Tìm hiểu và đánh giá ảnh hưởng của yếu tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình đồng quản lý rừng đặc dụng tại khu bảo tồn sao la, tỉnh thừa thiên huế (Trang 68 - 75)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN

3.3.2. Tìm hiểu và đánh giá ảnh hưởng của yếu tố kinh tế xã hội

Qua khảo sát, đánh giá các yếu tố kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu cho thấy có những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học rừng. Kết quả phân tích được trình bày tại bảng 3.10.

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội

TT Kinh tế - xã hội Thuận lợi Khó khăn 1 Hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội Hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện, năng suất lao động nâng cao, góp phần nâng cao đời sống người dân, phần nào giảm sự phụ thuộc của người dân với tài nguyên rừng.

- Hệ thống đường giao thông phát triển tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa nhưng cũng gây khó khăn cho việc kiểm soát lâm sản. - Hệ thống thông tin liên lạc phát triển tạo điều kiện phát triển nhưng phương thức, thủ đoạn của các đối tượng xâm hại rừng ngày càng tinh vi, khó kiểm soát.

TT Kinh tế - xã hội Thuận lợi Khó khăn 2 Chính sách, đầu tư và thu nhập Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của được đầu tư phát triển và các chính sách hỗ trợ đã giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, tạo điều kiện cho người dân nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây áp lực lên tài nguyên rừng.

- Điều kiện kinh tế, thu nhập của người dân không đồng đều nên chưa giải quyết triệt để tình trạng xâm hại rừng.

3 Thị trường Thị trường được mở rộng tạo thuận lợi cho việc trao đổi, mua bán hàng hóa, giảm sự phụ thuộc của cộng đồng vào tài nguyên rừng.

Nhu cầu của thị trường về các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng không ngừng tăng nên đã gây ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng.

4 Dân số, dân tộc, ngôn ngữ

- Đời sống vật chất, tinh thần từng bước được nâng cao nên các cộng đồng ngày càng có ý thức bảo vệ rừng.

- Chất lượng lao động được nâng cao, tham gia vào nhiều ngành nghề khác nhau nên giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng.

- Nhu cầu sử dụng sản phẩm từ rừng vẫn còn cao.

- Nhiều hộ vẫn có sinh kế chính phụ thuộc vào rừng nên gây áp lực lên tài nguyên rừng.

- Sức ép từ sự gia tăng dân số. - Sự khác biệt về ngôn ngữ nên gây khó khăn cho việc triển khai hoạt động quản lý, bảo vệ rừng.

5 Dân trí, nhận thức

Sự phát triển của xã hội đã ảnh hưởng tích cực đến mặt bằng dân trí, nhận thức của cộng đồng, giúp cho các cộng đồng ý thức hơn giá trị của rừng cũng như tích cực tham gia bảo vệ rừng.

Mặt bằng dân trí thấp và nhận thức không đồng đều nên vẫn còn nhiều người dân có hành vi xâm hại rừng; sử dụng các loại tài nguyên rừng không bền vững, mang tính tự phát nên rất khó quản lý, kiểm soát.

6 Kiến thức bản địa, phong tục tập quán

Kiến thức bản địa, phong tục tập quán của cộng đồng là kho tàng quý báu trong các hoạt động sản xuất, trong đó có hoạt động bảo vệ rừng và khai thác, sử dụng các sản phẩm từ rừng.

Truyền thống sử dụng các sản phẩm từ tự nhiên nên gây nhiều khó khăn trong công tác bảo vệ rừng.

Hoạt động khai thác, thu hái mang tính tự phát, chưa được kiểm soát của cơ quan chức năng.

