Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ rừng và bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình đồng quản lý rừng đặc dụng tại khu bảo tồn sao la, tỉnh thừa thiên huế (Trang 92 - 93)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN

3.5.5. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ rừng và bảo

đa dạng phù hợp với từng loại, diện đối tượng cụ thể. Công tác tuyên truyền phải thực hiện nghiêm túc, sáng tạo và đa dạng các phương thức, hình thức để không chỉ tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật mà còn phải đảm bảo phản ánh, chỉ rõ được thực trạng công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo tồn đa dạng sinh học và các nguy cơ, nguyên nhân cơ bản gây ra các hành vi xâm hại rừng,...

- Phát huy vai trò, trách nhiệm sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện công tác tuyên truyền về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định pháp luật nhằm đạt được kết quả cao nhất.

- Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cán bộ truyền thông về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

- Tổ chức phổ cập kiến thức về bảo tồn đa dạng sinh học và đồng quản lý cho cán bộ chủ chốt của các xã nằm trong vùng đệm KBT.

- Thu hút các tổ chức, đoàn thể như: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam... và cộng đồng dân cư các địa phương vào công tác lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức.

- Thông tin đẩy đủ các văn bản, chính sách liên quan đến đồng quản lý cho người dân, cộng đồng tham gia vào đồng quản lý.

3.5.5. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học bảo tồn đa dạng sinh học

- Chính quyền địa phương cấp huyện, xã và các cơ quan chức năng cần xử lý kiên quyết, triệt để tình trạng khai thác, vận chuyển, mua bán gỗ, săn bắn, bẫy bắt động vật rừng trên địa bàn quản lý.

- Nâng cao năng lực thực thi pháp luật cho các cơ quan chức năng.

- Tăng cường khả năng về sức mạnh và hiệu lực cho lực lượng Kiểm lâm, các cơ quan chuyên trách và chủ rừng.

- Tăng cường hiệu quả phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng giữa Kiểm lâm, Công an, dân quân tự vệ và lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng.

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch KBT phù hợp với thực tiễn và tổ chức giám sát việc thực hiện quy hoạch có hiệu quả.

- Đầu tư trang thiết bị quản lý dữ liệu đảm bảo phục vụ đắc lực cho quản lý, bảo vệ và bảo tồn đa dạng sinh học tại KBT.

- Xây dựng chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh gắn với phân cấp cho địa phương các cấp để nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong quản lý, điều hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình đồng quản lý rừng đặc dụng tại khu bảo tồn sao la, tỉnh thừa thiên huế (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)