Đánh giá chung một số mặt giá trị về tài nguyên tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình đồng quản lý rừng đặc dụng tại khu bảo tồn sao la, tỉnh thừa thiên huế (Trang 40 - 43)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN

3.1.4. Đánh giá chung một số mặt giá trị về tài nguyên tại khu vực nghiên cứu

nghiên cứu

3.1.4.1. Giá trị về đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen

KBT Sao La được đầu tư xây dựng nằm trong mục tiêu chiến lược xây dựng hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam. Đây là khu vực có sự đa dạng về các hệ sinh thái rừng với các mẫu rừng nhiệt đới vùng thấp điển hình ở dãy Trường Sơn với thành phần động vật, thực vật rừng đa dạng và phong phú, bước đầu đã ghi nhận được 816 loài thực vật; 596 loài động vật, chúng chứa đựng nguồn gen phong phú, đa dạng với nhiều loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm, trong đó thực vật có 10 loài; động vật có 48 loài trong sách đỏ Việt Nam. Để đánh giá tính đa dạng sinh học của KBT Sao La, có thể so sánh với một số KBT, Vườn quốc gia, cụ thể được trình bày tại bảng 3.2 và Bảng 3.3.

Bảng 3.2. So sánh khu hệ thực vật KBT Sao La với một sốvườn Quốc Gia và KBT

thiên nhiên khác

Tên Diện tích (ha) Số họ Số chi Số loài

KBT Sao La 15.519,93 130 816

KBTTN An Toàn 22.450,00 110 304 547

KBTTN Nà Hẩu 16.950,00 153 447 657

Khu BTTN Na Hang 7.091,00 121 607

Khu BTTN Hữu Liên 10.640,00 162 506 795

VQG Ba Vì 6.786,00 98 472 812

VQG Ba Bể 7.610,00 114 300 417

VQG Cát Bà 9.800,00 133 418 603

Bảng 3.3. So sánh khu hệ động vật KBT Sao La với một số vườn Quốc Gia và KBT

thiên nhiên khác

Tên Diện tích (ha)

Lớp Thú Lớp Chim Lớp Bò sát Lớp ếch nhái Bộ Họ Loài Bộ Họ Loài Bộ Họ Loài Bộ Họ Loài Sao La 15.519,93 37 12 30 137 43 41 An Toàn 22.450,00 11 27 83 14 45 141 2 13 47 1 7 29 Phong Quang 18.397,00 5 13 55 12 39 87 2 13 34 1 4 20 Xuân Sơn 5.487,00 6 19 48 11 35 121 2 7 13 1 5 14 Ba Vì 7.377,00 8 21 43 17 40 113 2 10 15 1 5 9 Cát Bà 15.200,00 5 10 20 13 34 69 2 9 15 1 5 11 Nà Hẩu 16.950,00 7 21 53 13 36 105 2 12 37 1 5 19

(Nguồn: Báo cáo Quy hoạch KBT Sao La, Thừa Thiên Huế)

Số liệu bảng 3.2 và bảng 3.3 cho thấy, thành phần loài động vật, thực vật KBT Sao La, tỉnh thừa Thiên Huế không thua kém các khu rừng đặc dụng khác, tuy nhiên số liệu nêu trên vẫn chưa phản ánh hết thực tế đa dạng của hệ động, thực vật trong KBT. Nếu có điều kiện tiến hành điều tra tỷ mỷ hơn thì số loài sẽ còn cao hơn.

Qua đó có thể khẳng định, thành phần thực vật ở KBT Sao La rất phong phú và đa dạng. Chúng chứa đựng nguồn gen phong phú đa dạng của hơn 1.400 loài động, thực vật. Đặc biệt, đây là nơi có sự hiện diện của ba loài thú lớn mới phát hiện trên thế giới có giá trị bảo tồn toàn cầu là Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), Mang Trường Sơn (Caninmuntiacus truongsonensis) và Sao la (Pseudoryx nghetinhensis). Đây là một trong ít khu vực ở Việt Nam có sự ghi nhận của cả 3 loài này, và đó là những loài cần được ưu tiên bảo tồn trong khu vực ở hiện tại và tương lai.

