Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định mức độ ô nhiễm e coli trong thịt lợn và môi trường giết mổ tại một số cơ sở giết mổ tập trung ở thừa thiên huế (Trang 44 - 46)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

2.3.3. Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu

2.3.3.1. Phương pháp lấy mẫu

- Lấy mẫu nước: Mẫu nước được lấy theo TCVN 8880:2011 (ISO 19458:2006) Chất lượng nước – lấy mẫu để phân tích vi sinh vật. Từ mỗi cơ sở giết mổ tiến hành lấy 15 mẫu. Mẫu nước được lấy trong các bể chứa dự trữ cho việc dội, rửa thịt và sàn mổ. Mỗi mẫu nước được lấy đều trên 5 vị trí của của bể, sau đó gộp lại cho vào 1 bình tam giác có nắp đậy. Dùng bút ghi ký hiệu mẫu, bảo quản lạnh và vận chuyển về phòng thí nghiệm.

- Lấy mẫu không khí: Mẫu không khí được lấy theo phương pháp lắng bụi của Koch để xác định số vi khuẩn rơi tự do trực tiếp trên đĩa thạch EMB trong khoảng thời gian 15 phút. Các đĩa môi trường được đặt ở 5 vị trí khác nhau (4 vị trí xung quanh và 1 vị trí trung tâm) trong cơ sở giết mổ để xác định số lượng khuẩn lạc E. coli trong 1m3 không khí. Sau thời gian đặt đĩa 15 phút tiến hành đậy nắp đĩa, dùng bút ghi kí hiệu mẫu, bảo quản và vận chuyển về phòng thí nghiệm.

- Lấy mẫu sàn mổ và nền chuồng nhốt: Sử dụng khung lấy mẫu diện tích 100cm2 áp sát sàn mổ và nền chuồng, dùng tăm bông đã tiệt trùng, tẩm ướt bằng đệm pepton quét từ trên xuống dưới, từ trái qua phải sao cho đảm bảo đủ diện tích là 100cm2 của cây lẫy mẫu. Mẫu sàn mổ và nền chuồng nhốt gia súc được lấy ở 5 vị trí trên mỗi ô chuồng/sàn mổ (4 vị trí góc và 1 vị trí ở giữa), sau đó gộp lại thành 1 mẫu.

Hình 2.1. Cây lấy mẫu

- Lấy mẫu thân thịt: Mẫu swab bề mặt thân thịt được lấy theo QCVN 01- 04:2009/BNNPTNT. Áp sát cây lấy mẫu vào bề mặt thân thịt, dùng tăm bông vô trùng đã được làm ẩm bằng đệm pepton quét trên bề mặt thân thịt (phải đảm bảo đủ diện tích 100cm2 của cây lấy mẫu). Mỗi mẫu được lấy ở 4 vị trí: má, ngực, lưng và mông (hình 2.2).

Hình 2.2. Các vị trí lấy mẫu lau thân thịt.

Thời gian thu mẫu tại các cơ sở giết mổ lúc 4 - 5 giờ sáng, lúc mà các cơ sở đang tiến hành giết mổ gia súc.

2.3.3.2. Phương pháp bảo quản và vận chuyển mẫu

- Bảo quản: Mẫu sau khi lấy được bảo quản ở 4-80C trong các thùng xốp có đá khô. Chú ý tránh để các mẫu tiếp xúc trực tiếp với các khối đá đông lạnh.

- Vận chuyển: Mẫu được vận chuyển nhanh về phòng thí nghiệm để tiến hành phân tích. Thời gian phân tích mẫu tốt nhất trong vòng 24h. Mẫu càng để lâu thì hiệu quả phân tích càng thấp.

2.3.3.3. Phương pháp xử lý mẫu

- Mẫu sau khi lấy về sẽ pha loãng bằng đệm pepton. Căn cứ vào mức độ nhiễm khuẩn của từng loại mẫu để tiến hành pha loãng mẫu tới các nồng độ phù hợp. Dùng các ống Eppendorf, mỗi ống Eppendorf chứa 0.9ml dung dịch đệm peptone để pha loãng mẫu thành các nồng độ tiếp theo 10-1, 10-2, 10-3, 10-4, 10-5, 10-6, 10-7.

- Mẫu nước do mức độ nhiễm vi khuẩn E. coli thấp nên không pha loãng, giữ nguyên nồng độ chính để nuôi cấy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định mức độ ô nhiễm e coli trong thịt lợn và môi trường giết mổ tại một số cơ sở giết mổ tập trung ở thừa thiên huế (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)