3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
3.4.5. xuất cơ cấu tổ chức, bộ máy đồng quản lý
Sau khi thảo luận các điều kiện thực tế tại khu vực nghiên cứu, kết quả trao đổi với các bên đối tác tại địa phương, tham khảo các mô hình đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên tại một số KBT. Đề tài đề xuất cơ cấu tổ chức mô hình đồng quản lý rừng đặc dụng tại KBT Sao La, cụ thể được trình bày tại hình 3.9.
Hình 3.9. Sơ đồ cơ cấu tổ chức đồng quản lý rừng tại KBT Sao La
CÁC CƠ QUAN ĐƠN VỊ, TỔ CHỨC ĐẦU TƯ HỖ TRỢ UBND TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ
Các tổ chức có
liên quan trên
địa bàn CÁC SỞ NGÀNH LIÊN QUAN CỦA TỈNH UBND HUYỆN A LƯỚI
BAN QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN
SAO LA
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ
HƯƠNG NGUYÊN VÀ A
ROÀNG
- Trưởng thôn/làng
- Đại diện các tổ chức thôn/làng
- Tổ quản lý bảo vệ rừng
- Đại diện các Hộ gia đình
HỘI ĐỒNG ĐỒNG QUẢN LÝ RỪNG CẤP XÃ HỘI ĐỒNG ĐỒNG QUẢN LÝ RỪNG CẤP THÔN/LÀNG Hội đồng giám sát Cơ quan du lịch Tổ giám sát thôn/ làng
3.4.5.1. Hội đồng đồng quản lý rừng cấp xã
Kết quả đề xuất mô hình đồng quản lý ở hình 3.9 cho thấy: nhân tố đóng vai trò trung tâm, quan trọng nhất trong mô hình đồng quản lý là Hội đồng đồng quản lý rừng ở cấp xã, đây sẽ là cơ quan chính, là đầu mối tập hợp tất cả các đối tác tham gia. Như vậy, Hội đồng đồng quản lý rừng ở cấp xã sẽ được thành lập riêng ở xã Hương Nguyên và xã A Roàng để thực hiện đồng quản lý rừng đặc dụng của KBT nằm trên địa giới hành chính của mỗi xã. Hội đồng này đặt dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi sát sao về chuyên môn của Ban Quản lý KBT Sao La và chính quyền các xã Hương Nguyên và A Roàng. Bên cạnh đó Hội đồng còn được hỗ trợ về cơ chế chính sách, khoa học kỹ thuật và vốn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND huyện A Lưới, các sở, ban, ngành chuyên môn của tỉnh Thừa Thiên Huế, nguồn vốn đầu tư của các tổ chức khác trong và nước ngoài.
a) Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng
- Ban đồng quản lý rừng chịu trách nhiệm về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên toàn bộ diện tích tham gia đồng quản lý của KBT.
- Xây dựng cơ chế, chính sách cho các hoạt động đồng quản lý và thống nhất với Ban Quản lý KBT về kế hoạch đồng quản lý.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, khai thác lâm sản ngoài gỗ; kế hoạch khai thác và chia sẻ lợi ích hàng năm từ rừng, trong phạm vi của các địa phương có cộng đồng tham gia thực hiện đồng quản lý rừng.
- Tổ chức xây dựng phương án đồng quản lý rừng và chỉ đạo các Ban đồng quản lý rừng tại các thôn/làng triển khai các nội dung đồng quản lý: Bảo vệ rừng, khai thác lâm sản, lâm sản ngoài gỗ, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng, trồng rừng, tuần tra kiểm soát lâm sản, tuyên truyền bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường,…
- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ như hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội, nghiên cứu thành lập các câu lạc bộ sở thích, phát triển dịch vụ du lịch sinh thái,…
- Phối hợp với chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng, các đoàn thể, phối hợp với các hội đồng các xã khác trong các hoạt động quản lý tài nguyên.
- Định kỳ hoặc đột xuất tổng hợp báo cáo kịp thời về tiến độ thực hiện kế hoạch và những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với các cơ quan chức năng nhằm có những chỉ đạo, hướng dẫn tháo gỡ, giải quyết kịp thời.
b) Quyền hạn
- Được ra các quyết định xử lý các vụ việc liên quan đến tài nguyên rừng trong KBT và vùng đệm trong phạm vi quy chính sách cho phép được quy định trong quy chế hoạt động.
