3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
3.2.1. Tổ chức lực lượng bảo vệ rừng
3.2.1.1. Ban Quản lý KBT Sao La
Ban Quản lý KBT Sao La được thành lập ngày 27 tháng 02 năm 2010 theo Quyết định số 408/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Đến ngày 09 tháng 10 năm 2013, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 2020/QĐ-UBND về việc thành lập KBT Sao La trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến tháng 12 năm 2017, Ban quản lý KBT có 11 viên chức, trong đó phân theo trình
đang đào tạo 7 người chiếm 63%. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức KBT Sao La cụ thể:
- Ban Giám đốc:Gồm 01 giám đốc và 01 phó giám đốc.
+ Giám đốc chịu trách nhiệm lãnh đạo chung, trực tiếp phụ trách Phòng Kỹ thuật và hợp tác Quốc tế, Phòng Hành chính, tổng hợp, tái chính và tổ chức.
+ Phó Giám đốc chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được Giám đốc giao, thay mặt Giám đốc xử lý công việc khi Giám đốc đi vắng, trực tiếp phụ trách Phòng Quản lý, bảo vệ rừng.
- Phòng Quản lý, bảo vệ rừng
+ Phòng Quản lý, bảo vệ rừng thuộc Ban Quản lý KBT, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Quản lý về tổ chức bộ máy, kinh phí hoạt động, chịu trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi ranh giới KBT.
+ Tổ chức tuần tra, truy quét các tổ chức, cá nhân phá hoại rừng, khai thác, tàng trữ, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép, ngăn chặn việc lấn, chiếm đất rừng; tổ chức phòng cháy, chữa cháy rừng và phòng trừ sâu bệnh hại rừng trong KBT theo quy chế quản lý rừng đặc dụng. Thường xuyên phối hợp với Hạt Kiểm lâm KBT Sao La, các hạt kiểm lâm: huyện A Lưới, huyện Nam Đông và thị xã Hương Thủy (trực thuộc Chi cục Kiểm lâm) và các lực lượng khác huy động lực lượng để truy quét chống hành vi chặt phá rừng trái phép trong KBT.
+ Lập biên bản, bàn giao cho Hạt Kiểm lâm KBT Sao La xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về rừng tại khu rừng đặc dụng theo quy định.
+ Phổ biến, tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng.
+ Tổ chức quản lý biên chế, kinh phí, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, công cụ hỗ trợ, phương tiện được trang bị và thực hiện chế độ tiền lương, các chế độ chính sách khen thưởng, kỷ luật đối với công chức trong đơn vị theo quy định của pháp luật.
+ Tham mưu cho Ban Giám đốc và phối hợp chặt chẽ với Hạt Kiểm lâm KBT Sao La, các hạt kiểm lâm huyện A Lưới, Nam Đông và thị xã Hương Thủy, Đồn Biên phòng 637, Công an huyện, Ban Quản lý rừng phòng hộ A Lưới,… các cơ quan, đơn vị chức năng có liên quan, chính quyền các xã vùng đệm theo quy chế phối hợp liên ngành của tỉnh, thực hiện tốt nhiệm vụ có liên quan đến quản lý, bảo vệ rừng trong KBT.
+ Thực hiện các nhiệm vụ phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trong KBT và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban Quản lý KBT Sao La và cấp có thẩm quyền.
+ Tham mưu giúp Giám đốc về công tác tổ chức, bộ máy và nhân sự của Ban Quản lý, công tác về cán bộ, chính sách cán bộ, công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá cán bộ,...
+ Tham mưu giúp Giám đốc về ban hành các văn bản và thực hiện các báo cáo thuộc phạm vi của Ban Quản lý.
+ Thực hiện công tác hành chính, quản trị, văn thư, lưu trữ hồ sơ, tài liệu và công tác phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ, tự vệ cơ quan.
+ Thực hiện công tác Kế toán tài chính, quản lý vốn, quản lý tài sản và trang thiết bị của Ban Quản lý theo quy định của Nhà nước;
+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. - Phòng Khoa học kỹ thuật và hợp tác quốc tế
+ Tham mưu giúp Giám đốc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn các chương trình dự án, phương án đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng cho KBT.
+ Giúp Ban Giám đốc trong công tác khoa học kỹ thuật. Chỉ đạo về mặt kỹ thuật trong các chương trình phục hồi rừng, điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, tuyên truyền giáo dục, theo dõi diễn biến rừng.
+ Hợp tác với các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước tiến hành triển khai các hoạt động bảo tồn, nghiên cứu khoa học tại KBT.
+ Quản lý, giám sát các dự án phát triển rừng ở vùng đệm. Cụ thể là thực hiện các dự án đầu tư phát triển rừng, phát triển kinh tế xã hội.
- Các Trạm quản lý, bảo vệ rừng trực thuộc Ban Quản lý: 04 Trạm Kiểm lâm cửa rừng và 02 Trạm Quản lý, bảo vệ rừng. Các trạm có nhiệm vụ theo dõi, nắm bắt tình hình quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn loài Sao La; Tuyên truyền, hướng dẫn và thực hiện nhiệm vụ về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; Phối hợp với các hạt kiểm lâm huyện A Lưới, Nam Đông và thị xã Hương Thủy, Ban Quản lý rừng phòng hộ A Lưới,… trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo tồn đa dạng sinh học; Tuần tra, truy quét các đối tượng xâm nhập trái phép hoạt động trong KBT, ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trong KBT; Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc Ban Quản lý giao.