Qua kết quả tổng hợp tại bảng 3.10, cho thấy khu vực chịu sự tác động của 6 yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội, để có thể rõ hơn sự ảnh hưởng của các yếu tố này, đề tài tiến hành phân tích một số nét khái quát, cụ thể:

a) Ảnh hưởng của hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội

Hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội trên địa bàn các xã vùng đệm của KBT được quan tâm đầu tư, có nhiều dự án, chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, chương trình hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số,... nên cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các địa phương ngày một phát triển, từng bước đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, góp phần nâng cao đời sống người dân về vật chất và tinh thần, do đó đã nhiều có tác động tích cực đến hoạt động bảo vệ rừng tại địa phương. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của tỉnh thì các xã vùng đệm của KBT còn nhiều khó khăn, điều kiện phát triển còn hạn chế do nằm ở khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng có tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số lớn, có đời sống gắn bó với rừng từ lâu đời, có nhu cầu cao trong sử dụng sản phẩm từ rừng do đó vẫn còn tình trạng xâm hại tài nguyên rừng, nên áp lực lên tài nguyên rừng của KBT là hiện hữu và thường xuyên.

b) Ảnh hưởng của chính sách, đầu tư và thu nhập

Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của các xã vùng đệm đã được đầu tư phát triển. Kinh tế - xã hội không ngừng phát triển, đời sống nhân dân từng bước được chăm lo cả về vật chất và tinh thần. Người dân có thu nhập ngày càng tăng, có nhiều hộ đã vươn lên làm giàu nên đã góp phần ổn định xã hội, đảm bảo an ninh trật tự địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hộ gia đình, cá nhân có cuộc sống khó khăn, phụ thuộc vào tài nguyên rừng nên buộc phải xâm hại tài nguyên rừng, từ đó gây ra nhiều khó khăn lớn cho công tác bảo vệ, phát triển rừng.

Quy hoạch đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng: Những năm gần đây có nhiều dự án đầu tư ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến KBT như: xây dựng trụ sở Đồn Biên phòng Hương Nguyên, Tuyến cấp điện cho Đồn Biên phòng Hương Nguyên, dự án xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn, dự an cải tạo, sửa chữa đường Hồ Chí Minh,... điều này đã đặt ra thách thức vô cùng to lớn đối với công tác bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học vì song song với nhóm dự án được thực thi là nhiều diện tích rừng bị chuyển đổi, khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên, làm mất nơi cư trú của động vật rừng, giảm tính đa dạng sinh học.

Bên cạnh đó, những năm qua, công tác phát triển rừng được Đảng và Nhà nước quan tâm nên nhiều chính sách về bảo vệ và phát triển rừng đã được triển khai rộng khắp, nhất là khoanh nuôi bảo vệ rừng, khoán bảo vệ rừng tự nhiên,… từ đó đã đem lại nguồn thu nhập cho người dân khi tham gia trồng rừng, nhận khoán bảo vệ rừng, từ đó có tác động tích cực trong khuyến khích người dân tích cực tham gia bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng xâm hại rừng, nhờ đó rừng được bảo vệ tốt hơn trước. Tuy nhiên,

chính sách phát triển rừng được quan tâm triển khai, đồng nghĩa làm nhu cầu đất phục vụ cho phát triển rừng, nhất là đất để trồng rừng kinh tế tăng cao nên đã gây áp lực đáng kể lên tài nguyên đất rừng, đặc biệt là tiềm ẩn nguy cơ phá rừng tự nhiên để trồng rừng, gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng tại KBT.

c)Ảnh hưởng của thị trường

Hoạt động kinh tế của người dân địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số còn theo kiểu tự cung tự cấp, chưa thiết lập được kênh thị trường giữa người nông dân với các cơ sở chế biến nông, lâm sản. Mặc dù khối lượng hàng hoá sản xuất và cung cấp ra thị trường đã có phát triển nhanh so với trước đây, lượng hàng hóa sản xuất với khối lượng lớn, lưu thông hàng hoá gặp nhiều thuận lợi do hệ thống đường giao thông phát triển nhưng thông thường các sản phẩm từ sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi được tư thương đến tận nơi thu mua nên thị trường tiêu thụ hầu như không phát triển, sản phẩm sản xuất ra phải qua thương lái nên tình trạng ép giá thường xuyên diễn ra dẫn tới lợi nhuận của người nông dân trực tiếp sản xuất không lớn, lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp không đáng kể mà chỉ ở mức tự cung tự cấp. Tuy nhiên, những năm gần hoạt động trồng rừng nguyên liệu phát triển mạnh, thu nhập mang lại rất lớn so với thu nhập từ sản xuất nông nghiệp dẫn đến nhu cầu đất trồng rừng kinh tế càng tăng cao nên đã gây áp lực lớn lên tài nguyên đất rừng, gia tăng nguy cơ phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp để trồng rừng nguyên liệu. Vì vậy, bên cạnh những giá trị lợi nhuận cao do hoạt động trồng rừng cũng đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến công tác bảo vệ rừng tại KBT.

