ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình đồng quản lý rừng đặc dụng tại khu bảo tồn sao la, tỉnh thừa thiên huế (Trang 65 - 68)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN

3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN

THIÊN HUẾ

3.3.1. Tìm hiểu và đánh giá ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên

Qua khảo sát, đánh giá các yếu tố tự nhiên tại khu vực nghiên cứu và kết quả phỏng vấn cán bộ, công chức công tác tại một số cơ quan tại huyện A Lưới và người dân hai xã Hương Nguyên và A Roàng, cho thấy khu vực nghiên cứu có những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên. Kết quả phân tích được trình bày tại bảng 3.9.

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên

TT Điều kiện

tự nhiên Thuận lợi Khó khăn

1 Vị trí địa lý, phạm vi ranh giới - Ranh giới dễ xác định. - Hệ thống giao thông phát triển có thể lưu thông quanh năm nên thuận lợi cho các hoạt động dân sinh, kinh tế.

- KBT nằm ở vùng đầu nguồn của Sông Hương, con sông quan trọng nhất ở tỉnh Thừa Thiên Huế tạo thuận lợi trong duy trì, điều tiết nguồn nước và bảo vệ môi trường.

- Diện tích rừng chiếm tỉ lệ lớn, địa bàn rộng nên công tác tuần tra bảo vệ rừng gặp khó khăn.

- Lâm phận của KBT giáp ranh với nhiều địa phương, lực lượng quản lý vừa yếu, vừa thiếu.

- KBT ở vị trí có cộng đồng dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn, có đời sống phụ thuộc nhiều vào các hoạt động thu hái lâm sản, khai thác gỗ, củi và săn bắt động vật rừng.

2 Địa hình - Từ núi thấp đến núi trung bình, địa hình bị chia cắt bởi nhiều suối nhỏ nên dễ xác định ranh giới tự

- Do địa hình bị phân cắt mạnh nên khó kiểm soát tình hình xâm hại rừng.

TT Điều kiện

tự nhiên Thuận lợi Khó khăn

nhiên.

- Các khu rừng phân bố gần suối các con suối là sinh cảnh thuận lợi cho các loài động vật rừng cư trú nên góp phần tạo nên sự đa dạng sinh học.

khó khăn do địa hình đi lại trong rừng không thuận lợi.

- Việc điều tra, giám sát đa dạng sinh học khó khăn.

3 Khí hậu, thuỷ văn

Lượng mưa rất lớn (3.400 – 3.800 mm/năm)

nên lượng nước dồi dào, đảm bảo cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất.

- Lượng mưa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa, gây lũ lụt, giao thông chia cắt nên đi lại rất khó khăn và hạn hán vào mùa khô.

- Mùa đông mưa, lạnh nên công tác tuần tra rừng gặp khó khăn.

4 Tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng đa dạng, phong phú và có nhiều lâm sản dưới tán rừng.

Chủ yếu là rừng tự nhiên với nhiều loài cây gỗ quý, hiếm, có giá trị cao nên thu hút được sự quan tâm của các cấp, các ngành vào công tác quản lý, bảo vệ rừng

Thu hút nhiều người vào khai thác lâm sản, động vật rừng nên gây khó khăn trong quản lý, bảo vệ rừng. 5 Tài nguyên đất đai Diện tích lớn, đất có tầng đất mỏng và trung bình, hàm lượng mùn cao do có rừng tự nhiên che phủ.

Người dân có nhu cầu đất đai để canh tác nên gây áp lực lên tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng của KBT.

(Nguồn: Phỏng vấn, thảo luận nhóm 2017)

Qua kết quả tổng hợp tại bảng 3.9, cho thấy khu vực chịu sự tác động của 5 yếu tố về điều kiện tự nhiên, để có thể rõ hơn sự ảnh hưởng của các yếu tố này, đề tài tiến hành phân tích một số nét khái quát, cụ thể:

a) Vị trí địa lý, phạm vi ranh giới

Khu vực vùng đệm của KBT có hệ thống đường giao thông khá phát triển với tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua với chiều dài 32,5 km, đã có đường ô tô tới trung tâm xã, 70% đường liên thôn đã được xây dựng bằng bê tông hoặc đường nhựa nên rất thuận lợi cho công tác đi lại nhưng đồng thời cũng gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, ngăn chặn các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, đặc biệt là vận chuyển lâm sản trái pháp luật. KBT còn nằm ở vùng giáp ranh giữa nhiều huyện trong tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Quảng Nam và một phần giáp nước bạn Lào nên gây khó khăn rất lớn trong việc kiểm soát người ra vào rừng để ngăn chặn các hành vi xâm hại tài nguyên rừng. Bên cạnh đó, do nằm ở vị trí cộng đồng dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn, có đời sống phụ thuộc nhiều vào các hoạt động thu hái lâm sản, khai thác gỗ, củi và săn bắt động vật rừng do đó gây áp lực lớn lên tài nguyên rừng của KBT.

