Những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện đồng quản lý rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình đồng quản lý rừng đặc dụng tại khu bảo tồn sao la, tỉnh thừa thiên huế (Trang 75 - 76)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN

3.4.1. Những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện đồng quản lý rừng

3.4.1.1. Thuận lợi

- Chính sách đồng quản lý rừng đã được quy định cụ thể tại Quyết định 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ và nhiều văn bản khác nên đã tạo cơ chế thu hút sự tham gia của cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và chia sẻ lợi ích hợp pháp giữa các bên liên quan.

- Được các cấp chính quyền, các ngành chức năng liên quan đồng tình ủng hộ, quan tâm hỗ trợ.

- Các đối tác tiềm năng chính như cộng đồng dân cư, chính quyền địa phương cấp xã; Ban Quản lý KBT, các cơ quan chức năng liên quan nhận thấy xu hướng đồng quản lý rừng đặc dụng tại KBT là phù hợp và cần thiết.

- Cộng đồng dân cư có tính cộng đồng rất cao, có kinh nghiệm, truyền thống bảo vệ rừng cộng đồng và ý thức bảo vệ tài nguyên rừng.

- Tiềm năng lao động dồi dào, đặc biệt trong thời điểm nông nhàn, nếu được hướng dẫn kỹ thuật bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng, người dân sẽ hưởng ứng một cách tích cực vào các chương trình phát triển lâm nghiệp cải thiện cuộc sống của mỗi gia đình và cộng đồng.

- Hệ thống kiến thức bản địa liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng. Kiến thức bản địa được đánh giá là có hiệu quả nhất với quản lý rừng gồm kiến thức về phân loại đất, phân loại rừng, phân loại động vật rừng, kiến thức về khai thác và sử dụng các sản phẩm từ rừng. Đây thực sự là một nhân tố thuận lợi cho sự tham gia của cộng đồng vào quản lý bảo vệ vào phát triển rừng ở địa phương.

- Rừng có ý nghĩa quan trọng với đời sống cộng đồng, qua phỏng vấn đã cho thấy rừng có vai trò quan trọng trong sản xuất đời sống hoặc có ý nghĩa tâm linh với cộng đồng. Họ đã cùng với rừng tồn tại như những bộ phận không thể tách rời của hệ sinh thái nhân văn.

3.4.1.2. Khó khăn

- Các hành vi khai thác lâm sản trái phép vẫn còn xảy ra và tiềm ẩn nhiều nguy cơ diễn biến phức tạp.

- Nhu cầu sử dụng lâm sản, đất để sản xuất, giải quyết công ăn việc làm của người dân 5 xã vùng đệm với trên 2.300 hộ gia đình với hơn 10.000 người dân. Trong

đó, 70% người dân là đồng bào dân tộc với tập quán lâu đời sống dựa vào các nguồn tài nguyên rừng.

- Áp lực về xây dựng các công trình phục vụ quốc phòng, an ninh.

- Trình độ dân trí, nhận thức của nhân dân về công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học còn có nhiều mặt hạn chế,…

- Nguồn lực đầu tư về tài chính và con người, trình độ chuyên môn trong hoạt động bảo tồn của cán bộ, công chức, viên chức trong Ban Quản lý KBT chưa ngang tầm với nhiệm vụ được giao.

- Điều kiện tự nhiên phức tạp, hệ thống và năng lực quản lý còn hạn chế, người dân phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng.

- Hoàn cảnh kinh tế khó khăn của người dân, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Nghèo đói là nguyên nhân làm cho người dân ít có điều kiện để quan tâm và đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng.

- Hoạt động khuyến nông, khuyến lâm chưa phát triển nên người dân ít được tiếp cận với các thành tựu khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, chưa nâng cao được hiệu quả của hoạt động sản xuất. Do đó chưa tích cực tham gia vào bảo vệ và phát triển rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình đồng quản lý rừng đặc dụng tại khu bảo tồn sao la, tỉnh thừa thiên huế (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)