d) Ảnh hưởng của dân số, dân tộc, lao động và sự phân bố dân cư

Trong vùng lõi đề xuất của KBT không có dân cư sinh sống. Tại 5 xã vùng đệm KBT có hơn 2.300 hộ với 10.136 khẩu, trong đó người Kinh chiếm 36,4%; người Cà Tu chiếm 29,6%; người Tà Ôi chiếm 34%. Mật độ dân số trung bình rất thấp nhưng phân bố không đều, đa số các cộng đồng dân tộc thiểu số sống gần rừng, có đời sống khó khăn và phụ thuộc vào tài nguyên rừng. Để khảo sát mức độ phụ thuộc tài nguyên rừng và ảnh hưởng của một số hoạt động sinh kế của người dân địa phương đến tài nguyên rừng, đề tài đã phỏng vấn người dân tại hai xã Hương Nguyên và A Roàng, kết quả như sau:

- Hoạt động sản xuất nương rẫy: Sản xuất nương rẫy là kế sinh nhai đã trở thành tập quán lâu đời của cư dân sống ở vùng núi cao, đồng bào dân tộc ít người, với diện tích đất canh tác nông nghiệp ít, năng suất thấp, sản xuất bấp bênh nên vấn đề đốt nương làm rẫy xảy ra rất phổ biến ở đây. Tuy nhiên, nương rẫy thường xuất hiện nhỏ lẻ, manh mún, không tập trung, các nương được phát trọc để canh tác nằm gần với các khu rừng của KBT và các khu rừng phòng hộ. Đây cũng là một vấn đề rất nan giải trong công tác bảo tồn và phát triển ở đây. Kết quả phỏng vấn 90 hộ dân trên địa bàn

Bảng 3.11. Tổng hợp tình trạngđốt nương làm rẫy của các hộ gia đình Số hộ phỏng vấn (hộ) Số hộ tham gia (hộ) Tỷ trọng (%) Số lần đốt nương (lần/năm) Diện tích trung bình (ha) Thu nhập trung bình (tr.đ/năm) Hương Nguyên 45 29 64,4 1 0,57 3,9 A Roàng 45 33 73,3 1 0,62 4,3

(Nguồn: Phỏng vấn, thảo luận nhóm 2017)

Qua kết quả ở bảng 3.11, cho thấy: Hoạt động đốt nương rẫy của người đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn khá phổ biến nên để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về môi trường, làm tăng nguy cơ mất rừng, phá vỡ cân bằng sinh thái, tăng nguy cơ sạc lở, lũ lụt, rửa trôi, xói mòn đất và giảm khả năng phục hồi lại rừng. Đồng thời, qua kết quả trên còn cho thấy nguồn thu nhập hàng năm của người dân nơi đây từ hoạt động đốt nương rẫy lấy đất canh tác các loài cây lương thực là nguồn thu nhập đóng vai trò quan trọng. Do đó, đây cũng là hoạt động có nguy cơ ảnh hưởng đến tài nguyên rừng tại KBT.

- Khai thác gỗ, củi: các hoạt động khai thác trái phép cũng diễn ra thường xuyên với quy mô, mức độ nhỏ lẻ nhưng cũng gây nhiều tác động đến tài nguyên rừng của KBT. Đối tượng khai thác chủ yếu các loài gỗ quý, có giá trị thương mại cao như Lim, Gụ, Huỷnh, Kiền Kiền, Đào, Trám Chủa,... theo phương thức thủ công, hoạt động rất tinh vi, dùng mọi thủ đoạn để qua mắt cơ quan chức năng. Khai thác gỗ trái phép ở KBT là nguồn thu nhập đáng kể của một bộ phận nhỏ người dân địa phương. Do cơ chế quản lý còn nhiều hạn chế nên công tác quản lý bảo vệ rừng chưa ngăn chặn triệt để được việc khai thác, lưu thông lâm sản trên địa bàn. Kết quả phỏng vấn 90 hộ dân trên địa bàn 02 xã về tình trạng khai thác gỗ, củi được thể hiện thông qua bảng 3.12.