- Được hợp tác với các cơ quan tư vấn trong và ngoài nước về khoa học kỹ thuật, bảo tồn thiên nhiên và phát triển cộng đồng, du lịch sinh thái,…
- Được tiếp nhận các khoản tài trợ cho công tác bảo tồn thiên nhiên của Chính phủ, các cơ quan thuộc chính phủ, phi chính phủ, cá nhân trong nước và quốc tế.
c) Thành phần nhân sự
- Ban Quản lý KBT cử 03 thành viên tham gia hội đồng trong đó 01 lãnh đạo, 01 cán bộ Hạt Kiểm lâm KBT, 01 cán bộ kỹ thuật.
- Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới cử 01 thành viên tham gia hội đồng.
- UBND các xã Hương Nguyên và A Roàng: mỗi xã cử 03 cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn tham gia trong Hội đồng đồng quản lý rừng đối với lâm phận của KBT thuộc địa phương mình quản lý, trong đó có một người phải là lãnh đạo UBND xã phụ trách khối nông lâm nghiệp và một người là cán bộ địa chính hay lâm nghiệp của xã.
- Đại diện các thôn/làng: Là Trưởng hoặc Phó thôn/làng có tham gia đồng quản lý rừng, được Hội đồng đồng quản lý rừng các thôn/làng bầu ra.
- Các đơn vị, tổ chức liên quan đến hoạt động bảo tồn đóng trên địa bàn mỗi xã cử 01 người.
- Các cơ quan đoàn thể ở mỗi xã tiến hành họp và cử 01 thành viên.
- Đại diện các tổ quản lý rừng trong cộng đồng thôn/làng: mỗi cộng đồng thôn/làng tham gia sẽ cử 03 thành viên, là đại diện các hộ gia đình tham gia tích cực trong công tác bảo vệ rừng được cộng đồng bầu chọn.
d) Cơ cấu tổ chức Hội đồng đồng quản lý cấp xã
- Đồng chủ tịch: 02 thành viên, gồm:
+ Đại diện Ban Quản lý KBT: 01 thành viên là lãnh đạo của Ban Quản lý KBT.
+ Đại diện UBND xã Hương Nguyên/A Roàng: 01 thành viên là lãnh đạo UBND xã tham gia đồng chủ tịch của Hội đồng đồng quản lý thuộc địa phương mình quản lý.
- Đồng chủ tịch có quyền hạn, trách nhiệm ngang nhau khi thực hiện chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của mình trong Hội đồng, cụ thể như sau:
+ Phối hợp chặt chẽ với nhau trong chỉ đạo, điều hành các công việc của Hội đồng như: Chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng, tổng hợp theo dõi hoạt động của các nhóm và báo cáo kết quả hoạt động của Hội đồng với Đảng ủy, UBND xã và Ban Quản lý KBT Sao La.
+ Chỉ đạo các nhóm công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo từng lĩnh vực đã được phân công.
+ Chủ tài khoản, được phép sử dụng kinh phí tài trợ để chi cho các hoạt động của Hội đồng phục vụ công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển cộng đồng trong vùng đệm.
- Các nhóm hoạt động của Hội đồng: Thành lập 04 nhóm như sau:
+ Nhóm thực hiện công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học: Chịu trách nhiệm các hoạt động liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng; bảo tồn đa dạng sinh học rừng như: Trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ, khai thác và sử dụng rừng. Ngoài ra thực hiện chính các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học trong KBT.
+ Nhóm thực hiện nhiệm vụ pháp chế: Tổ chức tuần tra, canh gác, xử lý các vụ việc liên quan đến các hoạt động khai thác lâm sản, săn bắt động vật và các giá trị sinh học trái phép trong phạm vi địa bàn và thẩm quyền theo quy chế.
+ Nhóm thực hiện các nhiệm vụ công tác xã hội và tuyên truyền: Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng; pháp luật của Nhà nước, tổ chứchướng dẫn hỗ trợ các cộng đồng dân cư thôn xây dựng quy ước, hương ước quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
+ Nhóm thực hiện nhiệm vụ dịch vụ du lịch: Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến khách tham quan du lịch sinh thái như hướng dẫn, phục vụ, mua sắm đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng. Chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng các dự án và thực hiện các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch sinh thái.
- Các thành viên trong mỗi nhóm tiến hành bầu ra một nhóm trưởng và chịu trách nhiệm chính về việc xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện, hàng tháng, quý, năm tổng hợp viết báo cáo về tình hình các hoạt động của nhóm lên chủ tịch Hội đồng. Ngoài ra có trách nhiệm phối hợp với các nhóm khác khi có sự phân công của Hội đồng.
