3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
3.5.3. Tăng cường năng lực quản lý của Ban Quản lý KBT SaoLa
3.5.3.1. Kiện toàn về tổ chức bộ máy
- Rà soát, kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế của Ban Quản lý KBT Sao La đảm bảo đúng theo quy định nhằm thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng và nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học và phù hợp với chính sách đồng quản lý rừng.
- Rà soát, bổ sung thêm một số chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban, trạm trực thuộc Ban Quản lý KBT Sao La để phù hợp với cơ cấu tổ chức của mô hình đồng quản lý.
3.5.3.2. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực phù hợp, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học có ý nghĩa hết sức quan trọng và cũng là yêu cầu bức thiết hiện nay. Đây là giải pháp rất quan trọng, cấp bách nhằm đáp ứng các nguyên tắc của đồng quản lý.
Qua thực tiễn công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực nghiên cứu, cho thấy cần tập trung một số hoạt động:
- Tập huấn, đào tạo nâng cao nghiệp vụ quản lý tài nguyên rừng, nghiệp vụ tuần tra kiểm soát lâm sản.
- Tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực nghiên cứu và giám sát đa dạng sinh học. - Tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực thực thi, giám sát và đánh giá dự án bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn loài,...
- Tập huấn, đào tạo kỹ năng truyền thông khuyến lâm, khuyến nông. - Nghiệp vụ du lịch gắn với phát triển cộng đồng.
- Khuyến khích thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu có sự tham gia để sử dụng, phát huy vốn kiến thức bản địa của người dân, cộng đồng.
- Nâng cao kỹ năng xây dựng các dự án phát triển vùng đệm và các dự án được đầu tư triển khai trong lâm phận KBT.