3.1.4.2. Giá trị, tiềm năng về nghiên cứu khoa học

tế. Bởi vậy việc bảo tồn và phát triển bền vững KBT sẽ mở ra những tiềm năng và nhu cầu lớn cho các nghiên cứu khoa học tại khu vực này. KBT sẽ là hiện trường độc đáo cho công tác nghiên cứu, đặc biệt là các nghiên cứu cho các mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng hay các loài động, thực vật điển hình của KBT về tính đa dạng phong phú, về phổ dạng sống, yếu tố địa lý thực vật, yếu tố di truyền, yếu tố lịch sử,...

Hơn thế nữa hệ động vật với nhiều loài đặc hữu cần được nghiên cứu đầy đủ về thành phần, phân bố và các đặc điểm khác như Sao la; Mang lớn; Mang Trường Sơn; Vượn đen má trắng. Nơi đây thực sự có tiềm năng lớn cho công tác nghiên cứu của các ngành khoa học tự nhiên. Trong tương lai, KBT sẽ là nơi để cho học sinh phổ thông, các trường chuyên nghiệp, sinh viên các trường đại học, cao đẳng đến để học tập, nghiên cứu. KBT sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền giáo dục về bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

3.1.4.3. Giá trị về phòng hộ, duy trì và điều tiết nguồn nước

Giá trị to lớn và lâu dài của KBT Sao La đối với kinh tế - xã hội trong khu vực cũng như của tỉnh Thừa Thiên Huế chính là các giá trị mà KBT mang lại trong việc duy trì cân bằng sinh thái và môi trường trong khu vực, phòng hộ đầu nguồn cho các dải đồng bằng miền xuôi, các hệ thống giao thông trong vùng. Đây là vùng đầu nguồn của con sông quan trọng nhất ở tỉnh Thừa Thiên Huế đó là sông Hương nên việc đầu tư bảo tồn và phát triển bền vững KBT Sao La không chỉ có ý nghĩa về mặt bảo tồn thiên nhiên mà nó còn có ý nghĩa duy trì, điều tiết nguồn nước và phòng hộ môi trường cho vùng hạ lưu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

3.1.4.4. Giá trị về văn hóa, truyền thống và bản sắc dân tộc

Trên địa bàn 5 xã có 3 nhóm dân tộc sinh sống, trong đó người Kinh chiếm 36,4%; người Cà Tu chiếm 29,6%; người Tà Ôi chiếm 34%. Người Kinh chủ yếu sinh sống ở các xã Dương Hòa, Thượng Quảng; người Cà Tu sinh sống chủ yếu ở các xã Hương Nguyên, Thượng Quảng, Thượng Long; người Tà Ôi sinh sống chủ yếu trên địa bàn xã A Roàng.

Cộng đồng người Cà Tu và Tà Ôi có lịch sử sinh sống lâu đời ở khu vực. Người dân nơi đây vẫn giữ gìn tốt bản sắc văn hoá của dân tộc mình, thể hiện trong trang phục, lối sống, lễ, hội, sản xuất, dệt vải, thêu, đan và làm đồ thủ công mỹ nghệ,…. Đây là một trong những tiềm năng của du lịch sinh thái và nhân văn sau này và sẽ đóng góp trực tiếp vào thu nhập của người dân địa phương khi các hoạt động du lịch này được triển khai.

Hình 3.2. Phụ nữ dân tộc Tà Ôi tại xã A Roàng với nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Đặc biệt, tính cộng đồng cao trong tất cả các mặt của đời sống xã hội, nổi bật là tình đoàn kết trong các sinh hoạt xã hội, gia đình ở các thôn làng trong vùng đệm là tiềm năng lớn trong triển khai các mô hình đồng quản lý rừng tại khu vực nghiên cứu.

3.1.4.5. Giá trị, tiềm năng phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội

KBT Sao La là nơi còn giữ lại được diện tích lớn rừng kín thường xanh nhiệt đới, có khí hậu mát mẻ, là nơi sống của nhiều loài chim, thú quý hiếm nên khi được đầu tư, phát triển sẽ có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, do đó sẽ đem lại nguồn lợi trực tiếp qua các dịch vụ du lịch góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong vùng. Bên cạnh đó, sẽ phát huy được bản sắc văn hóa, lễ hội truyền thống của dân tộc Cà Tu, Tà Ôi tạo ra sức hút đối với các nhà nghiên cứu cũng như khách du lịch.

3.2. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG TẠI KHU BẢO TỒN SAO LA, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình đồng quản lý rừng đặc dụng tại khu bảo tồn sao la, tỉnh thừa thiên huế (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)