b) Địa hình

KBT có địa hình núi thấp và núi trung bình, độ cao thấp dần về hướng Bắc, độ cao thấp nhất là 120m, độ cao lớn nhất là 1.232m. Độ dốc của khu vực khá lớn, độ dốc thấp nhất 200, độ dốc cao nhất > 350, độ dốc bình quân của khu vực > 250. Trong đó, với kiểu địa hình đồi núi thấp thì kết cấu khá đơn giản, độ dốc thấp 20 - 250 thuận lợi cho công tác tuần tra bảo vệ rừng nhưng cũng là khu vực dễ xảy ra các hành vi xâm hại rừng để khai thác gỗ, săn bắt thú rừng.

Khu vực núi trung bình, do địa hình bị phân cắt mạnh, nhiều suối hẹp dốc, nhiều thác ghềnh, gây khó khăn cho công tác tuần tra rừng nhưng cũng góp phần hạn chế tình trạng xâm hại rừng do tính khó khăn phức tạp của địa hình. Khu vực có các kiểu rừng nguyên sinh phân bố chủ yếu ở các vùng núi cao, dốc, đầu nguồn các con sông. Đây là những sinh cảnh thích hợp cho loài Sao la, cũng như một số loài động vật khác sinh sống và ít bị tác động của hoạt động săn, bắt.

c) Khí hậu - thuỷ văn

Khu vực nghiên cứu có hai mùa rõ rệt: Mùa khô: Từ tháng 1 đến tháng 4; mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 12, bặc biệt mưa tập trung vào tháng 9 – 12, trong giai đoạn này lượng mưa thường chiếm 80 – 85% lượng mưa năm, kéo theo mưa lớn, gây nên lũ lụt, sạc lở. Do đó, mùa mưa sông suối trong rừng chảy mạnh, rất nguy hiểm nên việc tuần tra bảo vệ rừng và triển khai các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng gặp trở ngại rất lớn. Trong khi mùa khô có lượng mưa phân bố rất ít chỉ chiếm 5 - 15% tổng lượng mưa cả năm, do vậy tình trạng hạn hán kéo dài gây khó khăn rất lớn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp nên người dân có thời gian nhàn rỗi để vào rừng săn bắt động vật rừng, thu hái lâm sản ngoài gỗ và cả khai thác gỗ trái phép nên gây áp lực lên tài nguyên rừng, đồng thời vào mùa khô nguy cơ cháy rừng gia tăng nên công tác phòng

d) Tài nguyên rừng

KBT có hơn 10.000 ha rừng tự nhiên vùng đất thấp, là mẫu chuẩn của vùng Trung Trường Sơn, đây là vùng có tính đa dạng cao về các sinh cảnh rừng, các loài động vật và thực vật, trong đó có 869 loài thực vật, 507 loài động vật, đặc biệt là 10 loài thực vật và 48 loài động vật nguy cấp, quý, hiếm. Đây là khu vực quan trọng, là nơi sống của một số loài đặc hữu như Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Mang lớn (Muntiacus vuquangensis), Mang trường sơn (Muntiacus truongsonensis), Gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi), Voọc chân xám (Pygathryx nemaeus cinerea) và Trĩ sao (Rheinartia ocellata). Với tài nguyên rừng đa dạng và phong phú nên thu hút được sự quan tâm của các cấp, các ngành vào công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giá trị tài nguyên rừng mang lại đã đóng góp đáng kể trong thu nhập của người dân địa phương nhưng cũng thu hút nhiều đối tượng và người dân ra vào rừng gây khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ rừng tại KBT.

e) Tài nguyên đất đai

KBT có diện tích 15.519,93 ha, trong đó rừng tự nhiên có diện tích lên đến hơn 14.000 ha nên tỷ lệ che phủ rừng rất cao. Do đó, các loại đất trong KBT có hàm lượng mùn cao, đồng thời với đặc điểm các dạng đất có tầng đất mỏng và trung bình (< 80 cm), tỷ lệ đá lộ đầu khá lớn (> 15%), đây là đặc điểm rất thích hợp với sinh cảnh của các loài thú móng guốc như Sao la, Mang lớn. Từ đó cho thấy, KBT có nguồn tài nguyên đất đai khá lớn cùng với sự đa dạng về tài nguyên rừng nên là mục tiêu xâm hại của nhiều đối tượng, đặc biệt là các đối tượng có nhu cầu đất đai để canh tác, do đó đã gây áp lực lớn lên tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng của KBT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình đồng quản lý rừng đặc dụng tại khu bảo tồn sao la, tỉnh thừa thiên huế (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)