phần cải thiện thu nhập cho gia đình, dẫn đến nguy cơ xâm hại tài nguyên rừng, tác động mạnh mẽ đến đa dạng sinh học rừng tại KBT. Bên cạnh đó, phong tục, tập quán cũng như truyền thống sử dụng các sản phẩm từ tự nhiên của người dân sống gần rừng đã làm cho nghề săn, bắt động vật rừng vẫn tồn tại trong hoạt động sản xuất của người dân địa phương
Đồng thời, do nằm ở khu vực giáp ranh nên đối tượng thợ săn, bắn động vật rừng không chỉ là người trong các cộng đồng địa phương mà gồm cả các thợ săn đến từ các nơi khác, đây là những thợ săn chuyên nghiệp, lấy việc đi săn làm nghề chính nên gây ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học tại KBT. Nếu không có những biện pháp ngăn chặn kịp thời và với tình trạng săn bắn như hiện nay thì trong tương lai không xa số lượng các loài động vật hoang dã sẽ bị suy kiệt nghiêm trọng và dẫn đến sự diệt vong của một số loài có giá trị cao.
d) Khai thác lâm sản ngoài gỗ
KBT Sao La có tài nguyên khá đa dạng và phong phú, với nhiều loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm, trong đó có nhiều loài lâm sản ngoài gỗ như măng, tre nứa, lá nón, mây, quả rừng, dược liệu,...
Đề tài đã phỏng vấn người dân tại khu vực nghiên cứu, kết quả cho thấy: Hiện nay, hoạt động khai thác, thu hái lâm sản KBT cũng còn khá phổ biến tại địa phương, kết quả được trình bày tại bảng 3.8.
Bảng 3.8. Hoạt động khai thác, thu hái lâm sản KBT
Lâm sản Mùa thu hái
Sử dụng Tình trạng
hiện nay Sử dụng Bán
Mây Quanh năm ++
Lá nón Quanh năm +++
Mật ong 6-7 ++
Măng 7-9 +
Tre, nứa Quanh năm ++
Quả rừng Quanh năm +
Cây thuốc Quanh năm +
(Nguồn: Phỏng vấn, thảo luận nhóm 2017)
Ghi chú: +++: nhiều; ++: trung bình; +: ít
Qua bảng 3.8, cho thấy: việc khai thác, thu hái lâm sản ngoài gỗ là nhu cầu thiết yếu, không chỉ để phục vụ cho nhu cầu tại chỗ mà còn sử dụng để mua bán, trao đổi trên thị trường. Tuy nhiên, việc khai thác, thu hái mang tính tự phát, không đúng quy cách, không có kế hoạch là nguyên nhân làm cho mức độ phong phú của các loài lâm
sản trở nên cạn kiệt. Lượng khai thác quá mức đã làm cho một số loài không còn khả năng phục hồi. Ngoài ra, khai thác lâm sản phụ là nguyên nhân trực tiếp gây nhiễu loạn và mất đi sinh cảnh sống của một số loài động vật hoang dã.
Thực tế, hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ của người dân, cộng đồng là công việc đã đem lại thu nhập đáng kể cho người dân địa phương nên thu hút nhiều người dân ra vào rừng thường xuyên nên tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học và tạo ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng tại KBT. Do đó, để bảo vệ tài nguyên rừng hướng đến khai thác, sử dụng và phát triển bền vững nguồn lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng cần phải có biện pháp, giải pháp quản lý cũng như cơ chế chia sẻ lợi ích trong quản lý, sử dụng tài nguyên rừng để thu hút sự tham gia của người dân, cộng động vào công tác bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học trong thời gian tới.
e) Cháy rừng
Cháy rừng là nguyên nhân quan trọng gây thiệt hại rất lớn đối với tài nguyên rừng cả trên quy mô số lượng, chất lượng rừng lẫn tính đa dạng sinh học, đặc biệt là trong mùa hanh khô.
Những năm gần đây, trên lâm phận của KBT chưa xảy ra vụ cháy rừng nào, do loại rừng chủ yếu là rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới nên nguy cơ cháy rừng không cao. Tuy nhiên, hiện nay diện tích rừng trồng phát triển, nhiều diện tích rừng giáp ranh với KBT hay một số diện tích đất canh tác nông nghiệp, canh tác nương rẫy gần kề các khu rừng nên các hoạt động đốt thực bì sau khai thác rừng trồng, đốt sản phẩm nông nghiệp không sử dụng, đốt nương rẫy dẫn đến nguy cơ xảy ra cháy rừng. Đồng thời, các hoạt động đốt lửa trái phép trong rừng khi đi săn bắn động vật rừng, khai thác lâm sản, đốt tổ ong cũng dẫn đến nguy cơ cháy rừng, do đó, không thể lơ là trước những nguy cơ gây ra cháy rừng, nếu không có biện pháp phòng chống kịp thời thì rất dễ gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là trước tình hình thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp trong thời gian qua.
g) Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông
Những năm gần đây, các xã vùng đệm của KBT có nhiều dự án, chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nên cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các địa phương ngày một phát triển hiện đại, hệ thống lưới điện, đường giao thông nông thôn phát triển hoàn thiện,... Theo số liệu thống kê của Ban Quản lý KBT, từ năm 2014 đến nay, trên lâm phận được giao của KBT chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc xây dựng trụ sở cơ quan Đồn Biên phòng Hương Nguyên và tuyến cấp diện cho Đồn Biên phòng Hương Nguyên, trong đó tổng khối lượng gỗ khai thác tận dụng do bị ảnh hưởng của công trình là 410,867 m3 gỗ
là 389,9m3; khối lượng gỗ ảnh hưởng do thi công công trình trụ sở Đồn Biên phòng Hương Nguyên là 20,967m3 gỗ tròn và 9,783 m3 gỗ xẻ.
Việc xây dựng đường cũng là một trong các nhân tố chính có ảnh hưởng đến tài nguyên rừng và môi trường sinh thái. Các con đường có ảnh hưởng đến KBT như đường số 74 ở xã Thượng Quảng, đường Hồ Chí Minh ở xã A Roàng, Hương Nguyên cùng với đó là nhiều dự án đầu tư phát triển KBT, điều này đã đặt ra thách thức vô cùng to lớn đối với công tác bảo vệ rừng vì song song với nhóm dự án được thực thi kéo theo nhiều mối nguy cơ tác động đến tài nguyên rừng như: chuyển một số diện tích rừng để triển khai thực hiện lưới điện, đường giao thông,... nên nhiều diện tích rừng bị mất đi, làm giảm tính đa dạng sinh học; việc xây dựng kéo theo một khối lượng lớn máy móc, thiết bị gây tiếng ồn, ảnh hưởng đến môi trường sống của nhiều loài động vật rừng; hệ thống đường giao thông phát triển làm cho việc vận chuyển hàng hóa, gỗ, củi được thuận lợi nhưng từ đó cũng gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động vận chuyển lâm sản trái phép, đồng thời gây ra nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến đa dạng sinh học trên lâm phận của KBT.