Đối tác và vai trò các bên liên quan trong đồng quản lý rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình đồng quản lý rừng đặc dụng tại khu bảo tồn sao la, tỉnh thừa thiên huế (Trang 76 - 78)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN

3.4.2. Đối tác và vai trò các bên liên quan trong đồng quản lý rừng

Nguồn tài nguyên thiên nhiên trong KBT Sao La rất đa dang và phong phú nên thu hút được rất nhiều tổ chức, cá nhân liên quan quan tâm. Tuy nhiên, mỗi bên có mối quan tâm riêng và có vai trò khác nhau trong quản lý, bảo vệ và bảo tồn đa dạng sinh học tại KBT.

Qua kết quả nghiên cứu, đề tài đã xác định được các đối tác tiềm năng tham gia đồng quản lý tài nguyên rừng như sau: Hộ gia đình; cộng đồng thôn; chính quyền địa phương cấp xã gồm xã Hương Nguyên và A Roàng; Ban Quản lý KBT Sao La; Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới; Hạt Kiểm lâm KBT Sao La; Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế; cơ quan khoa học; Cơ quan du lịch và nhà đầu tư. Đây là các đối tượng chính tham gia vào công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học KBT Sao La. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và mối quan tâm của các cơ quan có liên quan, đề tài tiến hành phân tích vai trò cơ bản của các cơ quan có liên quan trong đồng quản lý rừng, kết quả cụ thể được trình bày tại bảng 3.14.

Bảng 3.14. Phân tích vai trò của các bên liên quan trong đồng quản lý rừng

TT Các bên

liên quan Vai trò đối với đồng quản lý

Tầm quan trọng

1 Cá nhân và Cộng đồng

Triển khai các hoạt động cụ thể trong đồng quản

lý tài nguyên rừng tại KBT. 10

2 Ban Mặt trận thôn/làng

Đôn đốc và thực hiện giám sát các hoạt động của người dân và cộng đồng trong đồng quản lý tài nguyên rừng tại KBT.

8

3 Chính quyền địa phương

Tổ chức thực hiện đồng quản lý rừng; chỉ đạo triển khai các hoạt động và theo dõi, đánh giá, giám sát quá trình thực hiện.

9

4 Ban Quản lý KBT Sao La

Chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng quản lý; thực hiện chính sách đồng quản lý rừng theo quy định; hỗ trợ vốn, kỹ thuật, trực tiếp tham gia thực hiện đồng quản lý rừng trên lâm phận được giao.

10

5 Hạt Kiểm lâm

Hỗ trợ pháp lý, chuyên môn, nghiệp vụ trong quản lý tài nguyên; đề xuất cơ chế chính sách đồng quản lý rừng trên địa bàn quản lý

7

6 Chi cục Kiểm lâm

Hỗ trợ pháp lý, chuyên môn, nghiệp vụ trong quản lý tài nguyên; đề xuất cơ chế chính sách đồng quản lý rừng trên địa bàn tỉnh; báo cáo và tham mưu cấp thẩm quyền giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đồng quản lý rừng.

8

7 Cơ quan khoa học

Cung cấp luận cứ khoa học kỹ thuật, huy động

các nguồn vốn phục vụ cho nghiên cứu khoa học. 7

8

Cơ quan du lịch, nhà đầu

Đầu tư vốn, kỹ thuật trực tiếp tham gia thực hiện đồng quản lý rừng; sử dụng và phát triển các dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng tại KBT.

7

(Nguồn: Phỏng vấn, thảo luận nhóm và Phương pháp chuyên gia 2017)

Ghi chú: Tầm quan trọng được cho thang điểm từ 1 đến 10.Trong đó, tầm quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình đồng quản lý rừng đặc dụng tại khu bảo tồn sao la, tỉnh thừa thiên huế (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)