Bảng 3.12. Tình trạng khai thác gỗ, củi của các hộ gia đình

Thôn Số hộ phỏng vấn (hộ) Số hộ tham gia (hộ) Tỷ trọng (%) Mục đích Bán Sử dụng tại chỗ Hương Nguyên 45 25 55,56   A Roàng 45 21 46,67  

Kết quả tại bảng 3.12, cho thấy: tỉ lệ người dân địa phương có tham gia khai thác gỗ trái phép là tương đối lớn, mặc dù với những mục đích khác nhau, nhưng chung quy lại với hai mục đích chính: Khai thác để phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong gia đình và khai thác để bán ra thị trường để cải thiện thu nhập của gia đình. Từ đó có thể thấy trình độ nhận thức và điều kiện về kinh tế của người đồng bào dân tộc thiểu số nơi còn hạn chế nên dẫn đến các hành vi xâm hại tài nguyên rừng của KBT. Bên cạnh đó, dân tộc kinh tại địa phương có trình độ canh tác, sản xuất và giao lưu hàng hóa phát triển nên đời sống vật chất và tinh thần nâng cao nên việc chấp hành pháp luật về lâm nghiệp được thực hiện nghiêm túc, đã tác động tích cực đến công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận tham gia vào các tụ điểm, đường dây mua bán gỗ trái pháp luật nên cũng gây ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn. Vì vậy, áp lực lên tài nguyên rừng của KBT vẫn còn và đây cũng là vấn đề nan giải đối với công tác bảo vệ rừng KBT.

- Hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ: việc khai thác, thu hái lâm sản ngoài gỗ là nhu cầu thiết yếu, không chỉ để phục vụ cho nhu cầu tại chỗ mà còn sử dụng để mua bán, trao đổi trên thị trường, trong đó có nhiều loài lâm sản ngoài gỗ như măng, tre nứa, lá nón, mây, quả rừng, dược liệu,... Kết quả phỏng vấn các hộ dân trên địa bàn 02 xã về tình trạng khai thác lâm sản ngoài gỗ được trình bày tại bảng 3.13.

Bảng 3.13. Tình trạng khai thác, thu hái lâm sản ngoài gỗ tại KBT

Thôn Số hộ phỏng vấn (hộ) Số hộ tham gia (hộ) Tỷ trọng (%) Mục đích Bán Sử dụng tại chỗ Hương Nguyên 45 27 60   A Roàng 45 30 66,67  

(Nguồn: Phỏng vấn, thảo luận nhóm 2017)

Qua bảng 3.13, cho thấy: đa số các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương đều có tham gia vào việc khai thác, thu hái lâm sản ngoài gỗ, do đó hoạt động này tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học và tạo ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng tại KBT.

e) Ảnh hưởng của dân trí, nhận thức

Mặc dù, công tác giáo dục đã được đầu tư phát triển, trình độ dân trí đã nâng cao hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung thì trình độ dân trí của người dân, cộng đồng địa phương còn thấp và không đồng đều, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số nên việc nhận thức pháp luật còn hạn chế, bên cạnh đó một bộ

phận người dân thiếu việc làm, đời sống khó khăn nên buộc phải vào rừng thu hái lâm sản, khai thác gỗ trái pháp luật, săn bắt động vật rừng, do đó gây ra nhiều tác động tiêu cực đến công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học tại KBT.

g) Ảnh hưởng của kiến thức bản địa và phong tục tập quán

Kiến thức bản địa là kiến thức của cộng đồng dân cư trong một cộng đồng nhất định phát triển vượt thời gian và liên tục phát triển (IIRR, 1999). Kiến thức bản địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình đồng quản lý rừng đặc dụng tại khu bảo tồn sao la, tỉnh thừa thiên huế (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)