3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.7.4. Những nghiên cứu về ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm
1.7.4.1. Những nghiên cứu sự ô nhiễm VSV trong thực phẩm trên thế giới
NĐTP do VSV gây ra chiếm tỷ lệ lớn trong các vụ NĐTP có nguồn gốc động vật. Theo thống kê của Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO) có đến 90% vụ NĐTP do sử dụng thực phẩm có nguồn gốc từ động vật bị nhiễm khuẩn.
Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo một số nguyên nhân gây ỉa chảy do sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, trong đó 70% là do E. coli và Salmonella gây nên, Trần Quốc Sửu (2006), Từ những thực trạng trên nhiều nhà khoa học đã có các nghiên cứu về sự nhiễm khuẩn VSV trong thực phẩm như: Taha R.R., Alghalibi S.M., Saleh M.G.,
(2013), đã nghiên cứu Salmonella spp. ở những người mắc bệnh thương hàn và NĐTP tại thành phố Thamar, Yemen. Kết quả cho thấy với 733 mẫu được thực hiện: 250 mẫu máu, 187 mẫu nước tiểu và 336 mẫu phân các bệnh nhân có 16,4% và 15,2% tương ứng bị nhiễm Salmonella . Bên cạnh đó, Medus., cùng cs năm 2010, đã nghiên cứu sự ô nhiễm khuẩn salmonella trong thức ăn của công nhân. Xác định thông qua kiểm tra sức khỏe định kỳ ở Bang Minnesota: Thừa nhận ảnh hưởng của vụ dịch; Reid C.M., (1991), đã tìm ra biện pháp phát hiện nhanh Salmonella trên thịt và sản phẩm của thịt.
Năm 1995, Mpanmugo., Và cs đã nghiên cứu về độc tố Enterotoxin gây ỉa chảy. Nguyên nhân do độc tố của vi khuẩn Clostridium perýringens gây ra. Năm 1998, David A. O., Cùng cs đã nghiên cứu phân lập Salmonella typhymurium gây ngộ độc thực phẩm từ thịt bò bị nhiễm khuẩn. Và năm 2014, Odwar., Joyce Arua Kikuvi., và cs có nghiên cứu, đánh giá về chất lượng vi sinh vật và sự an toàn của các loại thịt gà bán tại Nairobi, Kenya.
Tất cả nghiên cứu của các tác giả cung cấp thông tin hữu ích về tình hình ngộ độc thực phẩm cũng như chỉ rõ được nguyên nhân, các hướng giải quyết nhằm hạn chế được ô nhiễm thực phẩm do vi sinh vật gây nên.
1.7.4.2. Những nghiên cứu sự ô nhiễm VSV trong thực phẩm ở Việt Nam
Ở Việt Nam vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang được chú trọng, những năm gần đây các vụ NĐTP đang diễn biến phức tạp và có quy mô lớn, nhiều công trình nghiên cứu về sự ô nhiễm trong thực phẩm đã được tiến hành. Xác định đươc tầm quan trọng đó, Tô Liên Thu (2001), đã tiến hành nghiên cứu tình hình ô nhiễm vi khuẩn E. coli trong thịt tươi sống trên thị trường Hà Nội, đăng trên tạp chí khoa học kĩ thuật thú y, bài báo nhận được sự ủng hộ của rất nhiều độc giả. Tác giả không ngừng ở đó, năm 2006, Tô Liên Thu tiến hành nghiên cứu thực trạng ô nhiễm một số vi khuẩn ở thịt lợn, gà tại Hà Nội và áp dụng biện pháp hạn chế. (Luận án tiến sĩ Nông Nghiệp, năm 2006).
Các công trình nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm ngày càng được thực hiện nhiều nơi, nhiều vùng khác nhau. Năm 2012,Nguyễn Văn Huế đã tiến hành nghiên cứu ô nhiễm vi sinh vật trong một số thực phẩm trên địa bàn thành phố Huế (2010 – 2012), trong đề tài này tác giả đã phản ánh mức độ ô nhiễm trên một số thực phẩm đặc biệt là thức ăn nhanh bán sẵn ở các con đường trên địa bàn thành Phố. Năm 2015 tác giả cùng sc nghiên cứu và đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh vật trong thịt lợn, thịt bò trên địa bàn thành phố Huế; Nó phản ánh được thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại một số cơ sở giết mổ và chợ kinh doanh bán thực phẩm. Cũng mục đích nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh vật trong thịt lợn, Nguyễn Công Viên (2014), có bài báo khoa học về xác định mức độ ô nhiễm vi khuẩn trong thịt lợn tại một số cơ sở giết mổ và kinh doanh trên địa bàn thành phố Đồng Hới. Kết quả nghiên cứu cho biết các mẫu đạt tiêu chuẩn cho phép chỉ chiếm 44,4%. Trần Thị Xuân Mai và cs (2011), đã nghiên cứu và phát hiện nhanh Salmonella spp., Salmonella
Enterica hiện diện trong thực phẩm bằng kỹ thuật PCR đa mồi (Multiplex PCR). Đây là hướng đi mới của kỹ thuật sinh học phân tử, nhằm đánh giá chính xác các chủng, type gây bệnh, đặc biệt là các chủng có độc tố gây bệnh cho con người.