3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1.1. Địa điểm xây dựng, diện tích mặt bằng, quy mô giết mổ
Nhu cầu sử dụng thực phẩm tư sống ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng đang là một yêu cầu cấp thiết nhằm vừa đảm bảo VSATTP bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng vừa đáp ứng những đòi hỏi của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và thực phẩm nói riêng hiện nay.
Yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống giết mổ, bảo quản và phân phối bán lẻ thịt động vật ở Thừa Thiên Huế nói riêng và Việt Nam nói chung là tập quán tiêu dùng thịt, chưa hình thành được các cửa hàng chuyên kinh doanh thịt và các sản phẩm động vật. Các quầy kinh doanh mặt hàng này chủ yếu tập trung tại các chợ nhỏ lẻ, ngõ, hè phố, phần lớn không có dụng cụ che đậy, chứa đựng.
Thừa Thiên Huế có sở giết mổ gia súc tập tập trung với quy mô lớn, Bãi Dâu, Phú Dương và Thủy Châu.
Các cơ sở giết mổ được xây dựng ở nơi có nguồn cung cấp điện, nước ổn định. Sàn của khu giết mổ gia súc làm bằng vật bê tông, không thấm nước, nhẵn, không trơn trợt, dễ làm sạch, dốc về hệ thống thu gom chất thải để không đọng nước.
Vị trí xây dựng cơ sở giết mổ có giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, giấy cấp đất, hồ sơ quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và văn bản cho phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp. Mặc dù cơ sở giết mổ có quy mô rộng lớn, được các cấp, các ngành quan tâm cùng với sự cố gắng nỗ lực của ngành Thú y của tỉnh Thừa Thiên Huế. Song vẩn còn tồn tại một số mặc trong quá trình giết mổ cần phải khắc phục như Vệ sinh Thú y, VSATTP và ô nhiễm môi trường xung quanh.
Nguyên nhân của tình trạng trên, bên cạnh những tác động mặt trái của nềnh kinh tế thị trường và mục đích của lợi nhuận, tập quán giết mổ tập quán tiêu dùng và kiến thức VSATTP còn hạn chế và thiếu tính kiên quyết của chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn. Hậu quả là do một phần nguồn thực phẩm cung cấp cho tiêu dùng không đảm bảo vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và có nguy cơ bùng phát nhiều dịch bệnh. Do vậy, việc tăng cường quản lý giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đối với động vật và sản phẩm động vật là mang tính cấp thiết, không phải hiện tại mà còn phải duy trì thường xuyên để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phát triển sản xuất đồng thời góp phần xây dựng thành phố văn minh, hiện đại trong xu thế hội nhập đất nước.
Trước tình hình đó chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát thực trạng quy mô các cơ sở giết mổ trên địa bàn thành phố Huế.
Căn cứ Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện về việc kiểm tra đánh gia phân loại từng cơ sở.
Bảng 3.1. Kết quả điều tra về diện tích mặt bằng, địa điểm xây dựng và công suất giết
mổ tại cơ sở giết mổ Bãi Dâu, Phú Dương và Thủy Châu của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Cơ sở giết mổ Diện tích mặt bằng
Địa điểm xây dựng Công suất
giết mổ (con/ngày Trong khu dân cư Cách đường giao thông (m) Bãi Dâu 1.200m2 x 15m 800 Phú Dương 1.100m2 - 200m 70 Thủy Châu 1.000m2 - 500m 60
- Về địạ điểm xây dựng: Theo quy định, địa diểm xây dựng cơ sở giết mổ phải cách trục đường giao thông chính, các công trình công cộng trên 500m. Qua kết quả điều tra tổng hợp ở bảng 3.1 cho thấy cơ sở giết mổ Thủy Châu là cơ sở địa điểm xây dựng cách đường giao thông 500m. Cơ sở Bãi Dâu và Phú Dương vị trí xây dựng gần trục đường giao thông, khoản cách cơ sở đến đường giao thông từ 15 - 200m. Về diện tích mặt bằng cho thấy cơ sở giết mổ Bãi Dâu rộng 1.200m2 so với công suất giết mổ 800 con/ngày là quá chật hẹp. Phú Dương và Thủy Châu với diện tích từ 1.000 - 1.100m2, công suất giết mổ từ 60 -70 con/ngày là 2 cơ sở có không gian thoáng và rộng.
Qua bảng 3.1 kết quả điều tra nguyên nhân là do một phần các cơ sở này được xây dựng vào những năm (Bãi Dâu năm 2001, Phú Dương năm 2008 và Thủy Châu năm 2009), được xây dựng là giải pháp tình thế nhằm đáp ứng nhu cầu thị truờng lúc bấy giờ chưa có định hướng quy hoạch tổng thể, một phần do tốc độ đô thị hóa quá nhanh trong những năm gần đây.