3.4.5.2. Các Tổ quản lý bảo vệ rừng thôn/làng
Tổ quản lý bảo vệ rừng thôn/làng trực thuộc Hội đồng đồng quản lý cấp xã, chịu sự chỉ đạo của UBND cấp xã và Ban Quản lý KBT Sao La.
a) Tổ chức và nhân sự
Mỗi thôn/làng tham gia đồng quản lý có một tổ quản lý bảo vệ rừng, gồm: Tổ trưởng: 01 thành viên, Tổ phó: 01 thành viên. Các thành viên này đều được các thành viên trong Hội đồng và cộng đồng bầu chọn, thông thường Tổ trưởng là thành viên tham gia Hội đồng đồng quản lý rừng của xã, tổ phó do cộng đồng bầu chọn, thành viên tổ là toàn bộ các hộ dân tham gia quản lý rừng trên địa bàn.
b) Chức năng, nhiệm vụ
- Chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ về công tác quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn thôn/làng. Tổ chức xây dựng quy ước, hương ước bảo vệ và phát triển rừng, tuyên truyền phổ biến pháp luật, tuần tra kiểm soát lâm sản, bảo vệ rừng và đa dạng sinh học.
- Triển khai thực hiện các đề án hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội của người dân trong thôn như: Dự án trồng rừng sản xuất, các mô hình nông lâm kết hợp...
- Phối hợp với các hội đồng quản lý rừng thôn/làng khác trong các hoạt động chung.
- Định kỳ hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác của Hội đồng lên Hội đồng đồng quản lý rừng cấp xã và UBND xã, Ban Quản lý KBT.
c) Quyền hạn
- Phát hiện, ngăn chặn, báo cáo và phối hợp với cơ quan chức năng trong điều tra, xử lý các vụ việc vi phạm trái phép tài nguyên thiên nhiên trong địa bàn theo đúng quyền hạn và phạm vi cho phép.
- Được quyền tiếp nhận các khoản tài trợ đầu tư cho công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên từ các chương trình, dự án của Nhà nước và các tổ chức đơn vị tư nhân trong và ngoài nước.
- Được quyền đề xuất các vấn đề liên quan để cấp có thẩm quyền hỗ trợ, hướng dẫn và giải quyết.
3.4.5.3. Hội đồng giám sát đánh giá
Hội đồng giám sát đánh giá chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND xã và Ban Quản lý KBT Sao La và độc lập với Hội đồng đồng quản lý cấp xã.
a) Chức năng, nhiệm vụ
- Thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ các hoạt động của Hội đồng đồng quản lý rừng cấp xã, Tổ quản lý bảo vệ rừng của các thôn/làng: Việc tổ chức khai thác
lâm sản; kiểm tra sổ sách ghi chép của Hội đồng đồng quản lý cấp xã về chủng loại lâm sản được khai thác và phân bổ.
- Tổng hợp, báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ lên cấp trên nhằm có những điều chỉnh các hoạt động theo tiến độ và kế hoạch thực hiện.
- Nghiên cứu tham mưu cho UBND các xã và Ban Quản lý KBT Sao La những sáng kiến mới, giải pháp hay nhằm nâng cao hiệu quả công tác đồng quản lý rừng.
- Xây dựng các tiêu chí giám sát đánh giá đồng quản lý rừng hợp lý, chặt chẽ và hiệu quả.
b) Quyền hạn
- Được tham gia các lớp tập huấn về tư vấn, giám sát đánh giá của các chương trình dự án trong và ngoài nước tổ chức.
- Phát hiện, báo cáo cho UBND các xã và Ban Quản lý KBT Sao La các vấn đề chưa hợp lý, các vi phạm (nếu có) và đề xuất các vấn đề liên quan để cấp có thẩm quyền hỗ trợ, hướng dẫn và giải quyết.
c) Tổ chức và nhân sự
Hội đồng giám sát, đánh giá do Ban Quản lý KBT Sao La giới thiệu và được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, phê duyệt hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trình UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt. Hội đồng gồm 5-7 thành viên. Trong đó:
- Ban Quản lý KBT Sao La cử: 01 thành viên. - Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới cử: 01 thành viên.
- UBND cấp xã: 02 thành viên.
- Các bên tham gia khác: cử 01 thành viên.
- Ngoài ra hội đồng giám sát còn thành lập Tổ giám sát đánh giá ở các thôn/làng, mỗi Tổ giám sát có 05 thành viên, bao gồm: Già làng hoặc người có uy tín của thôn/làng, các thành viên khác từ các tổ chức, đoàn thể trong thôn/làng, những người này không tham gia vào Hội đồng đồng quản lý rừng của thôn/làng.
3.5. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN MÔ HÌNH ĐỒNG QUẢN LÝ RỪNG ĐẶC DỤNG TẠI KHU BẢO TỒN SAO LA, TỈNH THỪA