3.2.1.2. Chính quyền địa phương cấp xã
UBND các xã Hương Nguyên, A Roàng (huyện A Lưới), Thượng Quảng, Thượng Long (huyện Nam Đông), Dương Hòa (thị xã Hương Thủy) là chính quyền địa phương cấp xã có trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp tại địa phương.
Để đảm bảo công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trong thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp tại địa phương, các hạt kiểm lâm đã
bố trí công chức kiểm lâm địa bàn theo quy định tại Quyết định số 83/2007/QĐ-BNN ngày 04/10/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nhiệm vụ của công chức kiểm lâm địa bàn cấp xã. Đồng thời, theo nhiệm vụ quy định trong lĩnh vực quản lý đất đai, thì công chức Địa chính – Môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền thực hiện quản lý đất lâm nghiệp, tham mưu xử lý các hành vi lấn, chiếm đất lâm nghiệp trái phép trên địa bàn và giao đất, giao rừng, nhất là đối với các đối tượng là hộ gia đình, cá nhân.
Bên cạnh đó, hằng năm UBND các xã thành lập mới hoặc kiện toàn Ban Chỉ huy các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng và thường xuyên củng cố, kiện toàn để phù hợp với tình hình thay đổi nhân sự, tổ chức và quy định của pháp luật. Ban Chỉ huy do Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách kinh tế làm Trưởng ban, Phó Trưởng ban là Kiểm lâm phụ trách địa bàn và thành viên là Trưởng Công an xã, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã và các ngành liên quan của xã như: Địa chính, Tư pháp, Nông nghiệp, Y tế,… và mời các Hội đoàn thể làm thành viên. Thành viên Ban Chỉ huy hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm.
Mặt khác, UBND các xã thường xuyên phối hợp với Ban Quản lý KBT Sao La, lực lượng kiểm lâm các huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan để triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương.
3.2.1.3. Các hạt kiểm lâm trong phạm vi có lâm phận của KBT
Các hạt kiểm lâm trong phạm vi có lâm phận của KBT Sao La gồm có: Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới, Hạt Kiểm lâm huyện Nam Đông, Hạt Kiểm lâm thị xã Hương Thủy và Hạt Kiểm lâm KBT Sao La, được thành lập theo Quyết định số 54/QĐ-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
a) Các hạt kiểm lâm huyện A Lưới, Nam Đông và thị xã Hương Thủy: là Hạt Kiểm lâm cấp huyện có trách nhiệm tham mưu cho Huyện ủy, UBND cấp huyện thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng trên địa bàn quản lý. Tổ chức Hạt Kiểm lâm cấp huyện gồm: 01 Hạt trưởng, không quá 02 Phó Hạt trưởng và các công chức phụ trách các bộ phận Hành chính - tổng hợp, Thanh tra – Pháp chế, Quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên, Kế toán, Tổ Cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng và công chức, lao động hợp đồng thực hiện nhiệm vụ kiểm lâm địa bàn và 01 lái xe. Nhiệm vụ cụ thể của Hạt Kiểm lâm cấp huyện được quy định cụ thể tại Điều 9 Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2006 về tổ chức và hoạt động kiểm lâm.
b) Hạt Kiểm lâm KBT Sao La là đơn vị thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, có chức năng thừa hành pháp luật trong lâm phận của KBT Sao La, có cơ cấu tổ chức gồm 01 Hạt trưởng do Giám đốc KBT kiêm nhiệm, có 01 Phó Hạt trưởng và các công chức phụ trách các bộ phận Hành chính - tổng hợp, Thanh tra – Pháp chế và nhân viên kiểm lâm ở các Trạm Kiểm lâm cửa rừng. Nhiệm vụ cụ thể của Hạt Kiểm lâm KBT được quy định cụ thể tại Điều 11 Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2006 về tổ chức và hoạt động kiểm lâm.
3.2.1.4. Các chủ rừng là các đơn vị giáp ranh hoặc ở các địa phương có lâm phận của KBT
a) Đối với các đơn vị thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế
Các chủ rừng lân cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế gồm có: Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Đông; A Lưới; Hương Thủy; Công ty lâm nghiệp Nam Hòa và Vườn Quốc gia Bạch Mã. Ngoài Công ty lâm nghiệp Nam Hòa, ba Ban Quản lý rừng phòng hộ là các đơn vị sự nghiệp có thu với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, rừng phòng hộ là chính; Vườn Quốc gia Bạch Mã là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng; phát triển rừng và bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học trong lâm phận Vườn Quốc gia. Các đơn vị này thường xuyên phối hợp với KBT, lực lượng kiểm lâm và các đơn vị liên quan nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo tồn đa dạng sinh học trên lâm phận được giao.
b) Đối với các đơn vị ngoài tỉnh
Các chủ rừng lân cận ngoài tỉnh Thừa Thiên Huế gồm có: KBT Sao La, tỉnh Quảng Nam và KBT Xê Sáp (Lào). Nếu công tác quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng tại KBT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế được triển khai có hiệu quả thì sẽ liên kết được với KBT Sao La, tỉnh Quảng Nam, Vườn Quốc gia Bạch Mã và KBT Xê Sáp (Lào) tạo ra được một sinh cảnh rộng lớn, là cơ hội, điều kiện tồn tại cho loài Sao La.
Vì vậy, công tác phối hợp bảo vệ rừng đặc dụng của KBT với các chủ rừng vùng giáp ranh trong tỉnh và ngoài tỉnh có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ, duy trì và phát triển các mẫu chuẩn rừng tự nhiên của KBT cũng như sinh cảnh cho loài Sao La trong hiện tại và tương lai.